Victim Blaming: Điều Gì Xảy Ra Khi Nạn Nhân Bị Đổ Lỗi?

Cụm từ Victim Blaming (đổ lỗi cho nạn nhân) là cụm từ được nhắc đến khá nhiều, đặc biệt là khi xã hội phát triển và con người phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn. Chúng ta đều hiểu rằng, việc đổ lỗi cho nạn nhân là không đúng và mang lại những hậu quả đáng buồn. Để hiểu hơn về khái niệm này cũng như làm sao để ngăn chặn nó, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Đổ Lỗi Cho Nạn Nhân (Victim Blaming) Là Gì?

Đổ lỗi cho nạn nhân (Victim blaming) có thể định nghĩa là lời nói, hành động, cách đối xử của một người với nạn nhân, nhằm trực tiếp thể hiện hoặc ngụ ý các hành động làm hại hay ảnh hưởng tiêu cực đến nạn nhân như tấn công, lạm dụng, quấy rối tình dục là hệ quả của những gì mà nạn nhân đã gây ra trong quá khứ. Thay vì quy trách nhiệm cho thủ phạm, những người đổ lỗi cho nạn nhân lại quy vào chính nạn nhân và cho rằng họ xứng đáng phải chịu điều đó.

Nạn Nhân Tự Đổ Lỗi Cho Chính Mình

Không chỉ từ góc độ của người khác, nạn nhân cũng có thể tự đổ lỗi cho chính mình. Bởi một số nguyên nhân, họ đã tự thuyết phục bản thân rằng họ phải chịu một phần trách nhiệm trước những điều xấu đã xảy ra với họ.

Nguyên Nhân

Nguyên nhân mà mọi người đổ lỗi cho nạn nhân đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra những bằng chứng. Dưới đây là một số lý do phổ biến cho hành động victim blaming.

Trốn Tránh Trách Nhiệm & Bảo Vệ Niềm Tin Của Bản Thân

Những kẻ phạm tội đổ lỗi cho nạn nhân nhằm tự bào chữa cho chính mình để chối tội. Thậm chí sự đổ lỗi này cũng có thể thấy ở những luận sư bào chữa cho các bị cáo. Người thân hay những người yêu quý thủ phạm cũng thường gán trách nhiệm lên người nạn nhân vì họ không muốn tin rằng thủ phạm – người họ kỳ vọng luôn hành động đúng đắn – đã gây ra tội ác. Ví dụ, trong một số vụ bê bối mà các thần tượng (idol) là thủ phạm, nhiều người hâm mộ đã đổ lỗi cho các nạn nhân vì không muốn sụp đổ niềm tin vào thần tượng của mình.

Đọc thêm:  Luật an ninh mạng được ban hành năm nào?

Bảo Vệ Quan Điểm Thế Giới Công Bằng

Có một thí nghiệm vô cùng nổi tiếng năm 1966 có tên “Phản ứng của người quan sát đối với nạn nhân vô tội” do Lerner, M. J. và Simmons, C. H. tiến hành đã nghiên cứu về vấn đề này. Có hai nhóm phụ nữ được yêu cầu chứng kiến ​​một cô gái tham gia một bài kiểm tra. Nếu trả lời đúng, cô ấy sẽ không sao. Tuy nhiên nếu trả lời sai, cô ấy phải chịu các cú sốc điện đau đớn. Cô gái bị điện giật trong thí nghiệm thực chất là một diễn viên và cô ấy không thực sự bị sốc điện. Nhưng cô ấy đã đem lại cho những người tham gia thí nghiệm cảm giác chân thực như thể cô ấy bị đau.

Ban đầu, những người tham gia đều tỏ ra khó chịu khi chứng kiến ​​cảnh nạn nhân đau khổ. Sau đó, một nhóm đã được cung cấp cơ hội giúp đỡ nạn nhân bằng cách bỏ phiếu để ngăn chặn cú sốc khi cô ấy trả lời sai. Hoặc là thay vào đó, họ có thể chọn bồi thường cho cô ấy bằng tiền như một phần thưởng cho những câu trả lời cô ấy đúng. Nhóm người tham gia thứ hai không được trao cơ hội này. Thay vào đó, họ phải ngồi nhìn nạn nhân liên tục bị điện giật mà không có cách nào khắc phục tình hình.

Sau đó, tất cả những người tham gia được yêu cầu chia sẻ ý kiến ​​của họ về nạn nhân. Kết quả thật đáng chú ý: nhóm được trao phần thưởng coi nạn nhân là người tốt trong khi những người còn lại phần nhiều đã coi cô ấy là người xấu và đáng phải chịu cú sốc điện.

Các tác giả của nghiên cứu kết luận rằng nhóm người không thể ngăn chặn những điều tồi tệ xảy ra với nạn nhân cảm thấy cần phải coi cô ấy là người xấu để bảo vệ quan điểm của họ rằng thế giới là công bằng, mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân của nó. Nếu họ có thể tự thuyết phục rằng cô ấy là người xấu và xứng đáng phải chịu đựng “hình phạt”, họ sẽ ít bị ảnh hưởng và dằn vặt bản thân bởi sự đau khổ của nạn nhân. Các nạn nhân đôi khi cũng tự thôi miên mình rằng họ đã làm sai và việc phải chịu những điều tệ hại là đương nhiên.

Đọc thêm:  Tại sao không có nhiệt kế nước

Tham Khảo: 8 Thí nghiệm tâm lý nổi tiếng

Tăng Cảm Giác An Toàn Cho Bản Thân

Barbara Gilin – một giáo sư về công tác xã hội của đại học Widener đã giải thích rằng: “Bất kì một tội ác nào cũng sẽ khiến nhiều người có xu hướng victim blaming. Điều này bắt nguồn từ cơ chế tự phòng vệ khi đối mặt với những tin xấu.” Gilin lưu ý rằng khi mọi người có xu hướng chấp nhận rủi ro cùng những nguy hiểm là điều luôn tồn tại và không thể tránh khỏi, họ sẽ muốn kiểm soát nhiều hơn việc liệu họ có trở thành nạn nhân tiếp theo hay không và liệu họ có thể làm gì để bảo vệ bản thân mình. Đặt bản thân ở vị trí của một người có nguy cơ trở thành “nạn nhân tiếp theo”, họ sẽ cố gắng tìm ra “lỗi lầm” của “nạn nhân trước mắt” như một cách “rút kinh nghiệm” và cố gắng không “mắc phải” để tránh điều xấu.

Vì cơ chế tự bảo vệ bản thân mà chúng ta có những suy nghĩ đổ lỗi cho nạn nhân mà đôi khi chúng ta không hề nhận thức được rằng mình đang làm điều đó. Ví dụ khi thấy nhà hàng xóm bị trộm đột nhập, mọi người sẽ thoải mái hơn khi biết rằng nhà hàng xóm đã “mắc lỗi” quên khóa cửa. Nguyên nhân này giúp họ cảm thấy an toàn vì họ chắc chắn sẽ nhớ khóa cửa và sẽ không bị mất cắp. Kể cả những người thiện chí nhất cũng đôi khi góp phần thúc đẩy suy nghĩ victim blaming. Trong các chương trình phòng ngừa xâm hại, các nhà trị liệu thường đưa ra lời khuyên về việc “phụ nữ nên cẩn thận trong ăn mặc và không nên ra ngoài vào buổi tối để tránh trở thành đối tượng của tội phạm”. Vì thế khi nghe tin một ai đó bị xâm hại, chúng ta sẽ thường nghĩ rằng “Ồ, có lẽ nạn nhân đã đi tới chỗ vắng vẻ vào buổi tối, có lẽ cô ấy đã ăn mặc không kín đáo. Mình sẽ không bị như vậy nếu luôn đi đến những nơi an toàn”. Các nạn nhân cũng có suy nghĩ này nhằm tăng cảm giác an toàn của mình. Họ tự trách mình đã không cẩn thận và nếu biết rút kinh nghiệm, lần sau họ sẽ không gặp phải những điều tương tự. Trên thực tế, cho dù vì bất cứ nguyên nhân gì, điều chắc chắn là nạn nhân sẽ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì về hành vi mà kẻ phạm tội gây ra cho họ.

Đọc thêm:  Biên bản xác định người được quyền mua tài sản - Mẫu 03-BBBT/TSC

Tham Khảo: Dù ở môi trường an toàn, bạn vẫn có thể lo lắng

Mức Độ Nguy Hiểm

Đổ lỗi cho nạn nhân gây ra những hiểu lầm nguy hiểm. Chúng gieo vào đầu mỗi người suy nghĩ sai lệch về sự việc và đối tượng phải chịu trách nhiệm cho sự việc đó.

Victim blaming khiến nạn nhân trở nên khó tiếp cận và trình báo về vụ việc, gây cản trở việc truy xét, truy lùng tội phạm. Tại Canada trung bình cứ 3 trẻ em gái lại có 1 trẻ từng bị l.ạm d.ụng/ t.ấn c.ông t.ình d.ục ở độ tuổi 18. Tuy vậy 97% các vụ án không được báo cáo đến cơ quan cảnh sát.

Đổ lỗi cho nạn nhân cũng “củng cố” sức mạnh cho những kẻ phạm tội. Nó cho phép thủ phạm tránh phải chịu trách nhiệm về hành động của họ, thậm chí tiếp tục phạm tội.

Về phía nạn nhân, bị đổ lỗi hoặc tự đổ lỗi cho chính mình có thể dẫn đến gia tăng sự đau khổ không cần thiết cho họ. Họ phải chịu ảnh hưởng về sức khỏe tâm thần, chịu cảm giác xấu hổ và tội lỗi khi bị chế giễu. Việc này sẽ làm chậm quá trình tự chữa lành của họ và khiến suy nghĩ của họ trở nên độc hại. Đồng thời việc đổ lỗi cũng ngăn nạn nhân tiếp cận với sự hỗ trợ và giúp đỡ mà họ xứng đáng có. Họ sẽ phải chứng kiến cảnh ​​những kẻ phạm tội trốn thoát được sự trừng phạt thay vì nhận được sự công bằng mà họ đáng được nhận.

Kết Lại

May mắn thay, việc đổ lỗi cho nạn nhân ngày càng được nhận thức rõ ràng và đúng đắn hơn. Các phương tiện truyền thông và các phòng xử án đang dần thay đổi cách tiếp cận và đối xử với nạn nhân. Nếu trải qua một vụ hành hung, quấy rối,… hãy bình tĩnh suy nghĩ và hiểu rằng chúng ta không phải là người sai. Đẩy lùi việc đổ lỗi cho nạn nhân sẽ giúp thế giới trở nên an toàn và tốt đẹp hơn.

Nguồn

  1. VeryWellMind – Victim blaming – The reason behind the blame

  2. SACE – Victim blaming (sace.ca)

  3. The Atlantic – Psychology of Victim Blaming

  4. Wikipedia – Victim Blaming

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button