Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh Ph.G. Lor-ca được thể hiện

“Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần”

Những câu thơ chiêm nghiệm, triết lí về cuộc đời của những con người tài hoa nhưng bạc mệnh ấy của Nguyễn Du dường như hoàn toàn đúng với cuộc đời và số phận của người nghệ sĩ Lor-ca. Người nghệ sĩ tài của Tây Ban Nha ấy đã được Thanh Thảo khắc họa sinh động trong bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca.

Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh ra tại Mộ Đức, Quảng Ngãi. Ông là một trong những gương mặt nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Người đọc biết đến ông qua những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến như Những người đi tới biến (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Những con sóng mặt trời (1981), Khối vuông ru-bích (1985), Từ một đến một trăm (1988),…Thơ ông là tiếng lòng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Ông khước từ lối diễn đạt dễ dãi để đi sâu vào cái tôi nội cảm để tìm kiếm lối diễn đạt mới mẻ.

Đàn ghi-ta của Lor-ca được rút trong tập Khối vuông ru-bích (1985), là một trong những sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm và đương nhiên không dễ hiểu vì ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực mà ông học tập ở chính nhà thơ hiện đại Tây Ban Nha: Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca.Trong tác phẩm ấy, hình ảnh người nghệ sĩ Lor-ca hiện lên với tài năng xuất chúng nhưng chàng lại có một số phận bi thảm.

Đọc thêm:  Cảm nghĩ về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa

Lor-ca hiện được hậu thế biết tới là một người nghệ sĩ tài năng. Tác giả chỉ sử dụng một hình ảnh để nói về tài năng của Lor-ca. Đó là hình ảnh tiếng đàn bọt nước. Hình ảnh ấy vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ. Bọt nước là những thứ tròn trịa, trong trắng, tinh khối cũng là những thứ mong manh, dễ vỡ. Cũng giống như tài năng của Lor-ca, một tài năng xuất chúng với thơ ca, với nghệ thuật đủ sức lay động đến trái tim của hàng triệu người dân Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Những năm tháng kinh hoàng ấy, tiếng thơ của Lor-ca đã đánh động vào tâm tưởng và suy nghĩ của những con người yêu nước. Sức lan tỏa của nó lớn đến nỗi, chính quyền phát xít lo sợ tầm ảnh hưởng của Lor-ca quá lớn có thể lật đổ cả chính quyền của mình, bọn chúng đã quyết định thủ tiêu chàng một cách bí mật bằng án tử hình.

Lor-ca còn là một người chiến sĩ dũng cảm. Những hình ảnh liên tiếp được sử dụng mang màu sắc tượng trưng, siêu thực miền đơn độc, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn làm hiện lên chân dung của người nghệ sĩ Lor-ca lãng tử, phiêu du với vầng trăng và yên ngựa. Thế nhưng ta cũng có thể hiểu theo nghĩa khác là người nghệ sĩ ấy lại chỉ có một mình “đơn độc” trên con đường dài. Đó là con người đấu tranh với nền độc tài phát xít Tây Ban Nha và đấu tranh với nền nghệ thuật già cỗi, lỗi thời để cách tân, đổi mới nghệ thuật. Điều ấy cũng đồng nghĩa với Lor-ca là người nghệ sĩ dũng cảm, kiên cường, một người nghệ sĩ chân chính dám đấu tranh vì sự phát triển, tiến bộ.

Đọc thêm:  Cảm nhận khi đọc cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử

Là một người nghệ sĩ tài năng, một người chiến sĩ dũng cảm nhưng cuối cùng Lor-ca đã phải đón nhận cái chết một cách kinh hoàng, oan ức. Thanh Thảo đã phục sinh cái chết của Lor-ca bằng những dòng thơ tự do nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực. Lor-ca bị giải về bãi bắn và cái chết của chàng đến đột ngột gây nỗi kinh hoàng cho toàn thể những người dân Tây Ban Nha. Tiếng đàn ghi-ta ở đây được hiện lên với thật nhiều cung bậc cảm xúc với những biến hóa đa dạng: khi là tiếng đàn của niềm vui và khát vọng, khi là tiếng đàn của thương nhớ, kỉ niệm, lúc lại là tiếng đàn đau thương của cái chết. Ám ảnh trong lòng của người đọc là âm thanh của tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy. Lối thơ vắt dòng với biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác khiến cho tiếng ghi-ta vốn dĩ không thể nhìn thấy mà chỉ có thể cảm nhận được lại có thể nhìn thấy bằng mắt thường, thành từng giọt, từng giọt, chảy xuống như máu của chính người nghệ sĩ đang thấm vào đất, Cái chêt của Lor-ca cũng vì thế mà hiện lên thật rõ nét và sinh động.

Lor-ca là người nghệ sĩ chân chính, khao khát được sống và cống hiến suốt cả cuộc đời mình. Cuối cùng thì di nguyện của Lor-ca ở lời đề từ đã không được thực hiện. Chàng không được chôn cất cùng với cây đàn của mình. Cụm từ “cỏ mọc hoang” ở đây có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Ta có thể hiểu theo nghĩa, khi Lor-ca mất đi, không có người dìu dắt cho nghệ thuật của Tây Ban Nha khiến cho nền nghệ thuật phát triển chỉ giống như cỏ dại. Nhưng cũng có thể hiểu đó là lời khẳng định sức sống mãnh liệt của nghệ thuật Lor-ca với Tây Ban Nha, với thế giới. Cuộc hành trình ở thế giới bên kia của Lor-ca hiện lên khi chàng bơi sang sông trên chiếc ghi-ta màu bạc. Cái chết đến đột ngột nhưng người nghệ sĩ vẫn không thôi vương vấn với đời, với người, với nghệ thuật. Chàng ôm chiếc đàn bơi sang dòng sông cũng đồng nghĩa với việc chàng muốn mang cả nghệ thuật của mình đến thế giới bên kia để được tiếp tục sống cùng với nó. Chàng ném lá bùa và trái tim mình ở lại như một hành động gửi lại tình yêu, sự sống, bình an cho người con gái An-na Ma-ri-a, mối tình chung thủy của Lor-ca

Đọc thêm:  VietSchool là gì? Cách đăng ký, đăng nhập và xem điểm năm học cũ

Có thể nói, Lor-ca không chỉ là một thiên tài thơ ca, nghệ thuật của đất nước Tây Ban Cầm mà chàng còn là một người nghệ sĩ chân chính với khát khao được sống, được đấu tranh với những gì già cỗi, thay đổi chúng để hướng tới những gì tiến bộ, phát triển. Đồng thời, ông cũng là người nghệ sĩ có số phận bi thảm. Hình ảnh của người nghệ sĩ ấy sẽ còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ sau này.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button