Bài văn Phân tích chi tiết nụ cười của nhân vật Tràng và giọt nước mắt

Đề bài: Phân tích chi tiết nụ cười của nhân vật Tràng và giọt nước mắt của bà cụ Tứ

phan tich chi tiet nu cuoi cua nhan vat trang va giot nuoc mat cua ba cu tu

Phân tích chi tiết nụ cười của nhân vật Tràng và giọt nước mắt của bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt

I. Dàn ý Phân tích chi tiết nụ cười của nhân vật Tràng và giọt nước mắt của bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt (Chuẩn)

1. Mở bài

Chi tiết nụ cười của nhân vật Tràng và giọt nước mắt của bà cụ Tứ đã để lại nhiều nỗi niềm trong lòng người đọc Trong “Vợ nhặt” của Kim Lân

2. Thân bài

– Nụ cười của Tràng xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm+ Khi đẩy xe bọ+ Khi cùng thị về+ Trong căn nhà đơn sơ, nghèo nàn+ Nụ cười làm vơi bớt những cây đắng của thực tại…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích chi tiết nụ cười của nhân vật Tràng và giọt nước mắt của bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt tại đây.

II. Bài văn mẫu Phân tích chi tiết nụ cười của nhân vật Tràng và giọt nước mắt của bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt (Chuẩn)

Nhắc đến nhà văn Kim Lân , người đọc sẽ nghĩ đến một nhà văn của những người nông dân. Với người lao động, Kim Lân luôn dành cho họ những tình cảm vô cùng đặc biệt, thiết tha. Tác phẩm “Vợ nhặt” là một thành tựu xuất sắc của ông trong dòng văn học hiện thực. Thành công của truyện ngắn này có được là nhờ vào ngòi bút đầy sáng tạo trong việc đưa ra một tình huống đầy éo le và các chi tiết, hình ảnh truyện giàu ý nghĩa. Bên cạnh nồi cháo cám, bát bánh đúc hay câu đùa vô tình thì chi tiết nụ cười của nhân vật Tràng và giọt nước mắt của bà cụ Tứ đã để lại nhiều nỗi niềm trong lòng người đọc.

Đọc thêm:  Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Nụ cười của Tràng xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, đó là nụ cười bình dị, giản đơn của anh nông dân có phần ngốc nghếch, thô kệch. Khi đang lao động, đẩy chiếc xe bò dù mệt nhọc nhưng anh cu Tràng vẫn lâu đi những giọt mồ hôi đẫm trên khuôn mặt với nụ cười nhẹ nhàng. Đó là nụ cười thân thương, chân chất bình yên của những người nông dân nghèo. Khi được Thị theo về, cậu cu Tràng cũng tủm tỉm cùng đôi mắt lấp lánh, phải chăng đó là niềm vui, niềm hạnh phúc nhỏ bé mà bấy lâu cậu đã mong đợi, một khát khao hạnh phúc gia đình, có người vợ thương yêu. Lúc qua xóm ngụ cư, Tràng bật cười ranh mãnh trong lòng có vẻ gì đó rất đắc chí, khi về nhà sum họp với người mẹ già, anh cu Tràng cũng bật cười khi nhìn thị, nhìn mẹ. Giữa gian nhà đơn sơ, nghèo khổ, ta vẫn thấy nụ cười ánh lên mạng một niềm hy vọng, niềm tin ở tương lai dẫu chỉ là nhỏ bé. Nụ cười của anh cu Tràng như xua tan đi những lo lắng tủn mủn, cái đói khát cùng cực của đời. Nụ cười đó tưởng như đơn giản mà ai cũng có thể làm được ấy thôi nhưng trong cảnh khốn cùng mới thấy đáng trân trọng và quý giá biết bao. Nụ cười như một nốt nhạc an yên giữa những sự ngột ngạt, tù túng, khi mà ” cái đói “đang ngập tràn cả xóm ngụ cư, đó là nụ cười làm vơi bớt những cây đắng của thực tại. Tràng bật cười trong niềm hạnh phúc, sự bất ngờ khi mình bỗng dưng có vợ, hắn thương thị biết bao, phải chăng chỉ có tình thương ,sự cưu mang của những con người dành cho nhau mới mang lại niềm vui chân chính, một nụ cười hạnh phúc thực sự len lỏi trong tâm hồn.

Đọc thêm:  Bài soạn lớp 12: Luật thơ - soanvan.net

Nếu nụ cười của cu Tràng mang đến cho ta sự nhẹ nhàng ủi an trong tâm hồn khi đọc câu chuyện thì những giọt nước mắt của bà cụ Tứ khiến lòng ta thổn thức, trăn trở khôn nguôi. Lúc đầu là “Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt” rồi dần chảy ròng ròng, tuôn rơi khôn thấu: “bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”. Đó là giọt nước mắt của tình thương, trong dòng nước mắt ấy có niềm vui khi còn mình có được vợ, nhưng hơn hết đó là nỗi thương con vô bờ bến. Trong cảnh nghèo khó, túng quẫn ,khi mà cái ăn không lo nổi thì con bà có vượt qua cái kiếp nạn này không, cụ xót xa, niềm vui mừng hòa trong nỗi lo lắng, buồn tủi. Bao nhiêu tình yêu thương tha thiết nhất cụ dành cho cụ Tràng và người con dâu mới. Những ngổn ngang trong lòng đã cho thấy cụ là người đầy trách nhiệm, một người mẹ lo lắng cho con mình. Hơn ai hết, là một người từng trải, cụ hiểu hơn ai hết những khó khăn của cuộc sống gia đình, đặc biệt là khi đói khát đang hoành hành, mạng người như sợi tóc mỏng manh. Giọt nước mắt của cụ là niềm đớn đau khôn tả, nỗi lòng đắng cay, qua đó còn tố cáo tội ác chiến tranh đã khiến cho bao cảnh gia đình đầy ngang trái. Lẽ ra trong cảnh gia đình cưới vợ cho con phải tràn đầy niềm vui, đầy những lời chúc phúc cùng nụ cười mãn nguyện, hạnh phúc thì lúc này còn có cả những dòng nước mắt chảy dài trong mỗi xót xa, lo lắng. Đó là giọt nước mắt chứng minh cho tình mẫu tử đầy thiêng liêng, lo lắng cho hạnh phúc của đứa con mình.

Đọc thêm:  Lòng nhân ái của Thạch Lam qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ”

– Hết –

Nụ cười của Tràng và giọt nước mắt của bà cụ Tứ là các chi tiết, tình huống độc đáo, cho ta thấy được niềm vui, nỗi buồn, sự ngổn ngang về tâm lý của các nhân vật trong truyện ngắn Vợ nhặt. Tiếp theo, để hiểu rõ hơn về thủ pháp nghệ thuật độc đáo của Kim Lân trong việc khắc họa tâm lí nhân vật và truyền tải giá trị tư tưởng, các em có thể tham khảo các bài văn hay lớp 12 khác như : Ý nghĩa nồi cháo cám trong Vợ nhặt, Hãy phân tích truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để làm nổi bật giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo, Cảm nhận về vẻ đẹp tình mẫu tử của bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt, Phân tích nghệ thuật dựng truyện trong truyện Vợ nhặt,…

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-chi-tiet-nu-cuoi-cua-nhan-vat-trang-va-giot-nuoc-mat-cua-ba-cu-tu-47495n.aspx

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button