Cách làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí – VnDoc.com

Dàn ý chi tiết cho bài văn nghị luận xã hội do VnDoc biên soạn bám sát chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập lớp 12 trong quá trình ôn tập văn nghị luận xã hội, ôn thi học kì và luyện tập các đề văn lớp 12 có đáp án. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Dàn ý chi tiết bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: dẫn dắt câu nói, dẫn dắt vào nội dung.

2. Thân bài

a. Giải thích khái niệm

Đối với đề bài có câu nói: trích dẫn câu nói, phân tích câu nói.

Đối với đề bài không có trích dẫn câu nói (vd: bàn về tính kiên trì): phân tích từ khóa quan trọng.

→ Rút ra ý nghĩa, bài học từ câu nói.

b. Phân tích

Phần phân tích trả lời cho câu hỏi: tại sao? (vd: tại sao có chí thì nên?)

(Lưu ý: đảm bảo trả lời từ 2 – 3 ý trở lên).

c. Chứng minh

Dẫn chứng từ nhân vật (văn học, lịch sử, khoa học xã hội…)

Dẫn chứng từ thực tế đời sống: những tấm gương tiêu biểu từ đời sống.

d. Phản biện

Lật ngược vấn đề:

Đối với đề bài phân tích xuôi (vd: bàn luận về ý kiến: “có chí thì nên”) thì phản biện ngược (những người không có chí thì sẽ…).

Đối với đề bài phân tích ngược (vd: “cái giá của việc đánh mất chữ tín”) thì phản biện xuôi (giữ “chữ tín” sẽ giúp chúng ta có được những gì?)

3. Kết bài

Bài học nhận thức và phương hướng hành động.

Tóm tắt lại vấn đề (kết lại ý nghĩa của văn bản).

Liên hệ bản thân.

Ví dụ bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí

1. Dàn ý nghị luận về ý nghĩa của việc làm chủ cảm xúc của bản thân

I. Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Suy nghĩ về ý nghĩa của việc làm chủ cảm xúc của bản thân.

II. Thân bài

1. Giải thích:

– “cảm xúc” là mọi trạng thái buồn, vui, tức giận, lo lắng, hạnh phúc,.. và suy nghĩ của con người về cuộc sống xung quanh.

– “làm chủ cảm xúc của bản thân” là biết kiểm soát suy nghĩ, hành động của bản thân một cách chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh.

2. Phân tích, chứng minh:

– Việc làm chủ cảm xúc của bản thân được biểu hiện ở nhiều khía cạnh như:

+ Sử dụng lời nói đúng mực.

+ Suy nghĩ kĩ càng trước khi hành động

+ Biết điều chỉnh cảm xúc trong những tình huống căng thẳng.

Đọc thêm:  TOP 7 dàn ý Tả con mèo lớp 4 - Download.vn

+.…

– Ý nghĩa, lợi ích của việc làm chủ cảm xúc của bản thân:

+ Giúp con người chín chắn, trưởng thành hơn.

+ Đem lại nhiều cơ hội trong đời sống.

+ Mang lại hạnh phúc cho mọi người xung quanh, thể hiện sự quan tâm giữa người với người.

+.….

– Phê phán những người không biết cách làm chủ cảm xúc của bản thân.

– Biết làm chủ cảm xúc của bản thân khác với việc che giấu cảm xúc thật, thu mình trước tập thể.

– Để làm chủ cảm xúc của bản thân, con người cần trau dồi kĩ năng sống, rèn luyện sự bình tĩnh,…

3. Rút ra bài học nhận thức và hành động

III. Kết bài

– Khẳng định lại ý nghĩa của việc làm chủ cảm xúc của bản thân.

– Liên hệ bản thân.

2. Dàn ý nghị luận về biểu hiện tinh thần yêu nước của thanh niên ngày nay

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: biểu hiện tinh thần yêu nước của thanh niên hiện nay.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước: trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh,

Tinh thần yêu nước: sự biết ơn đối với những người đi trước đã cống hiến cho đất nước, yêu quý quê hương, có ý thức học tập, vươn lên để cống hiến cho nước nhà và sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xâm lược.

b. Phân tích

Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.

Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.

Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

c. Liên hệ bản thân

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

d. Phản đề

Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: biểu hiện tinh thần yêu nước của thanh niên hiện nay; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

3. Dàn ý nghị luận về câu nói: “Tôi luôn tin rằng trong mỗi thất bại có mầm mống của sự thành công” (Ngô Bảo Châu)

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: trong mỗi thất bại có mầm mống của sự thành công.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Thất bại: cảm giác buồn bã, thất vọng, đau khổ khi đã cố gắng nhưng chưa đạt được mục tiêu mà bản thân mình đề ra. Không có thất bại sẽ không rút ra được bài học kinh nghiệm và không có được thành công.

Đọc thêm:  TOP 40 bài văn Tả một đêm trăng đẹp siêu hay - Lớp 5 - Download.vn

Câu nói của giáo sư khuyên nhủ con người hãy giữ vững tinh thần, đứng lên sau mỗi thất bại, cố gắng trên con đường mình đã chọn rồi chúng ta sẽ có được thành công.

b. Phân tích

Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, cũng như không phải ta cứ cố gắng thì sẽ đạt được thành quả như mong muốn.

Thất bại là điều sẽ luôn xảy ra với mọi người, thất bại chỉ nói lên rằng mình chưa đủ kinh nghiệm để hoàn thành tốt công việc chứ không có nghĩa là bản thân chúng ta yếu kém, không có khả năng.

Ông cha ta thường nói: thất bại là mẹ thành công, có thất bại mới rút ra được bài học, hoàn thiện bản thân và cẩn thận hơn rồi từng bước tiến đến thành công, chính vì thế, mỗi người hãy đối diện với thất bại một cách vững tâm nhất.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người gặp thất bại nhưng cố gắng vươn lên và có được thành công để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Liên hệ bản thân

Mỗi người học sinh cần có ý thức rèn luyện bản thân mình, không nên nản chí sau mỗi lần thất bại, hãy tự rút ra bài học cho mình, phấn đấu vươn lên và hướng về phía trước, hướng đến những điều tích cực, mọi sự cố gắng đều sẽ được đền đáp xứng đáng.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: trong mỗi thất bại có mầm mống của sự thành công và rút ra bài học cho bản thân.

4. Dàn ý nghị luận câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Mực: sự tối tăm, mù mịt, tượng trưng cho những điều xấu, những thói quen, đức tính không tốt.

Đèn: tượng trưng cho ánh sáng, chân lí, lẽ phải, những điều đúng đắn, tốt đẹp.

Câu tục ngữ khuyên nhủ con người tránh xa những điều xấu xa, sai trái, hướng đến những điều tốt đẹp, những chân lí của cuộc sống để trở thành một con người có ích cho xã hội.

b. Phân tích

Cuộc sống luôn tồn tại hai mặt tốt – xấu, phải – trái, đúng – sai; mỗi chúng ta cần phải có quan điểm, nhận thức được và đi theo những điều đúng đắn.

Khi con người sống và làm theo lẽ phải, những điều xấu sẽ sớm bị bài trừ và xã hội sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Người sống và làm theo lẽ phải sẽ giúp ích cho xã hội, cho đất nước ngày càng phát triển phồn thịnh và được mọi người yêu quý, tôn trọng, noi theo.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về người sống có ích, học tập và làm theo lẽ phải để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những người không phân định được tốt – xấu, phải – trái, đúng – sai. Lại có những người tuy biết đó là việc là xấu những vẫn đi theo để hòng trục tư lợi cá nhân,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án và chỉ trích.

Đọc thêm:  Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong Chuyện chức phán sự đền Tản

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Đề 1: Nêu ý kiến của anh chị về câu nói: Những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường

5. Dàn ý nghị luận về những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Anh hùng: những người có công giúp đỡ người khác, giúp đỡ quê hương, đất nước, khiến cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Người anh hùng giữa đời thường: những con người trong cuộc sống đời thường cố gắng làm cho xã hội này tốt đẹp hơn, biết giúp đỡ người khác, có ý thức xây dựng một cuộc sống, một cộng đồng lành mạnh, tốt đẹp, vững bền.

Ý kiến khuyên nhủ con người hãy cùng chung tay, mỗi người một hành động nhỏ có ích sẽ giúp cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.

b. Phân tích

Xã hội hiện nay có nhiều vấn đề nan giải, có nhiều tiêu cực xảy ra, mỗi con người chỉ cần có ý thức, sống có ích một chút xã hội này sẽ tốt đẹp hơn.

Khi mỗi con người sống có ích và trở thành “người anh hùng giữa đời thường” sẽ lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra xã hội, được mọi người yêu quý, nể phục hơn.

Nếu con người ai ai cũng ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình mà không quan tâm đến lợi ích chung thì Trái Đất này sẽ sớm bị diệt vong.

c. Chứng minh

Học sinh lấy dẫn chứng về những người anh hùng giữa đời thường, sống có ích, không ngại khó ngại khổ giúp đỡ người khác,… làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Trong cuộc sống có những người ích kỉ, sống thờ ơ, vô cảm, bàng quang với mọi thứ xung quanh, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: người anh hùng giữa đời thường; rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

  • Tổng hợp 150 đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
  • Nghị luận xã hội về trí và nhân
  • Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
  • Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Cách làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12 nhé. Mời bạn đọc tham khảo thêm mục Soạn văn 12, Văn mẫu 12…

Chúc các em học tập thật tốt.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button