Phân tích sự phê phán trong Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Đề bài:

Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích Những người khốn khổ của Vích- to Huy-gô) là đoạn trích thể hiện tập trung cảm hứng phê phán và xót thương, phê phán sự tàn ác, và nhân đạo và xót thương những con người khốn khổ. Anh/chị hãy phân tích đoạn trích để làm sáng tỏ, điều đó.

Văn mẫu phân tích sự phê phán trong Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Vích-to Huy-gô đã chứng kiến những biến động lớn lao của nước Pháp gần suốt thế kỉ XIX. Ông đã dần trở thành “nhân vật trung tâm của chủ nghĩa lãng mạn tiến bộ Pháp”. Những tác phẩm của ông thấm nhuần tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, tiêu biểu là Những người khốn khổ. Đoạn trích Người cầm quyển khôi phục uy quyền trong cuốn tiếu thuyết bất hủ này của Huy-gô thể hiện tập trung cảm hứng phê phán và xót thương, phê phán sự tàn ác, vô nhân đạo và xót thương những con người khốn khổ.

Những người khốn khổ (1862) được thai nghén từ năm 1823, trải qua nhiều năm chuẩn bị cống phu, mãi đến ngày 21-5- 1X61 mới viết xong. Những bước thăng trầm của lịch sử đã tác động đến tư tưởng nhà văn trong cả quá trình hư cấu, xây dựng, sửa chữa. Bộ “tiểu thuyết nhân dân”, bản “anh hùng ca của những con người bình thường” này chỉ có thể hoàn thành vào thời kì nhà văn chiến đấu bất khuất vì Công lí, Tự do. “Khi trên mặt đất, dốt nát và khốn khổ còn tồn tại, thì những quyển sách như loại này còn có thể không phải là vô ích” (Huy-gô). Tác phẩm đã gợi lên lòng thương vô hạn những kẻ khốn cùng trong xã hội va cố gắng mở ra con đường giải quyết số phận của họ. Huy-gô đã khẳng định một điều là chỉ có những con người khốn khổ mới thật sự yêu thương nhau. Tiếng kêu thảm thương của những cháu bé đang đói lả thôi thúc Giăng Van-giăng phải đập vỡ kính lấy trộm miếng bánh-cho các cháu. Phăng-tin mất việc làm phải bán cả tóc lẫn răng để nuôi đứa con nhỏ. Van-giăng phải đi cứu Sin-nia-chi-ơ khói nanh vuốt của tòa án. Họ quên mình vì nghĩa đến người khác. Tình mẹ con Phăng-tin – Cô-dét, tình cha con Van-giăng – Cô-dét, tình yêu của E-pô- nin và tình đồng chí của những con người ở xóm thợ Xanh Ăng-toan, Hơi mà “những nỗi nghèo khổ và cảm hờn ẩn náu”, những mối tình cao thượng ấy không phải ngẫu nhiêu mà chúng ta chỉ thấy ở những người khốn khổ, bất hạnh. Họ cần phải phản không lại trật tự xã hội bất công. Van-giăng phải vượt ngục, Phăng-tin phải kháng cự Gia-ve. Và cao hơn hết là phải cùng nhau đứng vé phía cách mạng, một sống một chết với kẻ thù. Huy-gô đã khắc họa những gương mặt không phai mờ, những con người đau khổ nhìn về tương lai, sinh động hơn cả những người đang sống. Giá trị hiện thực chính là những con người đang sống thúc đẩy tác giả miêu tả.

Đọc thêm:  Văn mẫu lớp 8: Phân tích tâm trạng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng

Người cầm quyền khôi phục uy quyền là một đoạn trích trong tiếu thuyết Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô. “Người cầm quyền” ở đây ứng với nhân vật Giăng Van-giăng hay Gia-ve? Lâu nay, Gia-ve vẫn một mực phục tùng ông thị trưởng, tuy có lúc nghi ngờ ông chính là tên tù khổ sai Giăng Van-giăng. Bây giờ, Giăng Van-giăng đã trở lại với tên họ thật cũa mình nên gã thanh tra mật thám “khôi phục” quyền hành của hắn. Như vậy có thể nghĩ “người cầm quyền” ứng với nhân vật Gia-ve. Nhưng xét riêng đoạn trích tiểu thuyết chiếm trọn vẹn mục này, tên thanh tra mật thám đang hống hách với Giăng Van-giăng, bỗng phải nem nép nghe theo Giăng Van-giăng… thì ngựời “khôi phục uy quyền” chính là Giăng Van-giăng. Khả năng thứ hai có sức thuyết phục hơn.

Trong toàn bộ tác phẩm, đặc biệt là trong đoạn trích này, nhà văn có dụng ý miêu tả nhân vật Gia-ve như một loài cầm thú: Diện mạo “ác thú”, “chó dữ”, “cọp”,… chỉ “còn chút gần nhân loại” ở chỗ đôi lúc hút thuốc. Bộ dạng, ngôn ngữ, hành động: Thoạt tiên là tiếng thét “Mau lên!” với lời bình của người kế chuyện: “Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”. Hắn vừa gầm vừa như thôi miên con mồi, “cứ đứng lì một chỗ”, phóng vào con mồi “cặp mắt nhìn như cái móc sát”. Sau đó hắn mới lao tới phía con mồi, ngoạm lấy cổ con mồi (rúm lấy cổ áo), hắn đắc ý phá lên cười, nhưng là “cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng”. Người kể chuyện cố ý khắc họa “thế giới nội tâm” của con thú Gia-ve qua thái độ, cách xử sự của hắn trước người bệnh. Chẳng quan tâm tới người bệnh nặng là Phăng-tin, hắn cứ quát tháo trong bệnh xá. Chẳng cần biết Phăng-tin gần đất xa trời chỉ còn bấu víu vào cuộc sồng ở chỗ tưởng rằng ống Thị trưởng đã chuộc được Cô-dét về cho chị, hắn đã tàn nhẫn nói toạc ra: “mày nói giỡn! Chà chà (…) tốt thật đấy. Nhưng còn ông thị trưởng thì chị vẫn hi vọng sẽ gặp được con. Hắn dập tắt nốt tia hi vọng cuối cùng của Phăng-tin bằng cách tuyên bố thẳng thừng là ờ đây chẳng còn ai là ông thị trường nữa

“Thế giới nội tâm” của con thú Gia-ve còn thể hiện qua thái độ, cách xử sự của hắn trước nồi đau của tình mẫu tử. Đã là người, ai đứng trước nỗi đau ấy chắc cũng phải mủi lòng. Gia-ve ngược lại, vẫn lòng lim dạ đá. Trước tiếng kêu tuyêt vọng của Phăng-tin , Gia-ve đã quát: “Giờ lại đến lượt con này…”

Trước người chết, Gia-ve không những không mảy may xúc động mà hắn vẫn tiếp tục quát: “Đừng có lôi thôi! Tao không đến đây để nghe lí sự…” Khắc họa nhân vật Gia-ve với bản tính cùa loài cầm thú, Vích-to Huy-gô muốn kịch liệt phê phán cái ác, sự vô nhân đạo đang có nguy cơ hoành hành trong xã hội.

Trái ngược với tính cách của Gia-ve là nhân vật Giăng Van-giăng. Nhà văn chú ý khắc họa những nét tinh tế trong ngôn ngữ và hành động của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin và đối với Gia-ve, tất cả đều nhằm mục đích cứu vớt Phăng-tin trong lúc bệnh tình nguy kịch. Khi Gia-ve xuất hiện, ông biết hắn đến để bắt mình, nhưng nói thế nào đây để Phăng-tin yên tâm? Sự thể sẽ ra sao nếu thay cho câu Tôi biết là anh muốn làm rồi “bằng câu “Tôi biết hắn đến để bắt tôi rồi”.

Đọc thêm:  Khổ như... giáo viên tiểu học - Kinh Tế đô thị

Phần thứ hai của đoạn trích, khi Phăng-tin đã biết rõ sự thật, Giăng Van-giăng cứ muốn nói nhỏ, nói riêng với Gia-ve. Giăng Van-giăng không phải sợ Gia-ve mà sợ người đàn bà xấu số không còn có thể sống được nữa.

Cho đến phần cuối của đoạn trích, Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin lúc ấy đã chết rồi. Người kế chuyện không rõ nhưng chúng ta đoán biết được ông đã thầm hứa với Phăng-tin sẽ tìm mọi cách cứu cô-dét cho chị về sau, Giăng Van-giăng đã thực hiện được lời hứa ấy.

Qua hai nhân vật Phăng-tin và Giăng Van-giăng, V. Huy-gô đã thể hiện tình thương của mình đối với những con người đau khổ, bất hạnh.

Hai tính cách trái ngược nhau của Gia-ve và Giăng Van-giăng là hai đại diện đối lập giữa tình thương. Nếu Gia-ve luôn “hoài nghi” và có thái độ ngang ngược, hống hách thì Giăng Van-giăng lại là một người đàn ông sống có trách nhiệm và luôn thường trực một tình thương cao cả đối với những người nghèo khổ, ở nhân vật Giăng Van-giăng, hiện hữu trong phẩm chất con người ấy là lẽ sống tình thương. Ông có một khát vọng muốn xua tan nồi đắng cay, oan trái ở những con người khốn khổ bẳng tình thương. Với một tâm hồn cao thượng như vậy, Giăng Van-giăng luôn cận kề bên cạnh bao cảnh sống cơ hàn. Lẽ sống của ông dã che chở và nâng clỡ bao cảnh đời tủi nhục. Đối với Giăng Van-giăng, tình người, tình đời thật lớn lao. Ông chính là đại diện của lẽ sống vì tình thương. Tính cách ấy trái hẳn với Gia-ve, một kẻ không có tình người Với chức thanh tra, hắn luôn tác oai, tác quái và gây ra bao nhiêu hậu quả khốc liệt. Cái chết của bà Phăng-tin vì tuyệt vọng cũng do sự tàn nhẫn và thiếu lương tâm của Gia-ve mới tạo nên cơn giằng xé đến nỗi bà phải chết.

Trong đoạn trích, nhân vật Phăng-tin hiện lên là một người mẹ nghèo khổ, tình cảnh đến mức bi đát. Phăng-tin có con gái là Cô-đét nhưng số phận đã chia lìa hai mẹ con dẫn đến nỗi đau giằng xé trong cõi lòng người mẹ. Xuất hiện trong đoạn trích nhân vật Phăng-tin tỏ ra là một người ốm yếu và bao trùm lên tâm trạng là sự lo lắng cho sứ mệnh của mình và cuộc đời người con gái duy nhất. Đặc biệt, khi có mặt của Gia-ve, lời nói và hành động hiện lên nỗi nơm nớp lo sợ của một người phụ nữ yếu đuối.

Nhà văn đã miêu tả Phăng-tin trong cơn tuyệt vọng bằng những điệu bộ của một người sắp chết. Phăng-tin cố gắng chống chọi lại với tử thần vì còn chút sức mạnh của tình yêu thương mà người mẹ dành cho người con gái. Hoạt động cuối cùng của người đàn bà khốn khổ ấy gây xúc động mạnh đến trái tim người đọc và để lại ấn tượng thương xót khôn nguôi. Có được ấn tượng ẩy là vì tác giả đã khắc họa nhân vật bằng tài năng nghệ thuật của mình làm cho nhân vật hiện lên những nét cơ cực nhất ngay cà nhũng giây phút cuối cùng của cuộc đời. Vai trò của nhân vật Phăng-tin là góp phần làm cho cốt truyện thêm sâu sắc và hấp dẫn. Xuất phát từ số phận nghiệt ngã và oan trái của nhân vật này đã lôi kéo Giăng Van-giăng vào cuộc để rồi nội dung câu chuyện dần dần biến đổi, Giá như Phăng-tin khủng trở nên ốm yếu và bất lực tnrớc số phận thì chua hẳn đã có một Giăng Van-giăng hào phóng và giàu tình thương như vậy. Đoạn trích thổ hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn. Bằng việc khắc họa các hình tượng nhân vật, tác giả muốn gửi tới người đọc thông diệp của lẽ sồng tình thương. Nhà văn đã lên tiếng bênh vực cho lẽ sống ấy, qua đó thể hiên thái độ phê phán những thế lực đã ngăn chặn và đè nén khát vọng sống cao quý của con người. Phăng tin đã chết rồi, vậy mà trên đôi môi nhợt nhạt của chị vẫn nở nụ cười. Thực tế là vô lí. Nhưng người duy nhất chứng kiến và phát hiện điều đó là bà Xem-pli (bà là người không bao giờ biết nói (dối). Kết hợp với chi tiết Giăng Van- giăng thì thầm bên tai Phăng-tin thì đấy lại là một ảo tưởng có thể xảy ra. Người chết mà khuôn mặt còn rạng rỡ, điều đó cũng vô lí. Nhưng người kể chuyện khi kể đến đây đã rất xúc động trước tình cảm của Giăng van-giăng đối với Phăng-tin, tường chừng thấy khuôn măt người chết rạng rỡ hẳn lên. Đấy cũng là một ảo tưởng có thế có thật. Nhà văn đã xây dựng chi tiết này với ngòi bút hết sức lãng mạn.

Đọc thêm:  Top 10 Bài văn phân tích bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh

Qua câu chuyện đầy éo le, oan trái với những tính cách trái ngược, nhà văn muốn gửi gắm một thông điệp: Cuộc sống khi phải đối diện với những bất công và tuyệt vọng, con người có thể sưởi ấm và che chở cho nhau bằng tình thương. Chỉ có tình thương mới có thể đẩy lùi thế lực hắc ám của cường quyền và thắp lên niềm hi vọng tươi sáng ở tương lai.

-/-

Xem thêm: Phân tích đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Trên đây là văn mẫu phân tích sự phê phán trong Người cầm quyền khôi phục uy quyền hay nhất do Đọc tài liệu tổng hợp được, mong rằng với nội dung này các em sẽ chuẩn bị cho mình được một bài văn phân tích thật hay nhé!

Đừng quên tham khảo trọn bộ văn mẫu 11 tất cả các bài học khác theo đúng chương trình ngữ văn lớp 11 em nhé!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button