Nghệ thuật và biện pháp tu từ trong Chiều tối (Hồ Chí Minh)
Nghệ thuật và biện pháp tu từ trong bài Chiều tối – Gợi ý phân tích và xác định nghệ thuật cùng các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh.
Đôi nét về bài thơ Chiều tối
Hoàn cảnh sáng tác:
– Khi nhà thơ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam (8/1942 – 9/1943, trên đường đi công tác)
Bạn đang xem: Nghệ thuật và biện pháp tu từ trong Chiều tối (Hồ Chí Minh)
– Nhà thơ phải trải qua đoạn đời cơ cực, lao khổ, thử thách.
Xuất xứ
– Từ tập Nhật kí trong tù (tập thơ chữ Hán, 134 bài, được gọi là kiệt tác…)
– Là bài số 31, ghi lại chuyến chuyển lao từ Tĩnh Tây
Biện pháp nghệ thuật và tu từ được sử dụng trong Chiều tối và ý nghĩa của chúng
Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên và nỗi lòng thi nhân
– Mở ra khung cảnh thiên nhiên rừng núi lúc chiều tối. Có cánh chim mỏi mệt mải miết bay về tổ phía rừng xa; Có chòm mây lẻ loi sót lại, lững lờ trôi giữa tầng không. Cảnh rộng lớn, quạnh vắng trong thời khắc cuối cùng của một ngày.
– Vẻ đẹp của bức tranh:
+ Giống trong thơ ca cổ điển phương Đông, khung cảnh thiên nhiên trong hai câu đầu đã được phác họa bằng những nét chấm phá (chỉ gợi ra một vài nét, cốt ghi lấy cái linh hồn của tạo vật ).
+ Hình ảnh cánh chim bay về tổ là nét vẽ phác họa không gian rừng núi và gợi ý niệm thời gian, tượng trưng cho buổi chiều:
+ Điểm khác biệt với thơ ca cổ là: hình tượng cánh chim trong thơ Bác được cảm nhận ở trạng thái bên trong (mỏi mệt. Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh. Trong ý thơ có sự hòa hợp, đồng điệu giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật thiên nhiên.
+ Hình ảnh “Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không- thi liệu quen thuộc nhưng không mang ý nghĩa ước lệ triết học (cái khắc khoải mơ hồ của con người trước hư không) mà có hồn người : lẻ loi, đơn độc và cái băn khoăn, trăn trở chưa biết tương lai phía trước của người tù nơi đất khách.
Xem thêm: Sơ đồ tư duy Chiều tối
– Vẻ đẹp của con người:
+ Dù trong hoàn cảnh nào, tâm hồn của Bác vẫn luôn yêu quí, hướng về thiên nhiên.
+ Mệt mỏi và đau đớn nhưng chan chứa hồn thơ .
+ Là hình ảnh của bậc tao nhân mặc khách đang ung dung thưởng ngoạn cảnh chiều hôm.
-> Con người có tâm hồn nhạy cảm, giàu thương yêu, có ý chí, nghị lực phi thường và sự tự chủ, tự do về tinh thần
* Tóm lại
– Bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp cổ điển nhưng sinh động, gần gũi, có hồn.
– Cảnh ngộ và tâm trạng của người tù xa xứ.
– Một tấm lòng yêu thương tạo vật; một ý chí, nghị lực thép
– Hai câu thơ không nói “thép” nhưng lại rất “thép”.
Xem thêm: Cảm nhận về 2 câu thơ đầu bài Chiều tối
Hai câu cuối: Bức tranh cuộc sống và ánh lửa trong tâm trí người tù
– Hình ảnh cô gái xay ngô trong Chiều tối toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, đầy sức sống (chữ “cô em”, điệp ngữ, âm hưởng…). Giữa núi rừng mênh mông, thiếu nữ sơn cước không bị hòa lẫn vào cảnh vật mà trái lại cô chính là điểm sáng của bức tranh (hình ảnh con người trong thơ Bà Huyện Thanh Quan thấp thoáng, mờ nhạt, nhỏ bé, chỉ tôn thêm cái hùng vĩ, hoang sơ của đất trời thiên nhiên)
– Thái độ của thi nhân: Trìu mến hướng về con người và sự sống; quan tâm, yêu thương những người lao động nghèo, không phân biệt quốc gia, dân tộc.
– Ba chữ “ma bao túc” ở cuối câu 3 được điệp lại ở đầu câu 4 “bao túc ma” đã tạo nên sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng như vừa diễn tả cái vòng quay không dứt của động tác xay ngô vừa thể hiện dòng lưu chuyển của thời gian từ chiều đến tối. Mặt khác, chính chữ “hồng” ở cuối bài thơ cũng giúp người đọc hình dung ra bóng tối đang buông xuống xóm núi.
– Vẻ đẹp của câu kết qua chữ hồng. Chữ “hồng”: trong mối quan hệ (chiều tối – lô dĩ hồng) -> tứ thơ loé sáng: Con người tìm thấy ánh sáng, sự ấm áp trong bóng đêm. sáng ấm, tin, yêu, vui.
– Với một chữ “hồng”, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mỏi mệt, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề đã diễn tả trong ba câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay xong ngô tối. Chữ “hồng” trong nghệ thuật thơ Đường người ta gọi là “con mắt thơ” (thi nhãn), hoặc là “nhãn tự” (chữ mắt), nó sáng bừng lên, nó cân lại, chỉ một chữ thôi, với hai mươi bảy chữ khác dầu nặng đến mấy đi chăng nữa…” (Hoàng Trung Thông, “Bác Hồ làm thơ và thơ của Bác”, Nghiên cứu học tập thơ văn Hồ Chí Minh, NXB KHXH,1979).
Tóm lại:
– Tâm hồn yêu thương con người.
– Hình tượng vận động khỏe khoắn: từ ánh chiều âm u đến ánh lửa rực hồng, ấm áp; từ mệt mỏi đến khỏe khoắn; từ buồn đến vui.
– Sự vận động này cho thấy tinh thần lạc quan yêu đời của một tâm hồn luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.
Tham khảo thêm: Cảm nhận về 2 câu cuối bài Chiều tối
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo dục
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!