Giải thích và chứng minh câu nói của Bác Hồ: Học hỏi là một việc

Đề bài: Bác Hồ dạy: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”

Hãy giải thích ngắn gọn lời dạy trên và chứng minh đó là một quan niệm đúng đắn.

Bài tham khảo: Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời

Bài tham khảo 1

Hồ Chủ Tịch, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người là ánh đuốc sáng soi đường trong đêm tối, là niềm tin vững trãi chốn lao tù, là khát vọng, là lương tri của loài người tiến bộ, người còn là một tấm gương tự học và học tập suốt đời. Người đã để lại nhiều câu nói nổi tiếng có giá trị như những lời răn dạy cho con cháu đời sau. Có lẽ không ai là không biết câu: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”.

Vậy học hỏi là gì? Học hỏi là tiếp thu tri thức của nhân loại từ sách vở, từ cuộc sống, từ những người xung quanh ta. Học hỏi là một quá trình lâu dài chứ không thể trong một thời gian ngắn bởi vậy Bác Hồ nói đó là việc phải tiếp tục suốt đời, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi. Cuộc sống ngày càng phát triển không ngừng và tri thức nhân loại thì vô tận và mỗi giây mỗi phút trôi qua là bao tri thức mới được ra đời., nếu không chịu học hỏi nâng cao tầm hiểu biết của mình thì sớm muộn gì cũng sẽ bị tụt hậu và bị đào thải khỏi cuộc sống hiện đại. Học phải đi đôi với hỏi để hiểu sâu sắc kiến thức, biến tri thức thành của mình chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động.

Bác Hồ là một tấm gương sáng ngời của một người học hỏi không ngừng. Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào. Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế giới. Như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:

…Đời bồi tàu lên đênh theo sóng bể Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi Những đất tự do những trời nô lệ Những con đường cách mạng đang tìm đi…

Phát biểu với sinh viên trường đại học Băng Đung trong chuyến thăm Indonesia năm 1959, Người nói đại ý: “Khi còn trẻ, tôi không có dịp đến trường học. Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của tôi. Trường học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và chính trị. Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hòa bình; căm ghét áp bức, ích kỷ…” Sau này, khi đã lớn tuổi, thành người đứng đầu một nhà nước độc lập, dù thời bình hay thời chiến, Người vẫn tích cực học, học trong thực tế, học suốt đời. Nói chuyện với đảng viên, Bác phê phán đảng viên mới 40 tuổi mà đã cho là mình già nên ít chịu học tập và nói rõ là mình 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm rồi kêu gọi “chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học”. Người nói với cán bộ đã kết thúc một khoá huấn luyện là “anh em sẽ còn phải học nữa, học mãi khi ra làm việc”. Người còn nhắc nhở cán bộ cơ quan “mỗi ngày ít nhất phải học tập một tiếng đồng hồ” và xem việc cán bộ đảng viên vì bận việc hành chính hoặc quân sự mà xao nhãng chuyện học tập là “một khuyết điểm rất to”. Người còn dặn phải “biết ham học”. Rõ ràng là từ mức giác ngộ về nghĩa vụ – biết tại sao cần phải học – tiến đến mức “ham học” là đạt đến mức giác ngộ cao, là một sự thay đổi về chất bởi khi ta ham học thì tự việc học đã đem lại sự thoả mãn, thích thú trong người, ta sẽ tìm đến việc học một cách tự giác, hăm hở và khi đó việc học chắc chắn sẽ có hiệu quả cao.Người nhắc nhở “học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”, những điều được học, được nghiên cứu tại trường chỉ có thể ví như một “hạt nhân bé nhỏ” mà người học “sẽ tiếp tục săn sóc, vun xới, làm cho mọc thành cây và dần dần nở hoa, kết quả”. Người khẳng định là trong cách học thì “lấy tự học làm cốt”.

Đọc thêm:  Dàn ý phân tích thành ngữ thi trung hữu họa qua bài thơ ... - Toploigiai

Có thể thấy Hồ Chí Minh đã rất coi trọng trách nhiệm tự học của chính người học, tự học thêm để làm chủ được tri thức, để biến hạt hiểu biết cơ bản được gieo xuống ban đầu trong đầu óc mình nảy nở thành cây tri thức vững chãi. Người còn quan niệm việc mở mang giáo dục không chỉ là lập trường cho người lớn và trẻ em, lập ấu trĩ viên cho trẻ con mà còn phải “lập các nhà chiếu bóng, diễn kịch, câu lạc bộ, thư viện để nâng cao trình độ trí dục cho nhân dân”. Với tầm nhìn xa của mình, Hồ Chí Minh đã thấy rõ vai trò không thể thiếu được của các thiết chế văn hoá trong sự nghiệp mở mang trí óc cho nhân dân.

Câu nói của Bác ra đời đã lâu nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Mỗi người Việt Nam phải học theo lời dạy của Người để không ngừng tiến bộ. Tuy Bác đã ra đi nhưng người mãi là tấm gương sáng ngời của một con người suốt đời học hỏi.

Bác đã lên đường, theo tổ tiên Mác – Lê-nin, thế giới người hiền Ánh hào quang đỏ thêm sông núi Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!

Bác Hồ dạy: Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời

Bạn đang xem: Giải thích và chứng minh câu nói của Bác Hồ: Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời

Bác Hồ dạy: Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời

Xem thêm: Giải thích câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công

Đọc thêm:  Nghị luận Nhiễu điều phủ lấy giá gương hay nhất (5 mẫu) - Văn 9

Bài tham khảo 2

Học hỏi là một việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay. Nó giúp con người mở mang kiến thức. Nó giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Lê Nin vẫn thường khuyên cán bộ và tự đặt cho mình nhiệm vụ: “học! học nữa! học mãi!”.

Đi sâu vào vấn đề,chúng ta cần hiểu được khái niệm của việc học? Học (nghĩa đen) là hoạt động thu nhận kiến thức nhân loại dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của giáo viên trong nhà trường.. Còn học (nghĩa bóng) là người muốn theo kịp đà phát triển của xã hội thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời, không chỉ học trong trường học mà cần học mọi lúc, mọi nơi… Không những thế ta còn phải hiểu thêm học nữa là học thêm, nâng cao, bổ sung thêm vào những điều đã học được và học mãi là học không ngừng, học suốt đời. Vì vậy, khi học chúng ta phải tìm tòi, suy nghĩ thêm để hiểu rõ và mở rộng các kiến thức đã thu thập được. Như thế lời dạy của Lê-nin có ý nghĩa là khuyên chúng ta phải luôn học hỏi không ngừng, học hỏi suốt đời chẳng những trong nhà trường và cả ngoài xã hội…

Vì kiến thức không có giới hạn, chúng ta cần khám phá nó! Khám phá để chinh phục cái nhìn của mọi người về mình! Khám phá để hòa nhập với cuộc sống hiện đại. Đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên, bởi vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi người trong chúng ta chỉ như giọt nước. Hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi qua thì hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, vì thế không bao giờ chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì thế mà chúng ta phải luôn luôn học tập không ngừng.

Làm sao chúng ta có thể quên được tấm gương của nhà bác học Lê Quý Đôn của đất nước Việt Nam hay gần đây nhất là nhà Toán học Ngô Bảo Châu đã đoạt giải Nobel và mang vinh dự về cho đất nước ta hoặc các bác học Newtơn, Ampere… trên thế giới đã suốt đời học hỏi và cống hiến nhiều kiến thức quý báo cho nhân loại. Ngoài ra, lời nhận định này cũng đúng vì nó có giá trị về mặt giáo dục con người mới, giáo dục lý tưởng sống cao quý. Cho nên chúng ta không lạ gì khi thấy các danh nhân trên thế giới cũng từng có những suy nghĩ tương tự như Lê nin như câu nói nổi tiếng của Darwin:

“Nhà bác học ko có nghĩa là ngừng học”

hoặc

“Đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng.” (Kalinin).

Và câu nói của Bác Hồ:

“Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”.

Chính câu nói của các nhà bác học càng làm tăng thêm giá trị chân lí của lời nhận định của Lê-nin.

Đọc thêm:  Top 28 bài văn tả cảnh đẹp đất nước lớp 3 Hay nhất - VnDoc.com

Nhưng thật đáng tiếc là có những người làm ngược lại với lời dạy bảo quý giá này. Thật đáng tiếc là trong nhà trường có những học sinh lười biếng, không cố gắng chăm lo học tập, kiến thức nông cạn, dở dang. Cũng như thế trong xã hội còn có những kẻ tự kiêu, tự mãn khi đã đạt được bằng cấp mà không chịu tiếp tục học hỏi và đương nhiên những kẻ sẽ không có kiến thức và cuộc đời sẽ không thể tốt đẹp được và họ rất đáng bị chê trách vì đã không nghe theo lời khuyên bảo tốt đẹp này.

Ngoài ra còn có một số người nghĩ rằng học đủ để có việc làm thôi, không cần học nhiều. Vậy các bạn nghĩ sao về ý kiến này? Thực ra, làm bất cứ việc gì cũng cần có mục đích và việc học cũng vậy nhưng chúng ta cần biết chọn lựa mục đích cho phù hợp có có cái nhìn đúng đắn hơn ví dụ như ở vấn đề trên ta cần phải xác định đúng mục đích của việc học đó là học để mở mang tri thức, học vì tổ quốc, vì nhân dân, học để trở thành người lao động mới có khả năng trình độ để phục vụ đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc và giúp cho đất nước phát triển.v.v… chứ không phải chỉ học để có việc làm nuôi sống bản thân là chưa đủ, ta cần phải biết nghĩ cho người khác nữa. Do đó, học hỏi suốt đời là một việc phải làm và cần làm.

Để việc học hỏi đạt kết quả thật tốt, chúng ta phải có tinh thần và thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học ở nhà trường, học ngoài xã hội… Là học sinh – những mầm non tương lai của đất nước chúng ta phải luôn chăm chỉ học t ập ‘Vào lớp thuộc bài, ra lớp hiểu bài’. Không những thế ta còn phải biết giúp đỡ bạn bè học tập để cùng tiến bộ.

Có câu: “Nếu đẹp bạn hãy đáng với nhan sắc của mình. Nếu xấu bạn hãy làm cho mọi người quên cái xấu của bạn bằng chính tri thức mà bạn có được”. Hãy cố gắng học tập để trở thành con ngoan trò giỏi của bố mẹ và thầy cô, các bạn nhé!

—————————————

Trên đây là hai bài văn mẫu giải thích và chứng minh câu nói của Bác Hồ: Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời cho các em tham khảo. Qua các bài mẫu này, hy vọng các em sẽ rút ra được cách làm, bố cục chung của một bài văn dạng giải thích và chứng minh câu nói để áp dụng nếu gặp các bài tập tương tự. Ngoài ra, các em hãy tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu lớp 8 hay nhất do THPT Ngô Thì Nhậm chọn lọc để làm phong phú thêm kiến thức môn Văn nhé. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button