Giải Hóa 8 Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng – VnDoc.com

Giải Hóa 8 Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Hóa học lớp 8, các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập liên quan.

>> Bài trước đó: Giải Hóa 8 Bài 14 Thực hành

A. Lý thuyết Hóa 8 bài 15 Định luật bảo toàn khối lượng

Định luật bảo toàn khối lượng: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

Ví dụ:

A + B → C + D

Định luật bảo toàn khối lượng:

mA + mB = mC + mD

  • Ứng dụng

Tính khối lượng các chất tham gia phản ứng hay tạo thành sau phản ứng.

  • Lưu ý:

Cần xác định chính xác khối lượng các chất tham gia phản ứng và sản phẩm

Dạng bài tập này có thể kết hợp với dạng bài tập viết phương trình hóa học của phản ứng.

B. Giải bài tập SGK Hóa lớp 8 trang 54

Bài 1 trang 54 sgk Hóa 8

a) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng.

b) Giải thích vì sao khi một phản ứng hóa học xảy ra khối lượng các chất được bảo toàn.

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

a) Định luật bảo toàn khối lượng: “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng”

b) Giải thích: trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử. sự thay đổi này chỉ liên quan đến electron, còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng nguyên tử thì không đổi, vì vậy khối lượng các chất được bảo toàn.

Đọc thêm:  Một số axit quan trọng, axit sunfuric H2SO4 đặc loãng, axit clohidric

Bài 2 trang 54 sgk Hóa 8

Trong phản ứng hóa học ở thí nghiệm trên (trang 53/ SGK), cho biết khối lượng của natri sunfat Na2SO4 là 14,2 g, khối lượng của các sản phẩm bari sunfat BaSO4 và natri clorua NaCl theo thứ tự là 23,3 g và 11,7g. Hãy tính khối lượng của bari clorua BaCl2 đã phản ứng

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

Theo định luật bảo toàn khối lượng:

mBaCl2 + mNa2SO4 = mBaSO4 + mNaCl

=> mBaCl2 = mBaSO4 + mNaCl – mNa2SO4

=> mBaCl2 = 23,3 + 11,7 – 14,2 = 20,8 (g)

Bài 3 trang 54 sgk Hóa 8

Đốt cháy hết 9g kim loại magie Mg trong không khí thu được 15g hợp chất magie oxit MgO. Biết rằng magie cháy là xảy ra phản ứng với khí O2 trong không khí.

a) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra.

b) Tính khối lượng của khí oxi phản ứng.

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

a) Công thức về khối lượng của phản ứng

mMg + mO2 = mMgO

b) Khối lượng của khí oxi tham gia phản ứng:

mO2 = mMgO – mMg

=> mO2 = 15 – 9 = 6(g)

>> Bài tiếp theo: Giải Hóa 8 Bài 16: Phương trình hóa học

C. Giải sách bài tập Hóa 8 bài 15

Để giúp các bạn học sinh được luyện tập, củng cố các dạng bài tập cũng như lý thuyết. VnDoc biên soạn hướng dẫn giải chi tiết các bài tập Sách bài tập hóa 8 tại: Giải SBT Hóa 8 bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng.

D. Trắc nghiệm Hóa 8 bài 15

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Trong 1 phản ứng hóa học ….. khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”

A. Tổng

B. Tích

C. Hiệu

D. Thương

Câu 2: Chọn khẳng định sai

A. Sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử

B. Sự thay đổi liên quan đến electron

Đọc thêm:  Na2SiO3 + CO2 → Na2CO3 + SiO2 | Phương Trình Phản Ứng Hóa

C. Sự thay đổi liên quan đến notron

D. Số nguyên tử nguyên tố được giữ nguyên

Câu 3: Chọn đáp án đúng

A. Tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng

B. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng

C. Tổng khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng

D. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng

Câu 4: Cho 9 (g) nhôm cháy trong không khí thu được 10,2 g nhôm oxit. Tính khối lượng oxi

A. 1,7 gam

B. 1,6 gam

C. 1,5 gam

D. 1,2 gam

Câu 5: Cho sắt tác dụng với axit clohydric thu được 3, 9 g muối sắt và 7,2 g khí bay lên. Tổng khối lượng chất phản ứng

A. 11,1 g

B. 12,2 g

C. 11 g

D. 12,22

Câu 6: Vì sao khi Mg + HCl thì mMgCl 2 < mMg + mHCl

A. Vì sản phẩm tạo thành còn có khí hidro

B. mMg= mMgCl 2

C. HCl có khối lượng lớn nhất

D. Tất cả đáp án

Câu 7: Nung đá vôi thu được vôi sống và khí cacbonic. Kết luận nào sau đây là đúng

A. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng vôi sống

B. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí

C. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí cacbonic cộng với khối lượng vôi sống

D. Không xác định

Để xem và tải toàn bộ nội dung câu hỏi trắc nghiệm đáp án Hóa 8 bài 15 tại: Trắc nghiệm Hóa học 8 bài 15

E. Bài tập định luật bảo toàn khối lượng

Câu 1.a) Viết công thức về khối lượng cho phản ứng giữa kim loại kẽm và axit clohiđric HCl tạo ra chất kẽm clorua ZnCl2 và khí hiđro.

b) Cho biết khối lượng của kẽm và axit clohiđric đã phản ứng là 13 gam và 14,6 gam, khối lượng của chất kẽm clorua là 27,2 gam.

Hãy tính khối lượng của khí hiđro bay lên.

Đọc thêm:  Một số trường hợp khi sử dụng git - Viblo

Câu 2. Biết rằng axit clohiđric có phản ứng với chất canxi cacbonat tạo ra chất canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit.

Một cốc đựng dung dịch axit clohiđric (1) và cục đá vôi (2) (thành phần chính là chất canxi cacbonat) được đặt trên một đĩa cân. Trên đĩa cân thứ hai đặt quả cân (3) vừa đủ cho cân ở vị trí thăng bằng.

Bỏ cục đá vôi vào dung dịch axit clohiđric. Sau một thời gian phản ứng, cân sẽ ở vị trí nào?

Câu 3. Đun nóng mạnh hỗn hợp gồm 14 gam bột sắt và 10 gam bột lưu huỳnh thu được 22 gam chất sắt(II) sunfua (FeS) màu xám.

Biết rằng, để cho phản ứng hoá hợp xảy ra hết người ta đã lấy dư lưu huỳnh. Tính khối lượng lưu huỳnh lấy dư.

Câu 4. Biết rằng canxi oxit (vôi sống) CaO hoá hợp với nước tạo ra canxi hiđroxit (vôi tôi) Ca(OH)2, chất này tan được trong nước, cứ 112 gam CaO hoá hợp vừa đủ với 36 gam H2O. Bỏ 5,6 gam CaO vào trong một cốc lớn chứa 400 ml nước tạo ra dung dịch Ca(OH)2, còn gọi là nước vôi trong.

a) Tính khối lượng của canxi hiđroxit.

b) Tính khối lượng của dung dịch Ca(OH)2, giả sử nước trong cốc là nước tinh khiết.

…………………..

Trên đây Vndoc đã gửi tới bạn đọc nội dung hướng dẫn giải chi tiết định luật bảo toàn khối lượng. Từ đó giúp các bạn học sinh vận dụng nhanh vào các dạng bài tập tính toán hóa học, cũng như rèn luyện kỹ năng giải môn Hóa.

  • Hóa học 8 Bài 16: Phương trình hóa học
  • Giải bài tập SBT Hóa học lớp 8 bài 16: Phương trình hóa học

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button