So sánh, đối chiếu Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT với Thông tư số 58
Theo đó, Thông tư này thay thế Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Thông tư 58) và Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ trưởng GD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Thông tư 26) ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và được thực hiện theo lộ trình nêu trên.
Căn cứ để xây dựng Thông tư 22 là kiểm tra, đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện GDĐT với quan điểm xây dựng nhằm:
– Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của học sinh; không so sánh học sinh với nhau.
– Kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết, trong đó coi trọng đánh giá quá trình.
– Cân bằng các mục tiêu của kiểm tra đánh giá coi trọng mục tiêu đánh giá như một hoạt động học tập vì hoạt động học tập.
Dưới đây là một vài điểm so sánh về đánh giá học sinh giữa Thông tư 22 và Thông tư 58, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 26:
STT
Thông tư 58 và Thông tư 26
Thông tư 22
1
Đánh giá hạnh kiểm:
Tốt, Khá, Trung bình, Yếu
Đánh giá rèn luyện:
Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt
Thay đổi thuật ngữ
Điều kiện để xếp rèn luyện cuối năm loại Tốt là xếp rèn luyện cuối Học kỳ 1 phải đạt mức Khá trở lên; điều kiện để xếp rèn luyện cuối năm loại Khá là xếp rèn luyện cuối năm Học kỳ 1 phải đạt từ mức Đạt trở lên
2
Danh hiệu học sinh giỏi:
Học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt
Danh hiệu học sinh xuất sắc:
Học lực Tốt, rèn luyện Tốt; có 06 môn học đạt từ 9,0 trở lên
3
Danh hiệu học sinh tiên tiến: Học lực Khá, Hạnh kiểm Tốt; hoặc Học lực Giỏi, Hanh kiểm Khá
Danh hiệu học sinh giỏi:
Học lực Tốt, rèn luyện Tốt
Để đạt danh hiệu học sinh xuất sắc thì điều kiện phải có 06 môn đánh giá bằng cho điểm kết hợp nhận xét đạt từ 9 điểm trở lên. Cấp THCS chỉ có tối đa 8 môn đánh giá cho điểm
4
Đánh giá học lưc:
Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém
Xếp loại Giỏi: Có 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh đạt từ 8,0 trở lên
Xếp loại Khá: Có 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh đạt từ 6,5 trở lên
Đánh giá học lực: Giỏi, Khá, Đạt, Chưa đạt
Xếp loại Tốt: Có ít nhất 6 môn đạt từ 8,0 trở lên (THCS chỉ có tối đa 8 môn đánh giá điểm)
Xếp loại Khá: Có ít nhất 6 môn đạt từ 6,5 trở lên (THCS chỉ có tối đa 8 môn đánh giá điểm)
5
Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: Kiểm tra miệng, kiểm tra viết dưới 1 tiết, kiểm tra thực hành dưới 1 tiết
Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi-đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập
6
Có tính điểm trung bình chung các môn học cuối kỳ, cả năm
Bỏ tính điểm trung bình chung các môn học cuối kỳ, cả năm
Thông tư 58, Thông tư 26, cuối học kỳ, cuối mỗi năm học, mỗi học sinh sẽ có điểm trung bình chung các môn cuối học kỳ, cả năm (tổng điểm trung bình các môn/tổng số môn tính điểm).
Theo Thông tư 22, bỏ tính điểm trung bình chung các môn. Khi đó, xếp loại học sinh Tốt, Khá, Đạt là dựa vào số lượng môn học (6 môn) có điểm trung bình chung các môn đạt một mức nào đó.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngàycó hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/9/2021 và thực hiện theo lộ trình:
– Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6.
– Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 7 và lớp 10.
– Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11.
– Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 9 và lớp 12.
(Nội dung chi tiết xem trong vb đính kèm!)
Phạm Quang Tuấn
Chánh thanh tra – Sở Giáo dục & Đào tạo
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!