Kaizen là gì ? Tìm hiểu những lợi ích từ việc áp dụng Kaizen

Một trong những phương pháp của người Nhật trong việc cải tiến chất lượng đó chính là KAIZEN. Nhờ có KAIZEN mà các Doanh Nghiệp đã nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm. Cùng tìm hiểu hệ thống Kaizen và lợi ích của chúng đến các Doanh Nghiệp là gì sẽ được tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

phương pháp kaizen

Khái niệm về hệ thống Kaizen

Kaizen chính là một thuật ngữ xuất phát từ người Nhật từ lâu. Với thuật ngữ này thì được ghép bởi từ改 (“kai”) có nghĩa là thay đổi và từ 善 (“zen”) có nghĩa là tốt hơn. Kaizen có nghĩa là “thay đổi để tốt hơn” hoặc “cải tiến liên tục”. Trong tiếng Anh thì thuật ngữ Kaizen có nghĩa là “ongoing improvement”.

phương pháp kaizen

Trong cuốn sách “Kaizen: Chìa khóa thành công của người Nhật”. Kaizen được định nghĩa như sau: “Kaizen có nghĩa là cải tiến “.

“Không chỉ được áp dụng trong công việc mà Kaizen còn được áp dụng trong đời sống cá nhân, đời sống xã hội và môi trường làm việc. Khi được áp dụng vào nơi làm việc thì Kaizen có nghĩa là sự cải tiến liên tục liên quan đến tất cả mọi người, từ ban lãnh đao cho đến mọi thành viên trong doanh nghiệp đó”.

Ngay từ đầu khi ra đời triết lý Kaizen đã được người Nhật áp dụng từ thương hiệu Toyota của mình. Sau đó triết lý Kaizen được lan rộng ra và được áp dụng cho nhiều Công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau. Cho đến nay với viẹc ra đời hơn 50 năm thì hầu như các Công ty lớn đều áp dụng Kaizen vào cải tiến trong ngành sản xuất của mình. Triết lý này cũng thích hợp đối với đời sống cá nhân của mỗi người.”

Trong lần xuất bản năm 1993 của “The New Shorter Oxford English Dictionary”, từ “Kaizen” cũng được bổ sung và định nghĩa như sau: Kaizen là sự cải tiến liên tục quá trình làm việc, nâng cao năng suất, …v.v. như một triết lý kinh doanh”. Ngày nay, tinh thần Kaizen được nhắc tới như một triết lý kinh doanh, phương pháp quản lý hữu hiệu làm nên thành công của các công ty Nhật Bản. Tuy vậy, những cải tiến trong Kaizen là những cải tiến nhỏ, mang tính chất tăng dần và quá trình Kaizen mang lại kết quả ấn tượng trong một thời gian dài.

Đọc thêm:  Thay đổi kích thước ảnh trong Photoshop với 3 cách đơn giản

Theo các quan niệm phương Tây về sự phát triển là luôn luôn cần phải cải tiến và đổi mới không ngừng. Việc thực hiện và áp dụng Kaizen cũng được coi như một dạng vận động và phát triển cải tiến đổi mới nhưng ít tốn kém hơn vì chúng giúp nâng cao được công việc và ghi nhận được sựu tham gia của hệ thống các nhà quản lý cũng như nhân viên của họ để nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ đồng thời giúp cắt giảm chi phí hoạt động. Đây chính là một điểm hấp dẫn của Kaizen vì nó không đòi hỏi các kỹ thuật phức tạp hay công nghệ mới. Để thực hiện Kaizen, bạn chỉ cần các kỹ thuật thông thường, đơn giản như 7 công cụ kiểm soát chất lượng (biểu đồ Pareto, nhân quả, tổ chức, kiểm soát, phân tán, các đồ thị và phiếu kiểm tra).

Lợi ích của hệ thống Kaizen

Việc truyền bá phương thức Kaizen của Nhật Bản bắt đầu lan rộng từ những năm 1980 và đầu những năm 1990. Sau khi nhiều công ty lớn của Nhật thâu tóm được các công ty lớn ở Bắc Mỹ như Bridgestone tiếp quản Firestone, Sony tiếp quản hãng phim Columbia Pictures.

Kaizen được biết đến như một chìa khóa thành công của các Doanh Nghiệp Nhật Bản trong chiến lược cạnh tranh toàn cầu. Hiện nay có khá nhiều Công ty trên thế giới đang cố gắng áp dụng hiệu quả triết lý Cải tién liên tục này của người Nhật nhằm đối phó với những thách thức về môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, khó khăn kinh tế tăng lên dần, Sự phát triển liên tục của Công nghệ và các thay đổi về văn hóa – xã hội.

Thành công đi đầu của hệ tư tưởng cải tiến Kaizen chính là việc áp dụng vào công ty Toyota. Toyota có khoảng 9 nhà máy tại Bắc Mỹ và cuối năm 2007 hãng tiếp tục mở một nhà máy mới ở Mississipi, sản xuất xe ô tô với đội ngũ công nhân người Mỹ có mức lương ngang bằng hoặc hơn so với các công ty sản xuất xe ô tô khác. Trong số đó, 75% các xe ô tô được lắp ráp tại Bắc Mỹ có bộ phận và nguyên liệu được sản xuất tại đây. Chỉ có khoảng 25% xe ô tô là nhập từ Nhật và các nơi khác. Vậy mà, Toyota vẫn kiếm hơn 14 tỉ USD vào năm 2006 trong khi các nhà sản xuất xe ô tô của Mỹ phải chuyển tới Trung Quốc và Ấn Độ để tiết kiệm chi phí?

Đọc thêm:  Xingtu là gì? Tính năng nổi bật trên Xingtu là gì?

Sự cải tiến liên tục – điểm mấu chốt thành công của phương pháp Kaizen

Bí quyết của việc áp dụng Kaizen vào Toyota đó chính là việc cắt giảm tối đa sự lãng phí trong các khu vực như hàng hóa tồn kho, giảm thời gian lao động và chờ đợi, vận chuyển cùng với sự đi lại của các công nhân nhà máy. Cắt giảm tối đa sự sản xuất dư thừa. và tạo ra nơi làm việc ngăn nắp và khoa học.

phương pháp kaizenHệ thống quản lý Kaizen giúp Toyota chế tạo ra được những chiếc xe để chuyên chở nội bộ nhà máy và từ các bộ phận trong dây truyền lắp đặt. Từ đó Toyota tiết kiệm được gần 3.000 USD cho việc mua xe chở hàng. Việc áp dụng Kaizen giúp cung cấp nguyên liệu hợp lý tùy thuộc vào khối lượng được tiêu thụ, giảm thiểu công việc trong quy trình và sự sắp xếp hàng hóa tồn kho.

Do vậy, công nhân chỉ phải dự trữ một khối lượng nhỏ cho mỗi sản phẩm và thường xuyên bổ sung chúng dựa trên những gì mà khách hàng thật sự lấy đi. Điều này giảm thao tác thừa của công nhân, máy móc thiết bị giúp tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng công việc, giảm giá thành sản phẩm.

Đề xuất ý tưởng cải tiến là một quá trình tự học hỏi và nâng cao kỹ năng làm việc của nhân viên, giúp họ nâng cao ý thức và phát triển bản thân cũng như tập thể.Bởi vậy, nhân viên cảm thấy hứng thú hơn trong công việc, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tất cả những điều đó, càng tạo thêm động lực thúc đẩy cá nhân có các ý tưởng cải tiến, tạo tinh thần làm việc tập thể, đoàn kết và tạo ý thức luôn hướng tới giảm thiểu các lãng phí.

Đọc thêm:  TOP 15 Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại một tình huống trong

>>> Chứng nhận ISO 9001:2015 cho doanh nghiệp

phương pháp kaizenCải tiến Kaizen áp dụng thành công trong Toyota

Nhà quản lý cũng như mọi nhân viên cần hiểu, tin vào triết lý Kaizen và cố gắng thực hiện một cách liên tục. Có như vậy, toàn thể nhân viên và lãnh đạo mới thấm nhuần triết lý CẢI TIẾN LIÊN TỤC trong suy nghĩ, hành động. Khi một triết lý được áp dụng hiệu quả thì nó sẽ hình thành nên một nét văn hóa trong công ty. Tổng biên tập tạp chí AutoWeek nhận định: “Tiết kiệm không chỉ văn hóa của riêng Toyota. Nó là văn hóa mà người Nhật đem tới nước Mỹ, hay chí ít cũng là trong các nhà máy sản xuất của họ”.

Tại Toyota, Kaizen đã giúp hình thành nên văn hóa công ty: văn hóa ứng xử giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa các nhân viên với nhau; sự tiết kiệm; sự bảo vệ thương hiệu của công ty; sự cố gắng hết mình cho công việc; tinh thần học hỏi lẫn nhau. Tinh thần của Kaizen cũng được thể hiện qua hai triết lý quan trọng của Toyota là “Developing People First” and “Respect for People”. Giám đốc bộ phận lắp ráp John Robinson cho biết: “Ở Toyota, bất cứ vấn đề nào cũng được nhìn nhận một cách nghiêm túc và giải quyết triệt để. Đó là lý do vì sao không cứ gì quản lý, ngay cả một công nhân “quèn” cũng có thể cho dừng toàn bộ dây chuyền nếu phát hiện ra sai sót”.

LỜI KẾT

Việc thành công của hệ thống Kaizen giúp cho doanh nghiệp luôn luôn được cải tiến và phát triển hơn. Triết lý này được áp dụng và làm thay đổi hoạt động của công ty theo hướng có lợi và tốt hơn. Chính vì thế nếu doanh nghiệp của bạn muốn áp dụng hệ thống Kaizen cho Doanh nghiệp của mình thì hãy liên hệ với chúng tôi. Công ty chứng nhận phù hợp KNA Cert. Chúng tôi liên tục tổ chức các khóa đào tạo thực hành Kaizen để giúp Doanh nghiệp bạn nhận thức và hiểu được Kaizen đồng thời áp dụng chúng một cách tốt nhất giúp cải tiến và nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm cũng như giảm thiểu chi phí cho Doanh Nghiệp của bạn.

Thông tin về khóa học : Đào tạo thực hành Kaizen tại đây

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button