Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Định – VnDoc.com

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Định được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải các bài văn mẫu thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Bình Định. Bài văn thuyết minh mẫu lớp 8 dưới đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các học sinh, nhằm nâng cao kỹ năng thực hành viết văn thuyết minh, đồng thời học tốt môn Ngữ văn 8, mời các bạn tham khảo!

I. Dàn ý Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Định

Dàn ý Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Định – Tháp Đôi

1. Mở bài

Giới thiệu những nét khái quát về Tháp Đôi ở Bình Định.

2. Thân bài

a. Vị trí địa lí và lịch sử xây dựng của Tháp Đôi

– Vị trí địa lí:+ Tên gọi khác của Tháp Đôi là Tháp Hưng Thạnh.+ Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 3 ki-lô-mét về hướng Tây Bắc, ngay trên đường Trần Hưng Đạo, quận Đống Đa, thành phố Quy Nhơn của tỉnh Bình Định

– Lịch sử xây dựng và hình thành:+ Được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ XII đến đầu thế kỉ XIII.+ Trải qua những thăng trầm của lịch sử Tháp Đôi đã bị tàn phá nặng nề.+ Qua nhiều lần trùng tu, Tháp Đôi ngày nay gần như đã được trả lại dáng vẻ của nó như thuở ban đầu.+ Tháng 7 năm 1980, Tháp Đôi đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia.

b. Những đặc điểm cơ bản của Tháp Đôi

– Nằm trong một khuôn viên có diện tích khoảng 6000 mét vuông, xung quanh tháp được bao bọc bởi vườn cây tươi tốt suốt bốn mùa- Gồm hai khối tháp liền kề nhau – một tháp lớn có độ cao khoảng 25 mét và tháp nhỏ có độ cao khoảng 23 mét.- Chất liệu xây dựng: Được xây dựng bằng gạch nung xếp khít với nhau bằng một chất liệu có tính chất kết dính đặc biệt.- Cửa chính của cả hai tháp này đều quay mặt về hướng Nam.- Cấu trúc: Gồm có các phần chính là chân tháp, thân tháp và đỉnh tháp.- Xung quanh tháp được chạm khắc rất tinh tế với các hình thù nổi bật như các tượng thần, các vũ công với những điệu múa quen thuộc trong truyền thuyết Champa,…- Ở các góc của tháp được trang trí những hình ảnh mang đậm tín ngưỡng của người Chăm- Tháp Đôi thông qua biểu tượng cối và chày giã gạo để thờ linh vật linga và yoni.

c. Vai trò, ý nghĩa của Tháp Đôi

– Lưu giữ nét trí tuệ, tài năng và tín ngưỡng của con người ta từ ngàn đời nay.- Là minh chứng cho nền văn hóa Chăm từ ngàn đời để các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Đông Nam Á nói chung, văn hóa Chăm nói riêng về tìm hiểu, nghiên cứu và khám phá.- Là một trong số những địa điểm du lịch nổi tiếng của Bình Định.

3. Kết bài

Khái quát những đặc điểm, ý nghĩa của Tháp Đôi và nêu cảm nhận của bản thân.

Dàn ý Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Định – Hầm Hô

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào danh lam thắng cảnh ở Bình Định: Hầm Hô.

2. Thân bài

a. Khái quát về Hầm Hô

Hầm Hô là khu di tích danh lam thuộc thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Hầm Hô còn có địa thế hiểm yếu, là căn cứ địa của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, Nghĩa Bình Cần Vương chống Pháp của Mai Xuân Thưởng. Đây cũng là địa bàn những năm chống Mỹ cứu nước.

Hầm Hô là nơi gặp gỡ của hai nhánh sông Đồng Hưu và sông Cát đổ vào sông Phú Phong. Thắng cảnh là cả một khúc sông dài tới gần 3km, hai bên bờ là những khối đá trập trùng. Với chiều rộng trên dưới 30 mét, lòng sông chi chít những trụ đá hoa cương thiên hình vạn trạng.

Hầm Hô là tiếng gọi dân dã có từ rất lâu đời bắt nguồn từ trên đoạn sông này vào ban đêm thường có những âm thanh lạ lùng nổi lên rất rõ tựa như tiếng người cùng nhau hô hoán, sau đó một thời gian rất ngắn, trời có mưa giông thường xảy ra trên đoạn sông Kút.

Từ những tiếng hô hoán như vậy nên đoạn sông này được gọi là Hầm Hô, xuất phát từ cụm “hô phong hoán vũ” mà việc cầu mưa là một vấn đề rất linh thiêng từ thuở xa xưa.

b. Du lịch Hầm Hồ

Mùa xuân là thời điểm đẹp nhất trong năm nếu muốn đến vãn cảnh Hầm Hô. Du khách mua vé thuyền 5.000đ/người/1ượt để đi tới Bờ Ðập. Sau đó, ngược dòng sông, qua thắng cảnh lộng lẫy như Vực Sặc, Vực Bà, Vực Hòm, Ðá Cháy, Thác Hai, Thác Ba, Ðỉnh Sương Mù, Làng Cát…,

Du khách đến với khu du lịch Hầm Hô còn có thể tham quan một số di tích lịch sử như: dinh Tiên Hiền, hang Bảy Cử… Dinh Tiên Hiền nằm ngay cổng vào khu du lịch, là nơi thờ 2 anh em Lê Kim Bôi và Lê Kim Bảng – 2 vị tiền nhân đã có công nghiên cứu thực địa, giúp người dân địa phương đào núi, ngăn sông, khơi dòng nước tưới cho ruộng đồng vào cuối thế kỷ 19.

Đến Hầm Hô, du khách sẽ được trải nghiệm các dịch vụ du lịch hấp dẫn như bơi thuyền kayak, câu cá, xem biểu diễn trống trận Quang Trung và nhạc võ, tham dự chương trình “Đêm giữa đại ngàn Hầm Hô” và thưởng thức các món ẩm thực địa phương tại nhà hàng Hoa Lộc Vừng

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa của Hầm Hô đối với người dân Bình Định nói riêng và đối với nước nhà nói chung.

Dàn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Định – Hầm Hô

I. Mở bài

Bình Định là một tỉnh duyên hải miền Trung.

– Bình Định bị bao phủ bởi một dãy Trường Sơn về phía Tây, có các nhánh núi đâm ra biển khiến địa thế trở nên hiểm trở. Đồng thời cũng là nơi có nhiều con sông nổi tiếng. Các sông trong tỉnh đều xuất phát từ dãy Trường Sơn, gồm ba sông lớn là Lại Giang, sông Côn và sông Ba.

– Hầm Hô là một dòng sông nhỏ ở huyện Tây Sơn, Bình Định và được xem là một khu du lịch hoang dã.

II. Thân bài

– Huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định nổi tiếng với vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ (vua Quang Trung) và bảo tàng Quang Trung

– Thiên nhiên nơi đây cũng được nhắc đến với dòng Hầm Hô quanh năm xanh biếc

– Hầm Hô bắt nguồn từ hạ lưu dòng sông Kút (huyện Tây Sơn, Bình Định) dài 1.000m.

– Thắng cảnh này hấp dẫn du khách du lịch bởi nó tạo ra sự hiếu kì về một chuỗi vô tận của thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ.

– Hai bên bờ Hầm Hô là rừng cây rợp bóng cùng những vách núi dựng đứng như lá chắn.

– Dọc sông là những dãy đá hoa cương nhiều hình thù kì dị, nhấp nhô. Địa bàn này còn có tên gọi là “Hầm hô thạch trụ” với những danh lam Đá Thành, Đá Bàn Cờ, Đá Chùm, Đá Dựng, Đá Trái, Cửa Sanh – Cửa Tử, thác Cá Bay, Dấu chân khổng lồ…

– Theo người dân địa phương, mùa xuân là thời điểm đẹp nhất trong năm nếu muốn đến vãn cảnh Hầm Hô.

– Vào những ngày cuối đông trời vẫn còn se lạnh, hàng nghìn du khách nối chân nhau trên lối mòn ngoằn ngoèo dọc suốt bên sông. Khách mua vé thuyền 5.000 đồng/người/lượt để đi tới bờ Đập. Sau đó, ngược dòng sông qua những thắng cảnh lộng lẫy như Vực Sặc, Vực Bà, Vực Hòm, Đá Cháy, Thác Hai, Thác Ba, Đỉnh sương Mù, Làng Cát…cũng như những nơi tận cùng dòng sông Kút.

– Để tự mình khám phá Hầm Hô và dòng sông Kút , bạn nên đi theo ít nhất là 2 người dân bản địa với 50.000 đồng/người/ngày công, bao ăn uống.

Đọc thêm:  Nghị luận về thành công: Dàn ý chi tiết và những bài văn mẫu hay

– Ngành du lịch địa phương đang nghĩ tới một đường cáp treo dọc bờ sông Kút để du khách chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của núi rừng, nét quanh co uốn khúc của dòng sông, không gian mát diu cùng ánh trăng rừng.

III. Kết bài

– Đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh nhưng xu hướng du lịch ngày nay là khai thác những nơi hoang dã.

– Hi vọng Hầm Hô trong tương lai sẽ được phát triển và thu hút khách du lịch, không chỉ ở địa phương mà còn trong cả nước.

II. Văn mẫu Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Định

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Định – Hầm Hô – Bài tham khảo 1

Có dịp mời bạn hành hương về Hầm Hô – một trong những căn cứ địa của nghĩa binh Tây Sơn, nơi đã gắn liền với tên tuổi người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh tụ kiệt xuất của phong trào nông dân cuối thế kỷ 18.

Cách thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn, Bình Định) chừng 7km về hướng tây nam, Hầm Hô là một dải liên hoàn bậc thang gồm suối, thác, hồ, sông, lạch trải dài hơn 2km. Toàn cảnh non xanh nước biếc Hầm Hô hiện ra còn nguyên nét hoang sơ kỳ ảo, mờ trong sương núi đôi bờ hạ lưu sông Kút – đứa con sinh đôi của dòng sông Kôn – một thời binh đao, xào xạc dâu xanh và cát trắng. Hầm Hô trở thành huyền thoại từ chính cái tên của mình.

Tương truyền rằng: Cách đây hàng nghìn năm, dân vùng hạ lưu sông Kôn và sông Kút luôn bị hạn hán đe doạ. Vào một đêm của năm hạn hán khốc liệt nhất, chứng giám thảm họa đói khát của các buôn làng, “Thần Mưa” đã hiện ra, tạo sông, tạo suối, cứu vớt bao sinh linh, hình thành cả một vùng hạ du hai con sông nối Tây Nguyên và biển Đông. Hai tiếng “Hầm Hô” phải chăng đã bắt nguồn từ lễ tế thần linh “hô phong – hoán vũ” tự ngàn xưa. Ngày nay, ngành khí tượng thuỷ văn đã chứng minh được những tiếng gầm rú kinh hồn từ truyền thuyết là có thật.

Hành hương về Hầm Hô, chúng ta xuất phát từ Bảo tàng Quang Trung, thắp hương tưởng niệm tại Điện thờ ba anh em nhà Tây Sơn và các tướng lĩnh của đội quân bách chiến bách thắng này, tham quan Bảo tàng Quang Trung, xem biểu diễn trống trận Quang Trung, xem biểu diễn võ thuật Tây Sơn.

Nghệ thuật và văn hoá Tây Sơn đã tái hiện cuộc sống và chiến đấu của một thời chinh chiến và thanh bình. Du khách qua cầu Kiên Mỹ và sau chưa đầy 20 phút, ô tô sẽ đến “Hòn Bóng” với “Bãi đá chùm” – nơi có dinh Tiên Hiền, miếu thờ thành hoàng, thánh địa Hầm Hô – do người dân tạo lập khi Hầm Hô còn là căn cứ địa cách mạng thời chống Mỹ.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Định

Từ đây, du khách được ngồi trên những chiếc xuồng nan, len qua những con lạch nhỏ, nước trong vắt lặng lờ, hai bên bờ đầy cỏ lau hoang sơ điểm xuyết những khóm hoa sim tím biếc để đến với những gì kỳ vĩ nhất của Hầm Hô. Sau 120 phút, xuồng đến “Vũng trâu nằm” thì dừng lại. Trước mặt là thác “Bóng Trăng” ầm ào tung nước trắng xoá.

Toàn cảnh Hầm Hô hiện ra với thác vực điệp trùng. Đoàn hành hương có thể cắm trại trên những “lưng trâu” nổi trên mặt nước – đó là những tảng đá khổng lồ, nhẵn thín. Lửa hồng được nhen lên, du khách có thể thưởng thức hương vị của ốc luộc với mắm gừng, cá đối nướng xiên – những sản vật độc đáo mà chỉ Hầm Hô mới có. Cũng không thể thiếu một chút cay đượm truyền thống của rượu Bàu Đá.

Nếu muốn, du khách đi bộ thêm một ngày, trèo đá, vượt thác, men theo những đường mòn hoang sơ dọc theo hai bờ sông Kút để lên đến “thác Dốc”, “Hòn Trào”, ngủ đêm trong “vườn địa đàng” để sáng hôm sau đón những tia nắng bình minh xuyên qua kẽ lá, phản chiếu trên mặt nước Hầm Hô giữa muôn vàn âm thanh ríu rít của tiếng chim muông hoà vào không gian huyền bí, gió hú mây ngàn…

Du ngoạn Hầm Hô không chỉ để thưởng thức một thắng cảnh còn nguyên sơ kỳ thú của một vùng “địa linh nhân kiệt” mà chúng ta còn được soi mình trong dòng lịch sử hào hùng, của một dân tộc anh hùng, tiêu biểu trên đất Tây Sơn này.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Định – Hầm Hô – Bài tham khảo 2

Đất nước Việt Nam vốn nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và nổi tiếng. Một trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến chính là khu di tích Hầm Hô thuộc địa phận tỉnh Bình Định.

Hầm Hô là khu di tích danh lam thuộc thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Hầm Hô có địa thế hiểm yếu, là căn cứ địa của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, Nghĩa Bình Cần Vương chống Pháp của Mai Xuân Thưởng. Đây cũng là địa bàn những năm chống Mỹ cứu nước. Hầm Hô là nơi gặp gỡ của hai nhánh sông Đồng Hưu và sông Cát đổ vào sông Phú Phong. Thắng cảnh là cả một khúc sông dài tới gần 3km, hai bên bờ là những khối đá trập trùng. Với chiều rộng trên dưới 30 mét, lòng sông chi chít những trụ đá hoa cương thiên hình vạn trạng.

Hầm Hô là tiếng gọi dân dã có từ rất lâu đời bắt nguồn từ trên đoạn sông này vào ban đêm thường có những âm thanh lạ lùng nổi lên rất rõ tựa như tiếng người cùng nhau hô hoán, sau đó một thời gian rất ngắn, trời có mưa giông thường xảy ra trên đoạn sông Kút. Từ những tiếng hô hoán như vậy nên đoạn sông này được gọi là Hầm Hô, xuất phát từ cụm “hô phong hoán vũ” mà việc cầu mưa là một vấn đề rất linh thiêng từ thuở xa xưa.

Mùa xuân là thời điểm đẹp nhất trong năm nếu muốn đến vãn cảnh Hầm Hô. Du khách mua vé thuyền 5.000đ/người/lượt để đi tới Bờ Ðập. Sau đó, ngược dòng sông, qua thắng cảnh lộng lẫy như Vực Sặc, Vực Bà, Vực Hòm, Ðá Cháy, Thác Hai, Thác Ba, Ðỉnh Sương Mù, Làng Cát…, Du khách đến với khu du lịch Hầm Hô còn có thể tham quan một số di tích lịch sử như: dinh Tiên Hiền, hang Bảy Cử… Dinh Tiên Hiền nằm ngay cổng vào khu du lịch, là nơi thờ 2 anh em Lê Kim Bôi và Lê Kim Bảng – 2 vị tiền nhân đã có công nghiên cứu thực địa, giúp người dân địa phương đào núi, ngăn sông, khơi dòng nước tưới cho ruộng đồng vào cuối thế kỷ 19. Đến Hầm Hô, du khách sẽ được trải nghiệm các dịch vụ du lịch hấp dẫn như bơi thuyền kayak, câu cá, xem biểu diễn trống trận Quang Trung và nhạc võ, tham dự chương trình “Đêm giữa đại ngàn Hầm Hô” và thưởng thức các món ẩm thực địa phương tại nhà hàng Hoa Lộc Vừng,…

Hầm Hô nói riêng và các di tích khác nói chung đều mang những bản sắc riêng biệt nhất định. Nếu có dịp, chúng ta hãy ghé thăm những danh thắng này để hiểu, từ đó có ý thức bảo vệ, giữ gìn và quảng bá vẻ đẹp của dân tộc đến với bạn bè năm châu quốc tế.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Định – Hầm Hô – Bài tham khảo 3

Về Bình Định, bên cạnh nét đẹp huyền thoại của 7 cụm tháp Chàm nổi tiếng, đến huyện Tây Sơn du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền ảo của thắng cảnh Hầm Hô.

Người dân nơi đây giải thích rằng, vì có một thác nước cao chừng sáu, bảy mét, đổ vào một hầm đá rộng, phát ra tiếng kêu ầm ồ như tiếng hô báo cho người chèo bè biết sắp tới chỗ nguy hiểm, nên gọi là Hầm Hô.

Hầm Hô là nơi gặp gỡ của hai nhánh sông Đồng Hưu và sông Cát đổ vào sông Phú Phong. Thắng cảnh là cả một khúc sông dài tới gần 3km, hai bên bờ là những khối đá trập trùng, chỗ thì dựng đứng như thành vách, nơi thì chồng chất lên nhau thành đống, lại có đoạn đá nhọn lởm chởm như những thanh gươm dựng đứng. Những lùm cây xanh làm dịu đi vẻ hiểm trở của những vách đá nhấp nhô. Những bụi sim với màu lá xanh, hoa tím xen lẫn những khóm phong lan cheo leo trên đá, lửng lơ trên những cành cây.

Đến với Hầm Hô, du khách không chỉ đắm mình vào cảnh núi non hùng vĩ mà còn tận hưởng những tuyệt tác của thiên nhiên ngay dưới lòng sông. Với chiều rộng trên dưới 30 mét, lòng sông chi chít những trụ đá hoa cương thiên hình vạn trạng.

Vào mùa nước cạn, những ngày trời trong xanh, khi những tia nắng ban mai rọi xuống, những khối đá hoa cương ánh lên muôn màu lóng lánh, rực rỡ như ngàn vạn viên kim cương khoe mình trên làn nước trong xanh. Mỗi trụ đá mang cho mình một hình dáng riêng, chắp cánh cho trí tưởng tượng của du khách nơi đây; đá lớn, đá nhỏ, khối vuông, khối tròn, có những cụm nhìn tựa đàn voi đang tắm, có những dãy trông như thể bầy ngựa đang phi…

Đọc thêm:  Bài thơ: Hầu trời (Tản Đà) - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn

Nếu có dịp du ngoạn bằng thuyền đi dọc sông, du khách sẽ có dịp đắm mình vào thế giới huyền ảo của thiên nhiên. Cảnh vật kỳ thú nơi đây bắt đầu với bờ đập nước trong veo và mát lạnh. Vượt qua bờ đập, đi ngược dòng sông một đoạn khách sẽ gặp một vách đá dựng đứng như tường thành với cái tên dân gian Hòn Đá Thành.

Ngược về phía thượng nguồn, độ dốc càng lớn, nước chảy càng mạnh. Từng đoạn, từng đoạn chia khúc thành những thác nhỏ, nước chảy ầm ầm dội vào vách núi, cảnh vật càng thêm huyền ảo. Đây đó vang lên tiếng gù của chim Cu Gáy, tiếng hót véo von của chim Khướu, chim Vành Khuyên, tiếng kêu tích tích của những chú chim Sâu. Thỉnh thoảng lại vang lên tiếng Tắc Kè vọng lại từ những hốc đá, lùm cây.

Ngoài việc thưởng ngoạn cảnh đẹp kì ảo của thiên nhiên, du khách còn có dịp sống lại những ngày tháng hào hùng của lịch sử. Tại nơi đây, hơn hai trăm năm về trước vị danh tướng Võ Văn Dũng đã rèn quân luyện võ để rồi sau đó hợp lực với các thủ lĩnh Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa. Cũng ở nơi này, anh hùng Mai Xuân Thưởng đã xây dựng căn cứ kháng Pháp. Danh thắng này vì thế còn có ý nghĩa thiêng liêng của một chứng tích lịch sử.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Định – Hầm Hô – Bài tham khảo 4

Hầm Hô là khu di tích danh lam thuộc thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, Hầm Hô còn có địa thế hiểm yếu, là căn cứ địa của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, Nghĩa Bình Cần Vương chống Pháp của Mai Xuân Thưởng. Đây cũng là địa bàn những năm chống Mỹ cứu nước.

Ngày 17-2-1995 UBND Bình Định đã ra Quyết định số 287/QĐ-UB công nhận khu danh thắng Hầm Hô và cho đăng ký khoanh vùng bảo vệ với diện tích 150.000 km2. Là một thắng cảnh nổi tiếng thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, nhưng Hầm Hô hấp dẫn không phải bởi những công trình xây dựng nguy nga tráng lệ do bàn tay con người tôn tạo.

Chuyện kể rằng, Hầm Hô là tiếng gọi dân dã có từ rất lâu đời bắt nguồn từ một hiện tượng có thật thường xảy ra trên đoạn sông Kút. Hàng năm, vào thời điểm nóng nhất của mùa khô, đặc biệt là những năm hạn hán, lúc mà người dân mong đợi mưa xuống thì ngay trên đoạn sông này vào ban đêm thường có những âm thanh lạ lùng nổi lên rất rõ tựa như tiếng người cùng nhau hô hoán. Sau đó một thời gian rất ngắn, trời có mưa giông. Từ những tiếng hô hoán như vậy nên đoạn sông này được gọi là Hầm Hô, xuất phát từ cụm “hô phong hoán vũ” mà việc cầu mưa là một vấn đề rất linh thiêng từ thuở xa xưa. Tuy nhiên, theo giải thích của các nhà khoa học thì đây chỉ là hiện tượng tự nhiên. Hầm Hô là hạ lưu của sông Kút chảy uốn khúc quanh theo hai vách núi dày đặc cây rừng và đá trải nên nhiệt độ luôn thấp hơn lưu vực đồng bằng. Khi hạn hán đạt đến đỉnh điểm thì chắc chắn đất trời sẽ chuyển để đổ mưa. Chính trong giai đoạn chuyển mưa đã tạo nên những luồng không khí lạnh hơn, mạnh hơn tràn về hạ lưu. Khi qua Hầm Hô gặp phải một địa hình đặc biệt: cây rừng dày đặc cùng hang hốc thâm sâu của đá núi đã tạo nên âm thanh vang dội.

Theo người dân địa phương, mùa xuân là thời điểm đẹp nhất trong năm nếu muốn đến vãn cảnh Hầm Hô. Vào những ngày cuối đông, trời giáp Tết vẫn còn se lạnh, lúc đó sẽ có hàng vạn du khách tới Hầm Hô trên lối mòn ngoằn ngoèo dọc suốt bên sông. Du khách mua vé thuyền 5.000đ/người/1ượt để đi tới Bờ Ðập. Sau đó, ngược dòng sông, qua thắng cảnh lộng lẫy như Vực Sặc, Vực Bà, Vực Hòm, Ðá Cháy, Thác Hai, Thác Ba, Ðỉnh Sương Mù, Làng Cát…, những nơi tận cùng dòng sông Kút giáp với tỉnh Phú Yên và Gia Lai, du khách có một cảm giác thú vị và hiếu kỳ về một chuỗi vô tận của thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ.

Dòng sông Kút trải dài uốn lượn theo non xanh trùng điệp với những cảnh quan hoành tráng nên thơ đang nép mình phía sau cửa ngõ Hầm Hô. Từ đầu xuân đến cuối hạ, du khách có thể tới Hầm Hô thưởng ngoạn. Ðể đi theo tour tự mình khám phá, phải có ít nhất hai người dân địa phương dẫn đường với giá một ngày công cho một người là 50.000đ bao ăn uống hoặc liên lạc với Ban quản lý du lịch Hầm Hô. Trong hành trình trở về sông Kút, một điều dễ dàng nhận thấy là tiềm năng sẵn có trên con sông này nhiều nhưng chưa có điều kiện để phát triển. Hầm Hô hiện tại là khu du lịch khá nổi tiếng vì nét nguyên sơ của nó, nhưng để phát triển hơn nữa thì chưa thể thực hiện ngay được. Hầm Hô hấp dẫn nhưng gian truân và cách trở.

Cũng đã có người mơ tới một đường cáp treo được xây dựng dọc theo bờ sông Kút để cho du khách chiêm ngưỡng vẻ hoang sơ hùng vĩ của núi rừng, cái quanh co uốn khúc của dòng sông, không gian mát dịu sảng khoái cùng ánh trăng rừng lung linh trên sóng bạc. Lúc đó Tây Sơn, Bình Ðịnh này sẽ là “Lâm viên du lịch hoang dã” nổi bật nhất nhì đất nước. Hy vọng khi có đường cáp treo, Hầm Hô sẽ là nơi hội ngộ du khách từ khắp bốn phương.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Định – Hầm Hô – Bài tham khảo 5

Người dân nơi đây giải thích rằng, vì có một thác nước cao chừng sáu, bảy mét, đổ vào một hầm đá rộng, phát ra tiếng kêu ầm ồ như tiếng hô báo cho người chèo bè biết sắp tới chỗ nguy hiểm, nên gọi là Hầm Hô.

Hầm Hô là nơi gặp gỡ của hai nhánh sông Đồng Hưu và sông Cát đổ vào sông Phú Phong. Thắng cảnh là cả một khúc sông dài tới gần 3km, hai bên bờ là những khối đá trập trùng, chỗ thì dựng đứng như thành vách, nơi thì chồng chất lên nhau thành đống, lại có đoạn đá nhọn lởm chởm như những thanh gươm dựng đứng. Những lùm cây xanh làm dịu đi vẻ hiểm trở của những vách đá nhấp nhô. Những bụi sim với màu lá xanh, hoa tím xen lẫn những khóm phong lan cheo leo trên đá, lửng lơ trên những cành cây.

Đến với Hầm Hô, du khách không chỉ đắm mình vào cảnh núi non hùng vĩ mà còn tận hưởng những tuyệt tác của thiên nhiên ngay dưới lòng sông. Với chiều rộng trên dưới 30 mét, lòng sông chi chít những trụ đá hoa cương thiên hình vạn trạng.

Vào mùa nước cạn, những ngày trời trong xanh, khi những tia nắng ban mai rọi xuống, những khối đá hoa cương ánh lên muôn màu lóng lánh, rực rỡ như ngàn vạn viên kim cương khoe mình trên làn nước trong xanh. Mỗi trụ đá mang cho mình một hình dáng riêng, chắp cánh cho trí tưởng tượng của du khách nơi đây; đá lớn, đá nhỏ, khối vuông, khối tròn, có những cụm nhìn tựa đàn voi đang tắm, có những dãy trông như thể bầy ngựa đang phi…

Nếu có dịp du ngoạn bằng thuyền đi dọc sông, du khách sẽ có dịp đắm mình vào thế giới huyền ảo của thiên nhiên. Cảnh vật kỳ thú nơi đây bắt đầu với bờ đập nước trong veo và mát lạnh. Vượt qua bờ đập, đi ngược dòng sông một đoạn khách sẽ gặp một vách đá dựng đứng như tường thành với cái tên dân gian Hòn Đá Thành.

Ngược về phía thượng nguồn, độ dốc càng lớn, nước chảy càng mạnh. Từng đoạn, từng đoạn chia khúc thành những thác nhỏ, nước chảy ầm ầm dội vào vách núi, cảnh vật càng thêm huyền ảo. Đây đó vang lên tiếng gù của chim Cu Gáy, tiếng hót véo von của chim Khướu, chim Vành Khuyên, tiếng kêu tích tích của những chú chim Sâu. Thỉnh thoảng lại vang lên tiếng Tắc Kè vọng lại từ những hốc đá, lùm cây.

Ngoài việc thưởng ngoạn cảnh đẹp kì ảo của thiên nhiên, du khách còn có dịp sống lại những ngày tháng hào hùng của lịch sử. Tại nơi đây, hơn hai trăm năm về trước vị danh tướng Võ Văn Dũng đã rèn quân luyện võ để rồi sau đó hợp lực với các thủ lĩnh Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa. Cũng ở nơi này, anh hùng Mai Xuân Thưởng đã xây dựng căn cứ kháng Pháp. Danh thắng này vì thế còn có ý nghĩa thiêng liêng của một chứng tích lịch sử.

Đọc thêm:  Phân tích bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Định – Hầm Hô – Bài tham khảo 6

Với tổng diện tích 42,3ha, khu du lịch Hầm Hô nằm trải rộng trong một thung lũng được bao quanh bốn bề là núi. Theo truyền thuyết, cách đây hàng ngàn năm, ở vùng hạ lưu sông Kôn – sông Kút không năm nào lại không bị hạn hán đe dọa. Vào một hôm hạn hán khốc liệt nhất, chứng kiến thảm họa đói khát của các buôn làng, Thần Mưa đã tạo sông, hồ cứu vớt bao sinh linh. Từ đó tên gọi Hầm Hô được hình thành, bắt nguồn từ lễ tế thần linh “hô phong – hoán vũ” để cầu mưa.

Hầm Hô có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, trong đó nổi bật là khúc sông dài khoảng 3km. Trong lòng sông có nhiều tảng đá hoa cương khổng lồ mang hình thù kỳ thú như: hòn Bóng, hòn Đá Đôi, hòn Chuông, hòn Đá Thành, hòn Gõ, hòn Đá Bàn Cờ… Đặc biệt, phía tả ngạn của khúc sông có thác Hầm Hô – kết quả của việc địa hình khúc sông bị gấp khúc đột ngột khiến dòng nước chảy mạnh xuống phía dưới tạo thành thác. Mùa mưa, cá ngược dòng lên thượng nguồn để sinh đẻ và phải vượt qua thác Hầm Hô. Tương truyền rằng xưa kia, hàng năm cá tề tựu về đây để vượt thác, con nào vượt được thì hóa rồng nên thác còn có tên gọi là thác Cá Bay hay thác Vũ Môn. Hai bên bờ sông xanh ngắt bởi cây rừng, chủ yếu là các loài sim tím, lộc vừng. Đây là môi trường sống của các loài chim cu gáy, khướu, vành khuyên, tắc kè…

Ngoài thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên hữu tình, du khách đến với khu du lịch Hầm Hô còn có thể tham quan một số di tích lịch sử như: dinh Tiên Hiền, hang Bảy Cử… Dinh Tiên Hiền nằm ngay cổng vào khu du lịch, là nơi thờ 2 anh em Lê Kim Bôi và Lê Kim Bảng – 2 vị tiền nhân đã có công nghiên cứu thực địa, giúp người dân địa phương đào núi, ngăn sông, khơi dòng nước tưới cho ruộng đồng vào cuối thế kỷ 19. Hàng năm, cứ đến ngày 20 tháng Giêng âm lịch, người dân trong vùng lại tổ chức lễ tế tưởng nhớ 2 vị tiền nhân. Nằm sát bờ sông Hầm Hô là hang Bảy Cử với mái hang được che nghiêng bởi một phiến đá, nền hang là dải cát mịn. Đây là nơi mà Mai Xuân Thưởng – thủ lĩnh của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19 thường đến để buông câu thư giãn và bàn chuyện quân cơ. Hang được đặt tên là Bảy Cử dựa theo tên gọi ở nhà của Mai Xuân Thưởng (Mai Xuân Thưởng là con thứ 7 trong gia đình và đỗ cử nhân kỳ thi Hương nên còn gọi là Bảy Cử).

Đến Hầm Hô, du khách cũng đừng bỏ lỡ dịp thưởng thức các dịch vụ du lịch hấp dẫn như bơi thuyền kayak, câu cá, xem biểu diễn trống trận Quang Trung và nhạc võ, tham dự chương trình “Đêm giữa đại ngàn Hầm Hô” với các hoạt động đốt lửa trại, xem biểu diễn và giao lưu võ thuật, nghe hát bài chòi, hò giao duyên… và thưởng thức các món ẩm thực địa phương tại nhà hàng Hoa Lộc Vừng như: cá mương chiên kèm rau rừng cuốn bánh tráng, chim mía rô ty, nộm măng, cá trủ kho tộ, trà lá vối, bánh ít lá gai…

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Định – Tháp Đôi

Bình Định- mảnh đất địa linh nhân kiện trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Mảnh đất nơi đây đã được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp từ những bãi biển, hòn đảo thơ mộng đến những di tích lịch sử từ ngàn đời và Tháp Đôi là một trong số những danh lam thắng cảnh độc đáo, nổi tiếng ở Bình Định.

Tháp Đôi hay còn được gọi với cái tên gọi khác là Tháp Hưng Thạnh, là một trong số những tháp chàm nổi tiếng ở Bình Định. Tháp Đôi nằm cách trung tâm thành phố khoảng 3 ki-lô-mét về hướng Tây Bắc, ngay trên đường Trần Hưng Đạo, quận Đống Đa, thành phố Quy Nhơn của tỉnh Bình Định. Theo các nhà nghiên cứu, Tháp Đôi được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ XII đến đầu thế kỉ XIII với kết cấu kiến trúc độc đáo. Tuy nhiên, trải qua những thăng trầm của lịch sử với những cuộc chiến tranh gay go, ác liệt, Tháp Đôi đã bị tàn phá nặng nề và từng có những khoảng thời gian bị rơi vào quên lãng. Song, qua nhiều lần trùng tu, được sự giúp đỡ của những chuyên gia Ba Lan và chuyên gia trong nước, Tháp Đôi ngày nay gần như đã được trả lại dáng vẻ của nó như thuở ban đầu. Đặc biệt, vào tháng 7 năm 1980, Tháp Đôi đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia.

Tháp Đôi nằm trong một khuôn viên có diện tích khoảng 6000 mét vuông, xung quanh tháp được bao bọc bởi vườn cây tươi tốt suốt bốn mùa và nổi bật trong số đó chính là loài hoa Chăm-pa. Cùng với đó, xung quanh Tháp Đôi còn có những hàng cau xanh mướt, những bóng dừa và khóm chuối mộc mạc, soi mình nơi chân Tháp làm cho Tháp thêm phần cổ kính và trầm mặc.

Thêm vào đó, Tháp Đôi còn có kiến trúc độc đáo với hai khối tháp liền kề nhau – một tháp lớn có độ cao khoảng 25 mét và tháp nhỏ có độ cao khoảng 23 mét. Điều đặc biệt của Tháp Đôi chính là được xây dựng bằng gạch nung xếp khít với nhau bằng một chất liệu có tính chất kết dính đặc biệt, đó cũng chính là nét độc đáo trong kiến trúc của người Chăm mà mãi cho đến ngày hôm nay con người vẫn chưa giải mã được. Cửa chính của cả hai tháp này đều quay mặt về hướng Nam và vòm phía trên của chúng thì có hình mũi tên. Cùng với đó, tháp được cấu trúc gồm có các phần chính là chân tháp, thân tháp và đỉnh tháp. Chân tháp mỗi tháp được xây dựng từ những vật liệu khác nhau, chân của tháp lớn được xây dựng từ đá còn chân tháp của tháp nhỏ được làm từ gạch. Thân tháp là những khối hình vuông còn đỉnh tháp được có mặt cong, được tạo thành từ những khối gạch xếp khít vào nhau. Xung quanh tháp được chạm khắc rất tinh tế với các hình thù nổi bật như các tượng thần, các vũ công với những điệu múa quen thuộc trong truyền thuyết Champa,… Ở các góc của tháp được trang trí những hình ảnh mang đậm tín ngưỡng của người Chăm như tượng của chim thần Garuda, hình người ngồi có 6 hoặc 8 tay,… Bên trong Tháp Đôi thông qua biểu tượng cối và chày giã gạo để thờ linh vật linga và yoni.

Tháp Đôi Quy Nhơn là một trong số những công trình kiến trúc độc đáo, lưu giữ nét trí tuệ, tài năng và tín ngưỡng của con người ta từ ngàn đời nay. Bởi vậy, nơi đây là điểm đến, là minh chứng cho nền văn hóa Chăm từ ngàn đời để các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Đông Nam Á nói chung, văn hóa Chăm nói riêng về tìm hiểu, nghiên cứu và khám phá. Thêm vào đó, Tháp Đôi còn là một trong số những địa điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm mỗi khi có dịp về với mảnh đất Bình Định.

Tháp Đôi Quy Nhơn là một trong số thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất Bình Định với những nét độc đáo trong kiến trúc và văn hóa. Trải qua thời gian, Tháp Đôi đã, đang và sẽ mãi là điểm đến lí thú dành cho du khách thập phương.

……………………………………..

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Định được VnDoc chia sẻ trên đây là những bài văn mẫu hay, giúp các bạn có thêm nhiều ý tưởng hay cho bài thuyết minh của mình. Chúc các bạn học tốt, mời các bạn tham khảo.

  • Thuyết minh về danh lam thắng cảnh
  • Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích của quê hương em (chùa Thiên Mụ)
  • Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa

Ngoài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Định, các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 8, soạn bài 8, Soạn văn 8 VNEN hoặc đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button