Giải Bài 3: Nói và nghe: Kể chuyện: Hồ nước và mây SGK Tiếng Việt 2

Câu 1

Câu 1: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, đoán nội dung của từng tranh.

Hồ nước và mây

(Theo Truyện kể cho thiếu nhi)

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh, đọc các bóng nói và câu hỏi của mỗi tranh rồi phán đoán.

Lời giải chi tiết:

– Tranh 1: Hồ nước cuộn sóng, nhăn mặt cáu kỉnh nói với chị mây: “Tôi đẹp dưới ánh nắng, thế mà chị lại che mất.”

– Tranh 2: Hồ nước bị bốc hơi, khô hạn tận đáy. Nó buồn bã cầu cứu: “Chị mây ơi, không có chị tôi chết mất.”

– Tranh 3: Chị mây hóa thành màu xám đen, bay tới hồ nước và cho mưa xuống. Hồ nước đầy lên, căng tràn sức sống.

– Tranh 4: Chị mây lúc này chuyển sang màu trắng và gầy hẳn đi. Chị nói với hồ nước: “Không có em, chị cũng yếu hẳn đi.”

Câu 2

Câu 2: Nghe kể chuyện.

HỒ NƯỚC VÀ MÂY

(1) Vào một ngày cuối xuân, mặt hồ lấp lánh dưới nắng. Bỗng, một cơn gió đưa chị mây sà thấp xuống mặt hồ. Hồ nước cuộn sóng nói:

– Tôi đẹp lên dưới ánh nắng, thế mà chị lại che mất.

– Không có chị che nắng thì em gặp nguy đấy! – Chị mây đáp.

– Tôi cần gì chị!

Chị mấy giận hồ nước nên đã bay đi.

(2) Mùa hè, dưới cái nắng gay gắt, hồ nước bị bốc hơi, cạn trở tận đáy. Nó cầu cứu:

Đọc thêm:  Văn mẫu lớp 4: Kể lại câu chuyện “Người ăn xin” bằng lời kể của em

– Chị mây ơi, không có chị tôi chết mất.

Bầy tôm cá trong hồ cũng than:

– Chúng tôi cũng không sống được nếu hồ cạn thế này!

(3) Nghe tiếng kêu của hồ nước và bầy tôm cá, chị mây không giận hồ nước nữa, bay về và cho mưa xuống. Hồ nước đầy lên, tràn căng sức sống.

(4) Qua mùa thu, sang mùa đông, chị mây ngày càng mảnh mai, hao gầy như dải lụa mỏng. Chị ghé xuống hồ và nói:

– Không có em, chị cũng yếu hẳn đi.

Thế là hồ nước lao xao gợn sóng:

– Để em tìm cách giúp chị!

Hồ nước gọi ông mặt trời rọi nắng xuống cho nước bốc hơi lên. Chị mây khoẻ dần, nặng dần để chuẩn bị mưa xuống.

Câu 3

Câu 3: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại nội dung câu chuyện, dựa vào tranh để kể lại từng đoạn.

Lời giải chi tiết:

* Đoạn 1:

Cuối mùa xuân,. Mặt hồ được những tia nắng chiếu vào lấp lánh như những ánh sao. Bỗng từ đâu một cơn gió đưa chị mây sà thấp xuống. Chị mây vô tình che lấp những tia nắng đang chiếu xuống mặt hồ. Hồ nước gợn sóng nói:

– Tôi đẹp lên dưới ánh nắng, thế mà chị lại che mất.

– Không có chị che nắng thì em gặp nguy đấy! – Chị mây đáp.

– Tôi không cần chị!

Đọc thêm:  Nghị luận lòng kiên trì (Sơ đồ tư duy + 17 mẫu) - Văn 9 - Download.vn

Chị mây thấy giận hồ nước lắm. Chị lẳng lặng bỏ ngay đi.

* Đoạn 2:

Hè tới, dưới cái nắng gay gắt, nước trong hồ bốc hơi hết. Hồ nước cạn tận đáy lộ ra lớp đất khô nứt nẻ. Nó cầu cứu:

– Chị mây ơi, không có chị tôi chết mất.

Bầy tôm cá trong hồ cũng than:

– Chúng tôi cũng không thể sống được nếu hồ nước cứ cạn thế này!

* Đoạn 3:

Nghe tiếng kêu cứu của hồ nước và các loài tôm cá, biết mọi người đang gặp nguy, chị mây không để bụng chuyện cũ mà lập tức quay lại. Chị hóa thành một thân màu đen rồi nhanh chóng cho mưa xuống. Hồ nước lại đầy lên, căng tràn sức sống.

* Đoạn 4:

Thu qua đi, đông ghé thăm, chị mây ngày càng mảnh mai, hao gầy như dải lụa. Chị ghé xuống hồ và nói:

– Không có em, chị cũng yếu hẳn đi.

Thế là hồ nước lao xao gợn sóng:

– Để em tìm cách giúp chị!

Hồ nước gọi ông mặt trời rọi nắng xuống cho nước bốc hơi lên. Chị mây khoẻ dần, nặng dần để chuẩn bị mưa xuống.

Vận dụng

Vận dụng: Nói với người thân về điều em đã học được từ câu chuyện trên.

Phương pháp giải:

Qua những sự việc xảy đến với hồ nước và mây, em học được bài học gì?

Lời giải chi tiết:

Bài học mà em học được sau câu chuyện trên đó là cần phải biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh mình.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button