Mẫu mở bài, kết bài phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

1. Mẫu mở bài giới thiệu về nhân vật người đàn bà hàng chài hay nhất:

Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút xuất sắc nhất của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, ông được mệnh danh là người mở đường tinh anh và thành công nhất của nền văn học thời kì đổi mới. Luôn mang theo một ước nguyện khám phá những góc khuất ở sâu bên trong con người. “Chiếc thuyền ngoài xa” cùng với nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn là một ví dụ tiêu biểu cho phong cách này của ông. Nhân vật người đàn bà hàng chài được tác giả khắc họa bằng cái nhìn đa chiều, từ nhiều điểm nhìn khác nhau. Có khi được hiện lên từ sự quan sát, cảm nhận của nhân vật Phùng -người nghệ sĩ nhiếp ảnh với tâm hồn nhạy cảm, phong phú, có khi lại tự bộc bạch mình qua những lời nói, hành động. Khi khám phá tính cách của người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu muốn đem đến cho người đọc hình ảnh người phụ nữ vẻ ngoài xấu xí, lam lũ cùng với vẻ cam chịu đến nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài nhưng ẩn dấu những vẻ đẹp nhân tâm của phụ nữ Việt nam hiện đại.

2. Mẫu mở bài Giới thiệu về nhân vật người đàn bà hàng chài ý nghĩa nhất:

Nguyễn Minh Châu là nhà văn mở đường tài năng và tinh anh nhất của văn học ta hiện nay thời kỳ đổi mới. Ông đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở nhiều bình diện, đặc biệt là khía cạnh về đạo đức. Tâm điểm những khám phá nghệ thuật của ông là con người trong cuộc sống mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiền hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông. Truyện đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài, một người lao động lam lũ, bất hạnh, trải đời và sáng đẹp tình yêu thương, đức hi sinh, vị tha.

Đọc thêm:  Bài văn mẫu Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Bê-li-cốp trong truyện n

3. Mẫu mở gián tiếp giới thiệu về người phụ nữ hàng chài ngắn gọn nhất:

Maksim Gorky khẳng định “Văn học là nhân học”. Dường như “tác phẩm” Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu đã “đi sâu vào lòng người đọc không chỉ vì cảnh thiên nhiên tươi đẹp hay vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài mà còn là những trang viết đầy ắp hơi thở cuộc sống và thấm đượm tinh thần nhân đạo của nhà văn. Với tâm niệm “Cuộc sống và nghệ thuật là những vòng tròn đồng tâm mà con người là tâm điểm” Nguyễn Minh Châu đã đem đến cho người đọc một tác phẩm đầy tính triết lý và chiêm nghiệm về cuộc đời, con người và cả nghệ thuật. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa đã khắc họa thành công hình tượng người đàn bà làng chài thông qua lăng kính nghệ thuật của mình. Đó là hình tượng người phụ nữ với vẻ ngoài xấu xí, lam lũ cùng, cam chịu đến nhẫn nhục nhưng ẩn dấu những vẻ đẹp nhân tâm của phụ nữ Việt nam hiện đại.

4. Mẫu mở phân tích tác phẩm/ một phần đoạn trích tác phẩm:

Nhà văn Nam Cao quan niệm “Nghệ thuật không cần phải là ánh trắng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than…”. Mà từ đó, người nghệ sĩ phải dùng đôi mắt đa diện, thấu hiểu để nhìn nhận những vẻ đẹp đạo đức và nhân văn, chớ chạy theo những vẻ đẹp dẫu dù hào nhoáng mà trống rỗng, vô hồn. Với quan điểm ấy, nhà văn Nguyễn Minh Châu trong các sáng của mình làm rõ khởi nguồn của nghệ thuật thông qua số phận đau khổ, bất hạnh của nhân vật và truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là thước phim quý giá được nhà văn sáng tác ngay sau khi kháng chiến chống Mĩ thắng lợi. Tác phẩm không chỉ khắc họa chân thực hình ảnh cuộc sống thời hậu chiến mà còn bộc lộ nỗi trăn trở, xót xa trước những góc khuất của người dân lao động. Thông qua đoạn trích từ.. đến… Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã thể hiện nỗi cảm thông sâu sắc trước số phận khổ đau bất hạnh của người đàn bà hàng chài đồng thời trân trọng, đi sâu vào tìm kiếm vẻ đẹp tâm hồn nhân vật.

Đọc thêm:  15 ý tưởng kinh doanh tại nhà ít vốn mà hiệu quả năm 2022 - Sapo

5. Mẫu mở nâng cao giới thiệu về người phụ nữ hàng chài hay nhất:

Mỗi khi cầm bút, người nghệ sĩ dù muốn hay không, dù trực tiếp hay gián tiếp bộc lộ thì đều viết dưới ánh sáng của một “tuyên ngôn nghệ thuật” nào đấy. Ta từng bắt gặp nhiều tuyên ngôn nghệ thuật của những nhà văn nhà thơ lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh…Những tuyên ngôn nghệ thuật ấy không còn của riêng các ông nữa, chúng đã trở thành tuyên ngôn nghệ thuật của cả một thế hệ cầm bút, hơn nữa còn là tuyên ngôn nghệ thuật của cả một thời đại văn học. Viết “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn Nguyễn Minh Châu thông qua tác phẩm thể hiện thầm kín những suy nghĩ, quan điểm của mình về cuộc sống, con người và nghệ thuật. Ở đó, người ta thấy được hình ảnh người đàn bà hàng chài lam lũ xấu xí nhưng ẩn chưa nhiều vẻ đẹp khuất lấp, là hình ảnh chân thực của người phụ nữ Việt Nam.

6. Mẫu kết bài về vấn đề bạo lực thông qua tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa:

Mẫu 1:

Chính tình huống trên đã làm cho truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” vừa chân thực, vừa mang giá trị nhân văn nhân bản sâu sắc. Phải chăng, cuộc đời lam lũ nghèo khổ, nheo nhóc, sự tối tăm ngu dốt… là nguyên nhân của nạn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trong một số gia đình Việt Nam trước đây? Phải chăng, Nguyễn Minh Châu đang kín đáo bộc bạch về những căn nguyên đầy nước mắt mà thi hào Nguyễn Du đã viết trong “Văn chiêu hồn” hơn hai thế kỉ trước:

“Đau đớn thay phận đàn bà,

Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?”

Mẫu 2:

Từ những phát hiện ấy, Nguyễn Minh Châu đã hé mở và gieo giắt vào lòng người đọc những nội dung mang tính triết lý hơn qua cảnh người đàn ông bạo hành những đứa trẻ nhỏ. Đó là một vấn đề rất đáng được quan tâm và là chi tiết đắt giá của toàn bộ tác phẩm. Thông qua tác phẩm, Nguyễn Minh Châu lên án thói vũ phu, tàn bạo của người đàn ông và ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, lên tiếng bảo vệ cuộc sống tương lai cho những đứa trẻ khi phải sống trong cảnh bạo lực, đồng thời, thể hiện niềm cảm thương với số phận người phụ nữ, và tôn vinh nét đẹp truyền thống của họ: Luôn biết hi sinh, cam chịu và nhẫn nhịn.

Đọc thêm:  Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật

7. Mẫu kết phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa/ hình ảnh người phụ nữ:

Một lần nữa khẳng định, nhân vật người đàn bà hàng chài là một người mẹ giàu đức hi sinh và thấu hiểu lẽ đời. Một phụ nữ vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống của người Á Đông, biết nhẫn nhịn, hi sinh bản thân. Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, tác giả muốn nhắn nhủ đến người đọc những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời, về những nét đẹp của con người truyền thống Việt Nam. “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống con người, là cái nhìn đa chiều để phát hiện ra bản chất sau vẻ ngoài của cuộc sống và con người. Phải chăng sau câu chuyện này, trái tim nhân hậu của nhà văn Nguyễn Minh Châu vẫn ấm áp niềm tin cuộc sống, trân trọng vẻ đẹp tình mẫu tử, sự can đảm và tấm lòng bao dung của người phụ nữ? Đó không phải là vẻ đẹp chói chang, hào hùng mà là những hạt ngọc châu khuất lấp, lẫn trong cái lấm láp, lam lũ của đời thường của một người phụ nữ Việt Nam xưa.

8. Mẫu kết bài về hình ảnh người đàn bà hàng chài hay nhất:

Từ những chi tiết truyện độc đáo, kết hợp với nhân vật tư tưởng và nhân vật tính cách – số phận đã giúp nhà văn giãi bày nỗi băn khoăn, trăn trở về cuộc sống, về bao nhọc nhằn còn đè nặng lên số phận con người, về mối quan hệ máu thịt giữa nghệ thuật và hiện thực. Khát vọng đổi mới văn chương bằng việc đi tìm một quan niệm mới, triết lý chân thực, hợp lí về con người dựa trên nền tảng triết học nhân bản qua giọng văn thấm thìa chiêm nghiệm, qua cái nhìn dân chủ hoá của người trần thuật,… đã trở thành nhu cầu tự vấn mạnh mẽ, trung thực, đủ sức khẳng định tư cách “người mở đường” cho công cuộc đổi mới văn học Việt Nam của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa đã trở thành viên ngọc sáng, giúp nhà văn thể hiện sâu sắc quan điểm nghệ thuật của mình.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button