Phân tích tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao – Gia sư Thành Tài

Tiếp tục, Gia sư Thành Tài hướng dẫn các em học sinh bài phân tích Chí Phèo. Đây cũng là nội dung ôn thi, các em nên chú ý.

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

CHÍ PHÈO

Phần I. Hướng dẫn viết mở bài tác phẩm Chí Phèo

I. TÌM HIỂU CHUNG TÁC PHẨM CHÍ PHÈO

  1. 1. Tác giả Nam Cao

* Cuộc đời:

– Nam Cao (1917 – 1951), tên khai sinh: Trần Hữu Tri. Sinh ra trong một gia đình nông dân.

– Ông học hết bậc Thành chung vào Sài Gòn kiếm sống và bắt đầu sáng tác. Vì ốm đau, ông trở về quê và sống chật vật, lay lắt bằng nghề viết văn, làm gia sư.

– Đầu năm 1943, ông tham gia kháng chiến chống Pháp và bị chúng sát hại vào năm 1951.

– Nhìn bề ngoài, ông có vẻ lạnh lùng, vụng về, ít nói, nhưng có đời sống nội tâm rất phong phú, luôn sôi sục, có khi căng thẳng.

– Người tri thức ấy luôn nghiêm khắc đấu tranh với chính mình, vươn tới tâm hồn trong sạch và mơ ước tới cảnh sống, những con người thật đẹp.

– Ông có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương.

– Gắn bó sâu nặng với quê hương, người nghèo khổ, bị áp bức, khinh miệt trong xã hội.

* Sự nghiệp văn chương:

– Quan điểm nghệ thuật: sâu sắc, tiến bộ, đạt được thành tựu xuất sắc về đề tài người trí thức nghèo và người nông dân cùng khổ. Ông đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người, luôn đau đớn trước tình trạng con người bị rơi vào thảm cảnh sống mòn, bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị hủy hoại cả nhân tính.

– Phong cách độc đáo: luôn hướng tới thế giới nội tâm của con người; có biệt tài trong việc miêu tả và phân tích tâm lí; viết về cái nhỏ nhặt hằng ngày mà đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sắc và có giọng văn đặc sắc.

– Các tác phẩm chính: Chí Phèo, Đời thừa, Sống mòn, Giăng sáng, …

=> Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Ông có đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên quá trình hiện đại hóa nửa đầu thế kỉ XX.

* Nhận định về Nam Cao:

– “Viết về người trí thức tiểu tư sản nghèo, Nam Cao đã mạnh dạn phân tích và mổ xẻ tất cả, không né tránh như Thạch Lam; không cực đoan, phiến diện như Vũ Trọng Phụng, cũng không thi vị hóa như Nhất Linh, Khái Hưng, ngòi bút của Nam Cao luôn luôn tỉnh táo đúng mực”. (Hà Minh Đức). – “Trong các trang truyện của Nam Cao, trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là tâm lí, nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người” (Nguyễn Minh Châu).

  1. 2. Tác phẩm Chí Phèo

  2. a. Hoàn cảnh sáng tác:

– Xuất xứ: tên gốc “Cái lò gạch cũ”, in thành sách “Đôi lứa xứng đôi”, đổi tên là Chí Phèo (1946).

– “Chí Phèo” là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, một truyện ngắn có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn.

  1. b. Tóm tắt truyện

Ngay từ khi chào đời, Chí Phèo bị bỏ rơi bên một cái lò gạch bị bỏ không, là một đứa con hoang. Được dân làng nuôi, Chí Phèo lớn lên như một loài cây dại, tuổi thơ hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ, tuổi thanh niên ra sức làm than trâu ngựa cho nhà lí Kiến. Vì một chuyện ghen tuông vô lí, lí Kiến nhẫn tâm đẩy Chí Phèo vào tù. Bảy, tám năm sau, Chí Phèo ra tù trở về làng hoàn toàn biến đổi, rạch mặt ăn vạ và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Anh hoàn toàn bị tha hóa, sống trong những cơn say, không ý thức được hành động và cuộc sống của mình. Cho đến khi Chí Phèo gặp thị Nở, hắn hồi sinh và khao khát làm hòa và sống lương thiện với mọi người. Nhưng bà cô của thị Nở và cái xã hội đương thời đã chứng đứng con đường trở về làm người lương thiện của Chí. Chí Phèo tuyệt vọng, tìm giết Bá Kiến rồi tự sát. Nghe tin Chí Phèo chết, thị Nở nhìn xuống bụng và thầm nghĩ đến một cái lò gạch bỏ không.

  1. 3. Sơ đồ tư duy tóm tắt tác phẩm Chí Phèo

Xem thêm: Dạy Văn tại nhà

Đọc thêm:  Dọn về làng - Nông Quốc Chấn | Tác giả - Tác phẩm lớp 12

Phần II. Hướng dẫn viết phân tích Thân bài Chí Phèo

II. ĐỌC – HIỂU TRUYỆN NGẮN CHÍ PHÈO

1. Bi kịch của người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa:

  1. a. Chí Phèo từ khi sinh ra cho đến khi bị đẩy vào tù:

* Sinh ra:

– Là một người không cha không mẹ, không nhà cửa.

– Được người thả ống lươn nhặt được.

– Được người dân trong làng nuôi lớn.

* Tuổi thanh niên:

– Là một anh canh điền, làm trâu ngựa cho bá kiến.

– Phẩm chất: lương thiện, thật thà, chất phác, trung thực.

– Ước mơ nhỏ: có gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê, cuốc mướn, vợ dệt vải, con lợn nuôi làm vốn, kha khá mua dăm ba sào ruộng.

* Bị đẩy vào tù:

– Nguyên nhân bị bà ba sai bóp chân.

– Bá Kiến ghen tuông đẩy vào tù.

=> Chí Phèo là một con người rất hiền lành, có quyền sống một cuộc đời lương thiện, đời thường như bao người khác. Thế nhưng chính thế lực phong kiến đã cấu kết với nhà tù thực dân tước bỏ quyền tự do của Chí Phèo.

  1. b. Ý nghĩa tiếng chửi:

* “Hắn vừa đi vừa chửi”:

– “Hắn chửi trời” -> “trời có của riêng nhà nào”. => trời đã sinh ra hắn một con người không hoàn thiện.

– “Hắn chửi đời” -> “đời là tất cả nhưng chẳng là ai”. => đời bạc bẽo đã cưu mang hắn rồi lại vứt bỏ hắn.

– “Hắn chửi cả làng Vũ Đại” -> “chắc hắn trừ mình ra”. => đã đẩy hắn vào bi kịch tha hóa.

– “Hắn chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn” -> “không ai ra điều” => thể hiện nỗi cô độc.

– “Hắn chửi đứa nào đã sinh ra hắn” -> “nhưng mà biết đứa chết mẹ nào sinh ra Chí Phèo” => sinh ra nhưng không cưu mang hắn.

=> Đoạn văn đã sử dụng hàng loạt câu văn ngắn tạo nên nhịp điệu nhanh, dồn dập, kịch tính cho câu chuyện. Thể hiện được nỗi cô đơn với tâm trạng uất ức, căm phẫn, khao khát được giao tiếp với mọi người như không ai đáp lại. Qua đó, ta thấy nhân vật trung tâm hiện lên với hai tầng nghĩa.

+ Đó là chân dung của một kẻ lưu manh, côn đồ.

+ Là nạn nhân đau khổ mang trong mình nỗi cô đơn bị cự tuyệt quyền làm người.

-> Thể hiện sáng tạo độc đáo của Nam Cao.

  1. c. Chí Phèo ra tù cho đến trước khi gặp thị Nở:

Về nhân hình, hắn thay đổi hoàn toàn: “đầu trọc lóc, răng cạo trắng hớn, mặt đen rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm, ngực phanh đầy nét chạm trổ rồng phượng” => giống như một thằng săng đá.

Về nhân tính: rạch mặt ăn vạ, làm nghề đâm thuê, chém mướn, vừa đi vừa chửi -> trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí Phèo trở thành một kẻ lưu manh, trở thành tay sai của bá Kiến, tàn phá hạnh phúc của những người lương thiện.

– Cùng với sự tha hóa về nhân hình và nhân tính, Chí Phèo còn rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Xã hội không chấp nhận một kẻ lưu manh như Chí Phèo. Cuộc sống Chí Phèo tối tăm không khác nào cuộc sống của thú vật.

– Chí Phèo là một hình tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng bị đè nén, bị áp bức ở nông thôn trước cách mạng. Họ không có cách nào để chống trả ngoài việc thực hiện bằng con đường lưu manh hóa.

=> Nam Cao đã tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã tàn phá thể xác, hủy hoại tâm hồn của những con người lương thiện.

  1. 2. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:
  2. a. Diễn biến tâm lí và hành động của Chí Phèo từ khi gặp thị Nở

* Một buổi sáng sau khi Chí Phèo tỉnh dậy:

– “Chí Phèo gặp thị Nở … Thế rồi nửa đêm, Chí Phèo đau bụng nôn mửa, thị Nở dìu hắn vào trong lều” -> cuộc gặp gỡ này đã góp phần làm thay đổi tâm lí và sinh lí của Chí Phèo. (dẫn chứng SGK)

Đọc thêm:  Mẫu phiếu đăng ký xét tuyển, đăng ký tuyển sinh Đại học 2023

– Sáng hôm sau, khi hết say, Chí hoàn toàn tỉnh táo, cảm thấy lòng “bâng khuâng”, “mơ hồ buồn”.

– Chí nghe thấy âm thanh quen thuộc của cuộc sống: “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá.” Chí còn nghe rõ cuộc trò chuyện của những người đàn bà đi buôn vải ở Nam Định về.

-> Đó là những âm thanh quen thuộc nhưng chỉ đến hôm nay hắn mới tỉnh táo, các giác quan mới hoạt động bình thường -> Tiếng gọi tha thiết từ cuộc sống.

– Khi tỉnh táo sau cơn say triền miên, Chí Phèo nhìn lại cuộc đời mình cả trong quá khứ – hiện tại – tương lai.

+ Quá khứ: nhớ lại những ngày “rất xa xôi”, “hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.” -> Ước mơ nhỏ bé, giản dị nhưng chưa bao giờ trở thành hiện thực.

+ Hiện tại: hắn buồn vì đã thấy mình già, “đã tới cái dốc bên kia cuộc đời”, “cơ thể đã hư hỏng nhiều”, thế mà hắn vẫn đang “cô độc” -> thiếu vắng sự quan tâm của gia đình, người thân, môi trường trong xã hội.

+ Tương lai: hắn nghĩ về sự “cô độc”, “nó “còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. -> khao khát tình thương, hòa nhập với xã hội.

=> Sau khi đi tù về, lúc nào Chí Phèo cũng say, hắn chìm đắm trong vô thức. Để rồi khi tỉnh táo suy nghĩ, hắn nhận thấy tình trạng bi đát, tuyệt vọng của cuộc đời mình.

* Bát cháo hành, liều thuốc giải độc:

– Khi thị Nở mang “nồi cháo hành còn nóng nguyên” vào -> hắn hết sức “ngạc nhiên” và xúc động đến mức trào nước mắt. -> giọt nước mắt của sự cảm ơn, giọt nước mắt vui sướng của kẻ chưa biết vui sướng là gì.

– Đây là lần thứ nhất trên đời “hắn được một người đàn bà cho” -> hắn thấy cháo hành của thị Nở thơm ngon lạ lùng: “Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm”. -> Bát cháo hành của thị Nở không chỉ là bát cháo hành bình thường, mà trong đó hàm chứa cả tình yêu thương chân thành thị dành cho hắn -> hàm chứa cả hạnh phúc lứa đôi mà lần đầu tiên Chí có được.

– Dấu hiệu khép lại chuỗi tội lỗi và làm sống dậy bản chất lương thiện vốn ẩn sâu trong con người của Chí. Khi gặp thị Nở và cảm nhận được tình yêu mộc mạc, chân thành của thị sau một trận ốm, bản chất ấy của Chí được hồi sinh và Chí muốn sống đúng với con người thật của chính mình.

– Chí thèm lương thiện, thèm làm hòa với mọi người biết bao. Chí hồi hộp, mong mỏi được nhận trở lại với xã hội loài người, tin tưởng thị Nở sẽ mở đường. Khát khao hoàn lương rất đáng trân trọng.

* Ý nghĩa hình ảnh bát cháo hành: Hình ảnh bát cháo hành thể hiện tính nhân đạo, lòng yêu thương, sự tin tưởng của nhà văn vào nhân vật của mình – đó là nhân vật đại diện cho những người nông dân vốn hiền lành. Đồng thời, chúng ta cũng thấy được tài năng của Nam Cao trong việc miêu tả, xây dựng thế giới nội tâm của nhân vật.

  1. b. Tấn bi kịch của Chí Phèo khi bị cự tuyệt quyền làm người:

Nguyên nhân chính xuất phát từ ba cô thị Nở: bà không đồng ý cho cháu bà “đâm đầu” đi lấy thằng Chí Phèo, bởi vì hắn là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, “chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”.

– Thị Nở thấy điều bà cô nói vô lí nhưng thị cũng phải nghe theo -> thị đã giận dữ “trút vào mặt hắn tất cả lời của bà cô”.

– Đầu tiên, Chí Phèo cảm giác ngạc nhiên, thích chí trước sự giận dữ của thị Nở, hiểu ra sự việc, Chí “ngẩn người”, rồi sửng sốt -> “đuổi theo thị, nắm lấy tay”.

– Chí Phèo đau xót, cố níu kéo, khao khát tình yêu, tha thiết đến với thị Nở, đồng thời Chí cũng khao khát có một cuộc sống lương thiện, hòa với mọi người. Thế nhưng thị Nở đã cự tuyệt khiến tình yêu tan vỡ.

– Chí rơi vào tuyệt vọng, đau đớn, vật vã, bi kịch tinh thần của con người sinh ra là người, nhưng lại không được làm người.

– Vì tuyệt vọng nên hắn đã tìm đến rượu, “càng uống lại càng tỉnh”. Tuy say nhưng thẳm sâu trong tâm hồn, nhân vật vẫn ý thức rõ về nỗi đau thân phận.

Đọc thêm:  Hướng dẫn làm bài văn tả con chó Husky chân thực - Đọc Tài Liệu

– Chi tiết được nhắc đi nhắc lại nhiều lần “hắn ôm mặt khóc rưng rức” và cứ “thoang thoảng thấy hơi cháo hành”.

=> Càng tô đậm niềm khao khát yêu thương và nhất là bi kịch tinh thần của Chí. Trong cơn bi kịch, Chí Phèo thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp của mình cả bộ mặt và linh hồn con người.

* Chí Phèo xách dao đến nhà bá Kiến:

– Chí trợn mắt, chỉ tay vào mặt lão.

– Đanh thép kết tội hắn và đòi quyền làm người: “Tao muốn làm người lương thiện”; “Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không? Chỉ có một cách… biết không!… Chỉ còn một cách là… cái này! Biết không! …”

– “Hắn rút dao ra, xông vào… văng dao tới… bá Kiến chỉ kịp kêu một tiếng”.

-> Không phải là hành động của một người say rượu, ngược lại rất tỉnh. Thể hiện lòng căm thù lên đến tột cùng. Đó là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân bị áp bức.

– Chí Phèo tự sát:

+ Đó là cái chết tất yếu -> chết mới thoát khỏi kiếp sống quỷ dữ.

+ Đó là một tấn bi kịch: muốn lương thiện nhưng không ai cho, kẻ thù của Chí không chỉ cả bá Kiến mà còn là cả xã hội thối nát và ác độc đương thời.

-> Khao khát được sống lương thiện cao hơn cả tính mạng.

-> Cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa tố cáo mãnh liệt cái xã hội thực dân nửa phong kiến không những đẩy người nông dân lương thiện vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa mà còn đẩy họ vào chỗ chết.

* Chi tiết dân làng nói về cái chết của Chí Phèo và bá Kiến:

– “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! Rõ thật bọn chúng lại giết nhau, nào có phải cần đến tay người khác đâu.”

-> sự lạnh lùng, vô cảm của xã hội về cái chết thương tâm, uất ức của một con người.

* Chi tiết: cái lò gạch hiện lên trong tâm trí thị Nở

– Chừng nào xã hội thực dân phong kiến còn tàn bạo thì người nông dân còn tiếp tục bị bần cùng hóa, lưu manh hóa -> mất nhân hình, nhân tính.

Phần III. Hướng dẫn viết kết bài Chí Phèo

III. TỔNG KẾT TÁC PHẨM CHÍ PHÈO

  1. 1. Nội dung:

– Nhân vật điển hình cho những người nông dân nghèo bị bần cùng hóa và bị trượt dài trên con đường lưu manh hóa.

– Kết án đanh thép xã hội đen tối vô nhân đạo trước cách mạng.

– Tiếng kêu cứu của những con người lầm lạc, khát khao sống lương thiện trong cái xã hội ngột ngạt, tàn bạo, vô cảm.

  1. 2. Nghệ thuật:

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, có ý nghĩa tiêu biểu, hết sức sinh động, có cá tính độc đáo, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình.

– Nghệ thuật trần thuật, kết cấu mới mẻ, linh hoạt, phóng túng.

– Ngôn ngữ, giọng điệu sinh động.

– Cốt truyện độc đáo, các tình tiết giàu kịch tính.

MỞ RỘNG: CÁC NỘI DUNG CÓ THỂ XEM THÊM

1. Hướng dẫn phân tích các bài Văn và Thơ cho kỳ thi THPT

1. 1 Các bài phân tích Văn

+ Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng

+ Chí Phèo của Nam Cao

+ Hai đứa trẻ của Thạch Lam

+ Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

+ Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

+ Ông già và biển cả của HÊ-MINH-UÊ

+ Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

+ Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

+ Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

+ Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

+ Phân tích bài Hồn Trương Ba, da hàng thị – Lưu Quang Vũ

+ Vợ Nhặt của Kim Lân

1. 2 Các bài phân tích Thơ

+ Phân tích bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng

+ Phân tích bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

+ Phân tích bài thơ Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm

+ Phân tích bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh

2. Kênh tuyển sinh THPT Quốc Gia

– Lịch thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia năm 2023

– Cách tính điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

– Khối C, tổ hợp của khối C, các ngành khối C, các trường ĐH có khối C

– Khối D, tổ hợp của khối D, các ngành khối D, các trường ĐH có khối D

– Đề thi minh họa môn Văn năm 2022

Gia Sư Thành Tài – đơn vị chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button