Tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong

Mời các em cùng theo dõi bài học hôm nay với chủ đề Tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong những câu thơ dưới đây

Với giải Câu 2 trang 24 SBT Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Thơ tự do giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các em theo dõi bài học sau đây nhé:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 7: Thơ tự do

Bạn đang xem: Tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong những câu thơ dưới đây

Câu 2 trang 24 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Bài tập 2, SGK) Tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong những câu thơ dưới đây ở bài Đá nước của Nguyễn Đình Thi:

a)

Ôi những cánh đồng quê Chảy máu

Dạy thép gai đâm nát trời chiều

b)

Trán cháy rực nghĩ trời đất mới

Lòng ta bát ngái ánh bình mình

c)

Súng nổ rung trời giận dữ

Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng loà.

Trả lời:

a)

+ Biện pháp tu từ: hoán dụ (“Ôi những cánh đồng quê chảy máu”); ngoài ra còn có ẩn dụ nhân hoá (“Dây thép gai đâm nát trời chiều”),

Đọc thêm:  Tổng hợp 9 dạng bị động đặc biệt (Passive Voice) trong tiếng Anh

+ Cơ chế liên tưởng: tương cận, gần gũi nhau, lấy không gian chứa đựng để nói thay con người sống trong không gian đó.

+ Tác dụng tu từ / nghệ thuật: có tác dụng biểu cảm, miêu tả cảnh tang thương của làng quê Việt.

b)

+ Biện pháp tu từ: ẩn dụ (“Nước Việt Nam từ máu lửa”; “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”).

+ Cơ chế liên tưởng: tương đồng. Nhà thơ đã dùng hình ảnh đầy tính chất biểu tượng là “máu lửa” để chỉ chiến tranh và “rũ bùn” để chỉ việc thoát khỏi cảnh lầm than, cơ hàn, nô lệ.

+ Tác dụng tu từ nghệ thuật: có tác dụng tăng tính biểu cảm, hình tượng khi nói về những đau thương, sự đấu tranh gian khổ của quân và dân ta, tạo nên một biểu tượng đất nước anh hùng.

Ngoài ra, trong câu thơ này, tác giả còn sử dùng biện pháp tu từ so sánh (“Người lên như nước vỡ bờ”), nhân hoá (“Súng nổ rung trời giận dữ”).

c)

+ Biện pháp tu từ: hoán dụ (“trán cháy rực”; “lòng ta bát ngát”).

+ Cơ chế liên tưởng: thay thế bằng cái tương cận, gần gũi nhau, lấy bộ phận chỉ cái toàn thể: “trán cháy rực” chỉ con người trí tuệ, khối óc trăn trở, khát khao; “lòng ta bát ngát” chỉ con người cảm xúc, con tim.

+ Tác dụng tu từ / nghệ thuật: có tác dụng tăng tính biểu cảm, hình tượng khi diễn tả tâm trạng và suy tư của người lính.

Đọc thêm:  Vẻ đẹp con người của Hàn Mặc Tử qua bài Đây thôn Vĩ Dạ (3 Mẫu)

Trên đây là toàn bộ nội dung về bài học Tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong những câu thơ dưới đây . Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em hoàn thành tốt bài tập của mình.

Đăng bởi: https://thcslequydoncaugiay.edu.vn/

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button