Bài 1 trang 136 SGK Ngữ văn 10 | Soạn bài Thực hành phép tu từ

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 136 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Một phần thực hành phép hoán dụ, soạn bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài: Đọc những câu sau và trả lời các câu hỏi:

(1)

Đầu xanh đã tội tình gì,

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

(2)

Áo nâu liền với áo xanh,

Nông thôn liền với thị thành đứng lên.

(Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng)

a) Dùng những cụm từ đầu xanh, má hồng, nhà thơ Nguyễn Du muốn nói điều gì và ám chỉ nhân vật nào trong Truyện Kiều? Cũng như vậy, dùng những cụm từ áo nâu, áo xanh, Tố Hữu muốn chỉ lớp người nào trong xã hội ?

b) Làm thế nào để hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng đó?

Trả lời bài 1 trang 136 SGK văn 10 tập 1

Cách trả lời 1:

a) Dùng các cụm từ “đầu xanh”, “má hồng” nhà thơ Nguyễn Du muốn nói đến những người trẻ tuổi, những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là cách nói nhằm thay thế cho nhân vật Thuý Kiều.

– “Áo nâu” – hình ảnh những người nông dân lao động ở nông thôn, “áo xanh” là hình ảnh những người công nhân ở thành thị.

Đọc thêm:  Bài 1 trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1

b) Để hiểu được đúng đối tượng khi nhà thơ đã thay đổi tên gọi của đối tượng đó, cần phải dựa vào quan hệ gần nhau (tương cận) giữa hai sự vật hiện tượng.

Quan hệ gần nhau trong hai trường hợp trên là:

– Quan hệ giữa bộ phận với tổng thể, như đầu xanh, má hồng với cơ thể.

– Quan hệ giữa bên ngoài với bên trong, trong áo nâu, áo xanh với người mặc áo.

Cách trả lời 2:

a) Dùng những cụm từ đầu xanh, má hồng, nhà thơ Nguyễn Du muốn nói:

– Đầu xanh: tóc còn xanh, ý nói người còn trẻ.

– Má hồng: Gò má người con gái thường ửng hồng rất đẹp, dùng hình ảnh đó để nói đến người phụ nữ trẻ đẹp.

=> Ở trong văn cảnh câu thơ này, Nguyễn Du dùng các cụm từ đó để chỉ nhân vật Thúy Kiều.

Dùng những cụm từ áo nâu, áo xanh, Tố Hữu muốn chỉ lớp người:

– Áo nâu: Người nông dân xưa kia thường nhuốm áo màu nâu để mặc, ở đây dùng áo màu nâu để chỉ người nông dân.

– Áo xanh: Màu áo thường thấy của công nhân, ở đây dùng áo màu xanh để chỉ chung tầng lớp công nhân.

b) Để hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng đó cần phải dựa vào quan hệ gần nhau giữa hai sự vật hiện tượng hay nói cách khác chúng ta cần chúng ta phải chú ý xem tác giả đã chọn cái gì để thay thế các đối tượng ấy. Cái được tác giả chọn để thay thế thường là một bộ phận, một tính chất, một đặc điểm nào đó… tiêu biểu. Phương thức chuyển đổi nghĩa này là phép tu từ hoán dụ. Nó giúp cho việc gọi tên sự vật, hiện tượng… trở nên phong phú, sinh động và hấp dẫn hơn.

Đọc thêm:  Đơn xin nhập học lớp 10 năm 2022 - Pgdtaygiang.edu

>>> Đọc thêm: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 10

Cách trả lời 3:

a)

– Đầu xanh: tóc còn xanh, ý nói người còn trẻ.

– Má hồng: Gò má người con gái thường ửng hồng rất đẹp, dùng hình ảnh đó để nói đến người phụ nữ trẻ đẹp. Ở trong văn cảnh câu thơ này, Nguyễn Du dùng các cụm từ đó để chỉ nhân vật Thúy Kiều.

– Áo nâu: Người nông dân xưa kia thường nhuộm áo màu nâu để mặc, ở đây dùng áo màu nâu để chỉ người nông dân.

– Áo xanh: Màu áo thường thấy của công nhân, ở đây dùng áo màu xanh để chỉ chung tầng lớp công nhân.

b) Trong trường hợp, khi chúng ta gặp phải một đối tượng đã bị tác giả thay đổi cách gọi tên, để hiểu đúng được đối tượng ấy, chúng ta phải chú ý xem tác giả đã chọn cái gì để thay thế các đối tượng ấy. Cái được tác giả chọn để thay thế thường là một bộ phận, một tính chất, một đặc điểm nào đó… tiêu biểu. Phương thức chuyển đổi nghĩa này là phép tu từ hoán dụ. Nó giúp cho việc gọi tên sự vật, hiện tượng… trở nên phong phú, sinh động và hấp dẫn hơn. Các trường hợp này đều là hoán dụ tu từ.

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 136 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Đọc thêm:  Bài 2 phần luyện tập trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2 - Đọc Tài Liệu

Chúc các em học tốt !

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button