Dẫn độ là gì? Trường hợp nào được dẫn độ theo pháp luật Việt Nam?

Khái niệm dẫn độ là gì và trường hợp nào pháp luật Việt Nam cho phép dẫn độ khá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, đây lại là cụm từ phổ biến trong pháp luật hình sự, thường được đề cập khi nói đến sự hỗ trợ từ các quốc gia trên thế giới trong vấn đề truy bắt tội phạm tại nước ngoài. Vậy trường hợp nào được dẫn độ theo pháp luật Việt Nam, trường hợp nào bị từ chối dẫn độ tội phạm ở Việt Nam. Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết.

Trường hợp nào được dẫn độ theo pháp luật Việt Nam?

Trường hợp nào được dẫn độ theo pháp luật Việt Nam?

Quy định về dẫn độ tội phạm

Dẫn độ là gì?

Dẫn độ được hiểu việc chuyển giao người có hành vi vi phạm hoặc bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình cho nước khác để nước được chuyển giao thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.

Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể tiến hành các hoạt động sau nếu có tội phạm là người Việt Nam hoặc tội phạm là người nước ngoài đang lẩn trốn tại Việt Nam, bao gồm:

  • Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án;
  • Thực hiện việc dẫn độ người nước ngoài đang ở trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.

Vấn đề dẫn độ tội phạm được quy định tại Luật Tương trợ tư pháp 2007, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và các Hiệp định tương trợ tư pháp mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Cơ sở pháp lý Điều 32 Luật Tương trợ tư pháp 2007

Đối tượng bị dẫn độ

Người có thể bị dẫn là người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:

  • Hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân
  • Tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng.

Hành vi phạm tội của người không nhất thiết phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước yêu cầu.

Trường hợp hành vi phạm tội của người xảy ra ngoài lãnh thổ của nước yêu cầu thì việc dẫn độ người phạm tội có thể được thực hiện nếu theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hành vi đó là hành vi phạm tội.

Đọc thêm:  Nhường cơm sẻ áo là gì? Ý nghĩa nhân văn và bài học yêu thương

Cơ sở pháp lý: Điều 33 Luật Tương trợ tư pháp 2007

Nguyên tắc pháp lý về dẫn độ

Điều 492 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2021 quy định về nguyên tắc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Trường hợp Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế. Nguyên tắc này được áp dụng chung cho các hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, bao gồm hình thức dẫn độ tội phạm. Nguyên tắc về dẫn độ này cũng được quy định tại Điều 4 Luật Tương trợ tư pháp 2007. Ngoài ra, vấn đề dẫn độ còn phải được thực hiện trên các nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc có đi có lại: quốc gia được yêu cầu dẫn độ chỉ thực hiện dẫn độ theo yêu cầu nếu nhân được bảo đảm từ phía quốc gia yêu cầu dẫn độ rằng trong trường hợp tương tự, quốc gia này chắc chắn sẽ thực hiện dẫn độ tội phạm cho quốc gia đối tác hữu quan
  • Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia: Khi nhận được một yêu cầu dẫn độ tội phạm, quốc gia nhận được yêu cầu có quyền từ chối hay chấp nhận tùy vào pháp luật dẫn độ của nước mình hay các điều ước quốc tế mà mình đã kí kết hoặc tham gia. Quốc gia yêu cầu chỉ được tiếp nhận đối tượng sau khi quốc gia được yêu cầu thực hiện xong các hoạt động liên quan đến dẫn độ.
  • Nguyên tắc định danh kép: cá nhân cần phải dẫn độ khi hành vi của họ được định danh là hành vi tội phạm theo luật quốc gia của cả hai nước (nước yêu cầu và nước được yêu cầu dẫn độ)
  • Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình: Quốc gia được yêu cầu dẫn độ có quyền từ chối việc dẫn độ tội phạm nếu cá nhân phạm tội là công dân nước mình
  • Nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị: iệc xác định tính chất chính trị của tội phạm được thực hiện trong quá trình xét xử tại tòa án, và hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách của quốc gia nơi đang có người bị dẫn độ lẩn trốn

Trường hợp Việt Nam cho phép dẫn độ

Trường hợp Việt Nam cho phép dẫn độ

Trường hợp Việt Nam cho phép dẫn độ

  • Người có thể bị dẫn độ là người có hành vi phạm tội mà Bộ luật Hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của quốc gia yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của quốc gia đó yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng.Trường hợp hành vi phạm tội xảy ra ngoài lãnh thổ của nước yêu cầu thì việc dẫn độ người phạm tội có thể được thực hiện nếu theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hành vi đó là hành vi phạm tội.
  • Hành vi phạm tội của người phạm tội được quy định như trường hợp ở trên, không nhất thiết phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh phạm tội, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước yêu cầu.
  • Người phạm tội bị dẫn độ về Việt Nam không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc dẫn độ cho nước thứ ba về hành vi mà người đó đã thực hiện ở nước ngoài trước khi bị dẫn độ về Việt Nam nhưng không đủ yếu tố, cơ sở để cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam và không được nêu trong yêu cầu dẫn độ của Việt Nam hoặc của nước thứ ba.
  • Trường hợp Việt Nam là quốc gia được yêu cầu dẫn độ thì việc dẫn độ chỉ được thực hiện khi quốc gia yêu cầu dẫn độ cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự với người bị dẫn độ về hành vi phạm tội khác ngoài hành vi phạm tội đã được nêu trong yêu cầu dẫn độ, không dẫn độ người đó cho nước thứ ba ngoại trừ đối với trường hợp được sự chấp thuận bằng văn bản của Việt Nam.
Đọc thêm:  Cách gộp ô và chia ô trong word | Kiến thức tin học

Cơ sở pháp lý: Điều 33 Luật Tương trợ tư pháp 2007

Trường hợp Việt Nam từ chối dẫn độ cho nước ngoài

Cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam từ chối dẫn độ nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:

  • Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam;
  • Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác;
  • Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Tòa án của Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam;
  • Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị;
  • Trường hợp yêu cầu dẫn độ có liên quan đến nhiều tội danh và mỗi tội danh đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước yêu cầu dẫn độ nhưng không đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này.
  • Hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam;
  • Người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ.
Đọc thêm:  Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới ... - KhoaHoc.tv

Cơ sở pháp lý: Điều 33 Luật Tương trợ tư pháp 2007

Trình tự, thủ tục dẫn độ tội phạm

Hồ sơ yêu cầu dẫn độ bao gồm:

  • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dẫn độ;
  • Các tài liệu kèm theo quy định tại Điều 37 của Luật Tương trợ tư pháp 2007.

Trình tư:

  • Quốc gia yêu cầu dẫn độ tội phạm cần phải gửi cho quốc gia được yêu cầu hồ sơ đề nghị dẫn độ.
  • Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu dẫn độ và tài liệu kèm theo, Bộ Công an kiểm tra hồ sơ. Trong trường hợp văn bản yêu cầu dẫn độ không đáp ứng được các điều kiện về nội dung và hình thức thì quốc gia được yêu cầu có thể đề nghị bổ sung cho đầy đủ như quy định với thời hạn bổ sung cụ thể.
  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Bộ Công an chuyển ngay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền hai bộ hồ sơ để xem xét, quyết định.
  • Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu dẫn độ do Bộ Công an chuyển đến, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người bị yêu cầu dẫn độ đang cư trú, đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc chấp hành hình phạt tù phải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
  • Trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra một trong các quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ khi có đủ các điều kiện hoặc đình chỉ việc xem xét yêu cầu dẫn độ và trả hồ sơ cho Bộ Công an trong trường hợp không thuộc thẩm quyền hoặc bên nước ngoài rút yêu cầu dẫn độ hoặc người bị yêu cầu dẫn độ đã rời khỏi Việt Nam hoặc vì lý do khác mà việc xem xét không thể tiến hành được.

Cơ sở pháp lý: từ Điều 36 đến 45 Luật Tương trợ tư pháp 2007.

Luật sư tư vấn về dẫn độ tội phạm

Luật sư tư vấn về dẫn độ tội phạm

Luật sư tư vấn về dẫn độ tội phạm

  • Tư vấn các quy định về dẫn độ tội phạm;
  • Tư vấn giải quyết vụ án hình sự: hành vi có cấu thành tội phạm không? Mức khung hình phạt, giảm nhẹ, tăng nặng hình phạt, các quy định khác liên quan được yêu cầu…
  • Tư vấn thủ tục tố tụng hình sự về dẫn độ tội phạm;
  • Soạn thảo đơn từ có liên quan.

Chế định dẫn độ tội phạm là chế định đặc thù trong tư pháp quốc tế cũng như tố tụng hình sự. Việc áp dụng dẫn độ phải tuân thủ quy định pháp luật nước sở tại cũng như hiệp định tương trợ tư pháp có liên quan. Bài viết trên đã cung cấp các nội dung về dẫn độ, nếu còn thắc mắc về vấn đề này hoặc có nhu cầu tư vấn luật hình sự xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

Scores: 4.6 (58 votes)

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button