Dàn ý về lòng khoan dung chi tiết nhất (3 Mẫu) – Download.vn
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý về lòng khoan dung tuyển chọn 3 mẫu dàn ý chi tiết, đầy đủ nhất. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều tài liệu học tập, nắm được các luận điểm, luận cứ quan trọng để biết cách viết bài văn nghị luận về lòng khoan dung (bao dung) hay, đầy đủ các ý.
Lòng khoan dung là một trong những phẩm chất, một đức tính tốt của con người. Nó cũng gần như là vị tha, thể hiện ở việc rộng lượng tha thứ cho người khác, cho đi là không toan tính và độ lượng với chính bản thân mình. Để nhanh chóng biết cách viết bài nghị luận về lòng khoan dung mời các bạn cùng theo dõi 3 mẫu dàn ý dưới đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm dàn ý nghị luận về vai trò của gia đình.
Dàn ý về lòng khoan dung
I. Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Lòng khoan dung”
II. Thân bài:
* Giải thích và nêu biểu hiện của khoan dung trong cuộc sống con người.
– Lòng khoan dung là gì?
– Biểu hiện: Sống vị tha, nhân ái, sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác,…
* Trình bày ý nghĩa của lòng khoan dung:
– Lòng khoan dung là một trong những đức tính tốt, là biểu hiện của lối sống đẹp, vị tha, vì người khác.
– Trong cuộc sống, ai cũng có lúc phạm phải sai lầm, nên việc bao dung, tha thứ là điều cần thiết đối với con người.
– Lòng khoan dung, tha thứ cho những sai lầm của người khác sẽ khiến cho mối quan hệ giữa con người trở nên tốt đẹp hơn.
– Nếu không biết tha thứ, bỏ qua cho người khác và hẹp hòi, con người sẽ luôn sống trong sự hận thù, mối quan hệ giữa con người sẽ trở nên áp lực, căng thẳng.
* Bài học nhận thức và hành động:
– Chúng ta cần mở rộng lòng mình để sẵn sàng tha thứ, bỏ qua sai lầm của người khác.
– Giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm.
III. Kết bài:
– Khẳng định lại ý nghĩa của lòng khoan dung. Liên hệ bản thân.
Lập dàn ý về lòng khoan dung
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: đức tính khoan dung. (Lưu ý: học sinh tự chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài văn của mình).
2. Thân bài
a. Giải thích
Khoan dung là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng khoan dung là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người.
b. Phân tích
Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc khoan dung, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được.
Khoan dung với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.
Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng khoan dung thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau.
c. Bàn luận
Người có lòng khoan dung thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu.
Người có lòng khoan dung là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ.
d. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình. (Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật được nhiều người biết đến).
e. Phản biện
Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá khoan dung không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận (lòng khoan dung) và rút ra bài học cho bản thân.
Dàn ý lòng khoan dung
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về lòng khoan dung. Suy nghĩ của em về vấn đề này (lòng khoan dung quan trọng, cần thiết, tốt đẹp,…)
II. Thân bài
– Giải thích khái niệm:
- Lòng khoan dung là gì? Sự rộng lượng, cảm thông, tha thứ,…
- Người khoan dung là người như thế nào? Người rộng lượng, biết chia sẻ, thông cảm với khó khăn của người khác, biết tha thứ lỗi lầm cho người xúc phạm đến mình nhưng có lòng hối cải.
– Biểu hiện của lòng khoan dung:
- Bỏ qua lỗi lầm cho những người phạm sai lầm lần đầu.
- Chia sẻ, thông cảm cho người làm sai vì có việc khó xử hoặc chưa ý thức được việc họ làm là sai.
- Tha thứ cho những lỗi sai không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng chưa nghiêm trọng của người khác đến bản thân.
- Vì sao phải có lòng khoan dung?
- Lòng khoan dung khiến tâm hồn và lối sống con người trở nên đẹp hơn.
- Là phẩm chất tốt đẹp khiến con người trong xã hội trở nên gần nhau hơn.
- Lòng khoan dung góp phần giảm bớt những sai lầm của những người được khoan dung, tha thứ.
- Không có lòng khoan dung thì khoảng cách giữa người với người ngày càng xa, sự thù hằn, mâu thuẫn tăng cao và khó xóa bỏ.
- Không có lòng khoan dung khiến cho những người sai phạm không bao giờ có cơ hội sửa đổi và trở nên tốt hơn.
– Lời khuyên:
- Mỗi người nên biết cảm thông, chia sẻ và tha thứ.
- Biết dùng lòng khoan dung một cách đúng mực tránh cho nó trở thành sự dung túng khiến kẻ xấu lợi dụng.
III. Kết bài
Khẳng định lại bản chất của lòng khoan dung. Bày tỏ thái độ, bàn luận mở rộng
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!