Bài thơ: Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) – Ngữ văn lớp 11

Với tác giả, tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương Ngữ văn lớp 11 hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về bài Lưu biệt khi xuất dương gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, dàn ý, phân tích, ….

Bài thơ: Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) – Ngữ văn lớp 11

Bài giảng: Lưu biệt khi xuất dương – Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Nội dung bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Phiên âm

Dịch nghĩa

Dịch thơ

I. Đôi nét về tác giả Phan Bội Châu

– Phan Bội Châu (1867-1940), tên thuở nhỏ là Phan Văn San, biệt hiệu chính Sào Nam

– Là nhà nho đầu tiên nuôi ý tưởng đi tìm một con đường cứu nước mới. Ông học hành thi cử không phải để làm quan mà là để trang bị vốn hiểu biết, tạo uy tín chuẩn bị cơ sở cho hoạt động Cách mạng

– Phan Bội Châu là lãnh tụ các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.

Đọc thêm:  Thuyết minh về vẻ đẹp của người chiến sĩ và người nghệ sĩ trong

– Các tác phẩm chính: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử, Phan Sào Nam văn tập, Phan Bội Châu niên biểu,….

– Phong cách nghệ thuật: văn chương là vũ khí để tuyên truyền cổ động, thơ văn ông đã làm rung động biết bao con tim yêu nước

II. Đôi nét về tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ được sáng tác vào năm 1905 trước lúc tác giả sang Nhật Bản tìm một con đường cứu nước mới, ông làm bài thơ này để giã từ bè bạn, đồng chí

2. Bố cục

– Phần 1 (4 câu đầu): Quan niệm mới về chí làm trai, cùng ý thức của cái tôi đầy trách nhiệm.

– Phần 2 (còn lại): Ý thức được nỗi nhục mất nước, sự lỗi thời của nền học vấn cũ, đồng thời thể hiện khát vọng hăm hở, dấn thân trên hành trình cứu nước.

3. Giá trị nội dung

– Bài thơ khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi nổi và khát vọng cháy bỏng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước

4. Giá trị nghệ thuật

– Giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, chất lãng mạn toát ra từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của nhà thơ

III. Dàn ý phân tích Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)

1. Hai câu đề

Đọc thêm:  Nghị luận về vai trò của sự chủ động, chuẩn bị trước những tình

– Trước hết câu thơ vẫn nói đến chí nam nhi, một quan niệm nhân sinh phổ biến thời phong kiến: nam nhi phải làm nên nghiệp lớn xưng danh với thiên hạ, phải lạ ở trên đời

– Thế nhưng trong quan niệm cuả mình cụ Phan đã có điểm nhìn mới mẻ, sáng tạo hơn: Há để càn khôn tự chuyển dời

+ thời xưa người ta thưởng phó mặc cuộc đời cho hai chữ số phận, mệnh người do trời định đoạt

+ nhưng với cụ Phan làm trai sao lại để như vậy, phải tự mình chủ động xoay chuyển thời thế (đặt trong hoàn cảnh hiện tại câu thơ ngụ ý nói tới việc tìm đường cứu nước)

+ hình thức câu hỏi tu từ khiến câu thơ xoáy sâu và tâm trí người đọc đặc biệt là các đấng nam nhi

2. Hai câu thực

– Tác giả đã thể hiện rõ cái tôi công dân đầy tinh thần trách nhiệm gánh vác giang sơn, đồng thời mang ý kích lệ ý thức này ở các trang nam nhi

– Một người sống vì dân vì nước tên tuổi sẽ lưu truyền ngàn năm

⇒ Hai câu thơ cụ thể hóa lẽ sống của trang nam nhi: phải tự giác chủ động, lưu danh thiên cổ. Đồng thời thúc giục mọi người sống có ích

3. Hai câu luận

– Chí nam nhi được gắn chặt vào hoàn cảnh hiện tại của đất nước:

+ hiện lên trong câu thơ là nỗi đau mất nước, nỗi nhục của thân phận nô lệ cùng sự phản kháng ngầm, không cam chịu (sống thêm nhục)

Đọc thêm:  Có ý kiến cho rằng truyện ngắn Đời thừa là một tuyên ngôn nghệ

+ trung quân ái quốc là tư tưởng đạo đức nho gia nhưng hiện nay còn đâu vua hiền mà trung, sách vở thánh hiền đâu cứu được thời buổi nước mất nhà tan này câu thơ thức tỉnh hành động thiết thực, yêu nước là phải cứu nước

– Bằng sự quyết liệt táo bạo của nhà cách mạng đi trước thời đại Phan Bội Châu đang đối đầu, phản bác trực tiếp nền học vấn cũ, thức tỉnh những chí sĩ yêu nước

4. Hai câu kết

– Những hình ảnh kì vĩ, lớn lao: biển Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc phù hợp với hành động cao cả, tầm vóc phi thường của chủ thể trữ tình

– Câu thơ cuối chứa đựng một hình ảnh hào hùng lãng mạn thể hiện tư thế, khát vọng lên đường của người chí sĩ yêu nước, khơi gợi được nhiệt huyết cả một thế hệ

5. Nghệ thuật

– Âm hưởng hào hùng

– Giọng thơ tâm huyết, sôi sục

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 11 hay khác:

  • Hầu trời (Tản Đà)
  • Vội vàng (Xuân Diệu)
  • Tràng Giang (Huy Cận)
  • Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
  • Chiều tối (Hồ Chí Minh)

Săn SALE shopee tháng 7:

  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button