Cách chứng minh biểu thức không phụ thuộc vào biến cực hay, có

Cách chứng minh biểu thức không phụ thuộc vào biến cực hay, có lời giải

A. Phương pháp giải

Để chứng minh 1 một biểu thức không phụ thuộc vào biến ta cần:

+ Thực hiện phép nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức ( Nếu có)

+ Nhóm các đơn thức đồng dạng với nhau rồi rút gọn.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Chứng minh biểu thức sau không phụ thuộc vào x

A = (x2 – x).(x + 1) – (x2 + x).(x – 1)

Chứng minh

Ta có: A = (x2 – x).(x + 1) – (x2 + x).(x – 1)

A = x2(x + 1) – x.(x + 1) – x2(x – 1) – x(x – 1)

= x3 + x2 – x2 – x – x3 + x2 – x2 + x

= (x3 – x3) + (x2 – x2 + x2 – x2) + (x – x)

= 0 + 0 + 0

= 0

Vậy giá trụ của biểu thức A không phụ thuộc vào biến x.

Ví dụ 2. Chứng minh biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến

B = x2(x – 2) – x(x2 + x + 1) + x(3x + 1)

Chứng minh

Ta có:

B = x2(x – 2) – x(x2 + x + 1) + x(3x + 1)

= x2.x – x2.2 – x.x2 – x.x – x.1 + x.3x + x.1

= x3 – 2×2 – x3 – x2 – x + 3×2 + x

= (x3 – x3) + (3×2 – 2×2 – x2) + (x – x)

= 0 + 0 + 0

= 0

Vậy giá trị của biểu thức B không phụ thuộc vào x.

C. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Giá trị của biểu thức là ?

A.x + 1

Đọc thêm:  Phát biểu quy tắc, Ví dụ và Bài tập nhân đơn thức với đa thức

B. 4

C. – 4

D. 1- x

Lời giải:

Chọn C.

Câu 2. Chứng minh biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của x và y

A = (x – y).(x + y) + (y – x).(y + x) + 10

Lời giải:

Chứng minh

Ta có:

A = (x – y).(x + y) + (y – x).(y + x) + 10

= x(x + y) – y(x + y) + y.(y + x) – x(y + x) + 10

= x2 + xy – xy – y2 + y2 + xy – xy – x2 + 10

= (x2 – x2) + (y2 – y2) + (xy – xy + xy – xy) + 10

= 0 + 0 + 0 + 10

= 10

Vậy giá trị của biểu thức A là 10 và không phụ thuộc vào x và y.

Câu 3. Chứng minh giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của x.

A = x(x2 + 10) – (x2 + 1)(x – 2) – x(2x + 9) + 2

Lời giải:

Chứng minh

Ta có: A = x(x2 + 10) – (x2 + 1)(x – 2) – x(2x + 9) + 2

A = x3 + 10x – x2(x – 2) -1.(x – 2) – 2×2 – 9x + 2

= x3 + 10x – x3 + 2×2 – x + 2 – 2×2 – 9x + 2

= (x3 – x3) + (2×2 – 2×2) + (10x – x – 9x) + (2 + 2)

= 0 + 0 + 0 + 4

= 4

Vậy giá trị của biểu thức A không phụ thuộc giá trị của biến x.

Câu 4. Chứng minh giá tri của biểu thức sau không phụ thuộc giá trị của biến.

A = (x – y2).(x + y2) + (y2 – 2).(y2 + 2) – x2

Lời giải:

Chứng minh

A = (x – y2).(x + y2) + (y2 – 2).(y2 + 2) – x2

= x(x + y2) – y2(x + y2) + y2(y2 + 2) – 2(y2 + 2) – x2

= x2 + xy2 – xy2 – y4 + y4 + 2y2 – 2y2 – 4 – x2

=(x2 – x2) + (xy2 – xy2) + (y4 – y4) + (2y2 – 2y2) – 4

= -4

Vậy giá trị của biểu thức A không phụ thuộc vào giá trị của biến

Đọc thêm:  Phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm lớp 10 - Toán Thầy Định

Câu 5. Chứng minh giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc giá trị của biến x.

A = (2x – 4).(1 – x2) + x(2×2 – 2 – 4x)

Lời giải:

Chứng minh

A = (2x – 4).(1 – x2) + x(2×2 – 2 – 4x)

= 2x(1 – x2) – 4(1 – x2) + 2×3 – 2x – 4×2

= 2x – 2×3 – 4 + 4×2 + 2×3 – 2x – 4×2

= (2x – 2x) + (2×3 – 2×3) + (4×2 – 4×2) – 4

= 0 + 0 + 0 – 4

= -4

Vậy giá trị của biểu thức A không phụ thuộc biến x

Câu 6. Chứng minh giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc giá trị của biến x; y

Lời giải:

Vậy giá trị của biểu thức A không phụ thuộc biến x, y

Câu 7. Chứng minh giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc giá trị của biến x, y

A = (9x – 2y).(x – y) + y(3x – 2y) + (1 – x).(1 + x)

Lời giải:

Chứng minh

A = (9x – 2y).(x – y) + y(3x – 2y) + (1 – x).(1 + x)

A = x2 – xy – 2xy + 2y2 + 3xy – 2y2 + 1 + x – x – x2

A = (x2 – x2) + (-xy -2xy + 3xy) + (2y2 – 2y2) + (x – x) + 1

A = 0 + 0 + 0 + 0 + 1

A = 1

Vậy giá trị của biểu thức A không phụ thuộc biến x, y

Câu 8. Chứng minh giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc giá trị của biến x, y.

A = x3 – y3 + (y -x)(x2 + y2) + xy(y – x)

Lời giải:

Chứng minh

A = x3 – y3 + (y – x)(x2 + y2) + xy(y – x)

A = x3 – y3 + x2y + y3 – x3 – xy2 + xy2 x2y

A = (x3 – -x3) + (y3 – y3) + (x2y – x2y) + (xy2 – xy2)

A = 0 + 0 + 0 + 0

A = 0

Vậy giá trị của biểu thức A không phụ thuộc biến x, y

Đọc thêm:  Các dạng bài tập toán về phương trình đường tròn - toán lớp 10

Câu 9. Chứng minh giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc giá trị của biến x, y?

A = x2(xy – y – x) – x2y(x – 1) + (x -1)(x2 + x + 1)

Lời giải:

Chứng minh

A = x2(xy – y – x) – x2y(x – 1) + (x -1)(x2 + x + 1)

A = x3y – x2y – x3 – x3y + x2y + x3 + x2 + x -x2 – x – 1

A = (x3y – x3y) + (x2y – x2y) + (x3 – x3) + (x2 – x2) + (x – x) – 1

A = 0 + 0 + 0 + 0 -1

A = -1

Vậy giá trị của biểu thức A không phụ thuộc biến x, y

Câu 10. Chứng minh giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc giá trị của biến x.

A = x4 – (x2 – 2).(x2 + 2)

Lời giải:

Chứng minh

A = x4 – (x2 – 2).(x2 + 2)

A = x4 – (x4 + 2×2 – 2×2 – 4)

A = x4 – (x4 – 4)

A = x4 – x4 + 4

A = 4

Vậy giá trị của biểu thức A không phụ thuộc biến x.

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 8 chọn lọc, có đáp án hay khác:

  • Cách rút gọn biểu thức lớp 8 cực hay, có lời giải
  • Cách tính giá trị biểu thức lớp 8 cực hay, có lời giải
  • Cách giải phương trình lớp 8 cực hay, có đáp án
  • Cách chứng minh đẳng thức lớp 8 cực hay, có lời giải
  • Cách sử dụng hằng đẳng thức để rút gọn biểu thức cực hay

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 8 hay khác:

  • Giải bài tập Toán 8
  • Giải sách bài tập Toán 8
  • Top 75 Đề thi Toán 8 có đáp án

Săn SALE shopee tháng 6-6:

  • Unilever mua 1 tặng 1
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button