3 mẫu Dàn ý Phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo – Thủ thuật

dan y phan tich tac pham binh ngo dai cao

Dàn ý Phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo

I. Dàn ý Phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo, mẫu số 1 (Chuẩn):

1. Mở bài

– Sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi.- Giới thiệu tác phẩm Bình Ngô đại cáo.

2. Thân bài:

a. Hoàn cảnh sáng tác (Sách giáo khoa):

b. Luận đề chính nghĩa:– Tư tưởng nhân nghĩa: quan điểm mới mẻ, tiến bộ vượt thời đại của Nguyễn Trãi: Nhân nghĩa tức là gắn với việc yêu dân, chuộng hòa bình, và gắn với lòng yêu nước sâu sắc.- Sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt ta từ bao đời nay, được tác giả khẳng định như một chân lý khách quan thông qua năm yếu tố cơ bản: Nền văn hiến, ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử các triều đại và công cuộc chống giặc ngoại xâm, chủ quyền riêng xưng “đế’ không xưng vương.

c. Tội ác của giặc Minh trên đất nước ta: * Trên lập trường dân tộc, ông đã tố cáo, nhận diện rõ ràng âm mưu cướp nước của giặc Minh:- Dùng các từ ngữ “nhân”, “thừa cơ” để vạch trần luận điệu bịp bợm của nhà Minh kéo quân sang nước ta với danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”, nhưng thực tế là thừa dịp xâm lược Đại Việt.* Đứng trên lập trường nhân bản, nhân nghĩa, đứng về phía quyền sống của nhân dân để tố cáo chủ trương cai trị phản nhân đạo của kẻ thù.- Hủy hoại cuộc sống của nhân dân bằng hành động diệt chủng vô cùng tàn bạo, man rợ “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” .- Hủy hoại môi trường sống của nhân dân Đại Việt “Nặng thuế khóa sạch không đầm núi/Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ”- Sử dụng người dân như là một công cụ biết nói để vơ vét sản vật, là công cụ để phục dịch cho lòng tham vô đáy của mình, vô cùng độc ác và tàn bạo.- Cuộc sống vốn yên ấm bấy lâu nay cũng vỡ nát khi “tan tác cả nghề canh cửi”, gia đình hạnh phúc bỗng chốc mất đi người chồng người cha “Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng”.- “Lẽ nào trời đất dung tha? Ai bảo thần dân chịu được?” chính là sự giận dữ trước chính sách cai trị tàn bạo của kẻ thù, đồng thời cũng là tấm lòng đau xót vạn phần cho những nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng suốt mấy mươi năm qua.

d. Tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:* Giai đoạn đầu còn nhiều khó khăn, thiếu thốn:- Thiếu người tài phụ giúp, thiếu quân lực, thiếu lương thực, nghĩa quân chưa ổn định trong khi đó quân địch lớn mạnh, phô trương thanh thế khắp nơi.- Sự lãnh đạo tài ba của lãnh tụ Lê Lợi, yếu tố quyết định trong sự thành công của cuộc khởi nghĩa ở ông hội tụ đầy đủ các yếu tố lý tưởng của một vị lãnh tụ kiệt xuất:+ Có lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm cao độ trong việc thực hiện lý tưởng cao đẹp khôi phục giang sơn, nền độc lập của dân tộc.+ Biết coi trọng nhân tài, biết coi trọng vai trò của nhân dân, biết tập hợp sức mạnh của nhân dân vốn là yếu tố tiên quyết để quyết định chiến thắng của khởi nghĩa.+ Khả năng thu phục lòng người tạo nên khối đại đoàn kết vững mạnh trong toàn quân, quân sĩ trên dưới một lòng chống giặc.+ Sự tài trí mưu lược, giỏi bày binh bố trận.

* Giai đoạn phản công giành chiến thắng vang dội:- Ở chặng thứ nhất, quân ta đã tiến đánh các vị trí đóng quân khác nhau của địch làm cho chúng sức cùng lực kiệt, phải cầu cứu quân tiếp viện, trái ngược với giai đoạn đầu thì ở đây nghĩa quân đã liên tiếp giành được những chiến thắng vang dội, còn kẻ thù thì phải nhận hàng loạt các chiến bại, vô cùng nhục nhã. (Tìm dẫn chứng trong sách giáo khoa).- Sang chặng đường thứ hai, sau khi kẻ thù rơi vào thất bại thảm hại, nhưng chúng vẫn ngoan cố không chịu rút về nước, trái lại còn đưa thêm quân tiếp viện do hai tướng Mộc Thạnh và Liễu Thăng chỉ huy chia làm hai đạo quân tiến vào nước ta hòng tiêu diệt nghĩa quân, lấy lại thế chủ động. Lúc này đây nghĩa quân ta tiếp tục quá trình kháng chiến, tiếp nối sĩ khí của chặng đường thứ nhất để chặn đánh quân địch ở vùng biên giới, phá tan âm mưu hiểm độc của chúng.=> Quân giặc tiếp tục chịu thất bại thảm hại.- Nhưng với tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt, ta không những không đuổi cùng diệt tận mà cấp cho chúng ngựa, thuyền để chúng rút lui về nước trong sự tâm phục khẩu phục, vừa để quân dân nghỉ ngơi lấy sức khôi phục đất nước sau chiến tranh.

Đọc thêm:  6 dạng bài tập về Ancol trong đề thi Đại học (có lời giải) - VietJack.com

* Nghệ thuật:+ Bút pháp đậm chất anh hùng ca được miêu tả bằng các hình ảnh rộng lớn, thể hiện sự kỳ vĩ của thiên nhiên, dùng ngôn ngữ đặc sắc, với các động từ liên tiếp để diễn tả sự chuyển rung liên tiếp của trận chiến, dùng những tính từ ở mức độ tối đa để tạo ra sự tương phản sâu sắc giữa ta và địch.+ Câu văn linh hoạt, chiến thắng của ta thì dùng câu văn ngắn thể hiện sự dồn dập, quyết đoán mạnh mẽ, oai hùng, còn thất bại của địch thì được diễn tả bằng những câu văn dài thể hiện tính chất khôn cùng, không sao kể hết được.

e. Tuyên bố kết quả, khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chủ quyền của dân tộc:

– Tuyên bố chiến thắng, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập cho dân tộc, xây dựng nhà nước Đại Việt tự chủ và thịnh vượng dưới triều vua mới.- Rút ra những bài học lịch sử sâu sắc, từ quy luật của trời đất và tự nhiên, thể hiện sự tin tưởng vào vận mệnh mới của dân tộc, sau khi đã trải qua cơn bĩ cực của lịch sử. Thứ hai là chiến thắng của chúng ta được tạo nên nhờ sự kết hợp của sức mạnh thời đại và sức mạnh truyền thống dân tộc.

3. Kết bài

Nêu tổng kết nội dung và nghệ thuật

II. Dàn ý Phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo, mẫu số 2 (Chuẩn):

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi (tiểu sử, đặc điểm con người, quan điểm sáng tác,…)- Giới thiệu về tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, thể loại, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)

2. Thân bài

a. Nêu luận đề chính nghĩa– Nêu lên luận đề chính nghĩa làm nền tảng tư tưởng cho toàn bộ bài cáo của mình.+ Tác giả đã nêu lên tư tưởng xuyên suốt bài cáo đó chính là nhân nghĩa – một phạm trù tư tưởng có nguồn gốc từ Nho giáo.+ Với Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa đó bắt nguồn từ tư tưởng “yên dân”, “trừ bạo”- Những chân lí độc lập khách quan, làm cơ sở lí luận vững chắc để khẳng định độc lập dân tộc:+ Nước ta có một nền văn hiến, phong tục, bờ cõi, lãnh thổ riêng, được mọi người thừa nhận.+ Qua việc so sánh các triều đại phong kiến của nước ta với các triều đại phong kiến phương Bắc, tác giả đã đặt các triều đại của ta, dân tộc ta ngang hàng với các triều đại phong kiến phương Bắc, điều đó không chỉ là cơ sở cho nền độc lập mà còn thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc của tác giả Nguyễn Trãi.+ Tái hiện lại những trang sử vẻ vang, hào hùng với những chiếc thắng vang dội khắp non sông của quân và dân ta trong suốt chặng đường lịch sử trước đó.

b. Bản cáo trạng vạch rõ tội ác của kẻ thù– Tác giả đã vạch rõ cho người đọc âm mưu xâm lược của giặc Minh- Tàn sát, giết hại những người dân vô tội: “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”,…- Chính sách thuế khóa nặng nề và hết sức vô lí cùng với những chính sách hủy hoại môi trường sống, cảnh quan tự nhiên, tiêu diệt sự sống của vạn vật trên đất nước ta: “Nặng thuế khóa sạch không đầm núi”, “Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới giăng”, “Tàn hại cả giống côn trùng, cây cỏ”.

c. Quá trình kháng chiến và chiến thắng của quân và dân ta– Hình ảnh vị chủ tướng Lê Lợi:+ Đại từ “ta” đặt ở đầu đoạn văn như một lời khẳng định, thể hiện rõ lai lịch, nguồn gốc, lai lịch, xuất thân của người anh hùng Lê Lợi.+ Lê Lợi hiểu được những nhọc nhằn và cả sự căm phẫn, lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân ta – “căm thù giặc thề không cùng chung sống”.+ Luôn mang trong mình bao nỗi niềm suy tư, trăn trở, đến nỗi “đau lòng nhức óc”, “nếm mật nằm gai”, “quên ăn vì giận” để suy tính con đường đánh đuổi quân xâm lược- Những khó khăn của ta trong buổi đầu khởi nghĩa: Những ngày quân giặc còn rất mạnh, nhân tài của ta còn nhiều hạn chế, “nhân tài như lá mùa thu”, “việc bôn tẩu lại thiếu kẻ đỡ đần”,…- Những chiến thắng vang dội của quân và dân ta: với một giọng văn đầy từ hào khi tái hiện lại những thắng lợi vẻ vang, liên tiếp của nghĩa quân trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược…

Đọc thêm:  Hướng dẫn sử dụng tính năng mã hóa end-to-end(E2EE) trên Zoom

d. Lời tuyên bố về nền độc lập, hòa bình của dân tộc– Lời tuyên ngôn của Nguyễn Trãi được tuyên bố rộng rãi tới tất cả mọi người, đó là lời khẳng định về nền độc lập, hòa bình, thống nhất của dân tộc- Qua đó, thể hiện thái độ ngợi ca và niềm tin vào một ngày mai tươi sáng, tốt đẹp hơn của đất nước, của dân tộc.

3. Kết bài

Khái quát những nét đặc sắc về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản và nêu cảm nghĩ của bản thân.

III. Dàn ý Phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo, mẫu số 3:

1. Mở bài

– Giới thiệu vài nét về tác phẩm Bình Ngô đại cáo: “Áng thiên cổ hùng văn”, bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc.- Nêu khái quát về nội dung tư tưởng tác phẩm.

2. Thân bài

a) Vài nét cơ bản về tác phẩm Bình Ngô đại cáo

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Sau khi chiến thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh Lê Lợi viết tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”, công bố vào tháng Chạp năm 1428 với mục đích: Tổng kết quá trình chiến đấu chống ngoại xâm; tuyên bố nền độc lập của dân tộc ta- Thể loại: Cáo là thể loại thuộc văn học chức năng, là loại thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc thường được vua, chúa, thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, sự nghiệp, tuyên ngôn về sự kiện nào đó để mọi người cùng biết.- Nhan đề bài cáo: “Ngô” là từ chỉ nhà Ngô thời Tam Quốc, triều đại phương Bắc sang xâm lược nước ta; “Bình Ngô đại cáo” mang ý nghĩa tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô và tâm thế chiến thắng của toàn dân tộc ta trước kẻ thù tàn ác.

– Bố cục bài Bình Ngô đại cáo:+ Phần một: Nêu luận đề chính nghĩa+ Phần hai: Tội ác không thể dung tha của giặc Minh+ Phần ba: Công cuộc chiến đấu và kết quả của cuộc chiến+ Phần tư: Tuyên bố chiến thắng, lời khẳng định chủ quyền, vị thế của dân tộc.

b) Phân tích cụ thể tác phẩm Bình Ngô đại cáo

* Phần một: Luận đề chính nghĩa- “Việc nhân nghĩa… lo trừ bạo”:+ “nhân nghĩa”: Tư tưởng, hành động vì con người, đấu tranh cho lẽ phải để bảo vệ cho đời sống nhân dân bởi nhân dân có ấm no, hạnh phúc thì đất nước mới phát triển bền vững được. + Những người đứng đầu nhà nước cần lo việc “yên dân”, “trừ bạo”, dẹp yên bọn xâm lược và bè lũ tay sai của chúng ở trong nước để bảo vệ cuộc sống của nhân dân.

– “Như nước Đại Việt ta… thời nào cũng có”:+ Nguyễn Trãi chỉ ra các yếu tố tạo nên nước Đại Việt: Nền văn hiến lâu đời, ranh giới riêng, phong tục tập quán đặc sắc, bề dày lịch sử sánh ngang với các triều đại phong kiến phương Bắc.+ “từ trước”, “vốn xưng”, “đã chia”: Sự tồn tại và phát triển của nước ta trong lịch sử như một điều hiển nhiên không thể chối cãi + Lời khẳng định của tác giả: Tuy các triều đại có lúc mạnh, lúc yếu nhưng nhân tài nước Việt thời nào cũng có.- “Lưu Cung… còn ghi”:+ Các tướng giặc đều bị anh hùng hào kiệt nước ta “giết tươi”, “bắt sống”, chuốc lấy kết cục bi thảm+ Sức mạnh của quân dân đã tiêu diệt được bọn xâm lược gian tà, hung ác – Giọng điệu hào hùng, vế đối hài hòa => Thể hiện niềm tự tôn, tự hào dân tộc, niềm tin vào sức mạnh của dân tộc nhỏ bé nhưng kiên cường.

* Phần hai: Bản cáo trạng tội ác của giặc Minh- “Nhân họ Hồ… cầu vinh”:+ Luận điệu xảo trá, bịp bợm của chúng: “phù Trần diệt Hồ”, thừa nước đục thả câu.+ Nhân dân ta một cổ hai tròng: Giặc ngoại (giặc xâm lược bên ngoài) và giặc nội (bọn bán nước cầu vinh).- “Nướng dân đen… nghề canh cửi”:+ Giặc Minh hung tàn, vô nhân tính, dùng muôn ngàn kế để thôn tính nước ta+ Hành động diệt chủng dã man: “nướng… hung tàn”, “vùi… tai họa”+ Dùng tính mạng người dân làm trò tiêu khiển+ Bóc lột của cải, tính mạng của nhân dân: Các loại thuế khóa, vơ vét sản vật quý hiếm, bắt nhân dân xuống biển mò ngọc, vào núi tìm vàng, “tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ”,…=> Hậu quả: “tan tác cả nghề canh cửi”, làm li tán các gia đình “nheo nhóc”, vợ mất chồng, con mất cha…=> Tội ác của chúng khiến trời đất không thể dung tha: “Trúc… tội”, “nước… mùi”, “Lẽ nào… chịu được”+ Nghệ thuật: Liệt kê, phóng đại, câu hỏi tu từ, các hình ảnh vừa mang tính khái quát vừa cụ thế nhằm tố cáo tội ác của giặc.

* Phần ba: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và kết quả của cuộc chiến- Giai đoạn đầu của cuộc chiến:+ “Ngẫm thù lớn… cùng sống”: Không thể chung sống dưới một bầu trời cùng kẻ thù, Lê Lợi đã phất cờ khởi nghĩa+ “Tuấn kiệt… người bàn bạc”: Buổi đầu, quân ta gặp không ít khó khăn khi kẻ thù đang trong lúc mạnh; người tài không nhiều, sách lược chiến đấu thiếu người bàn bạc, đỡ đần; binh lính thì ít; lương thực cũng cạn kiệt.=> Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng vị chủ tướng vẫn “gắng chí khắc phục gian nan”.- Những chiến thắng vang dội ban đầu: “Trận Bồ Đằng… càng hăng” + Các trận đánh ở Chi Lăng, Mã An, Cần Trạm,… khiến các tướng Minh phải tự vẫn, tử vong,…; bốn viên tướng Trần Trí, Sơn Thọ, Lí An, Phương Chính của nhà Minh: “mất vía”, “nín thở cầu thoát thân”, các tướng lĩnh khác bỏ mạng, đầu hàng; “Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng”, đô đốc Thôi Tụ “dâng tờ tạ tội”,…+ Quân ta chiến đấu với sức mạnh và khí thế quyết liệt khiến quân giặc tan tác: “Đánh một trận… tan tác chim muông”.+ Nghệ thuật: Động từ mạnh “hồn bay phách lạc”, “tim đập chân run”; các tính từ chỉ mức độ “thây chất đầy đường”, “máu trôi đỏ nước”, “đầm đìa máu đen”,… => Sự thảm hại của giặc Minh và sự mỉa mai, châm biếm kẻ thù của tác giả.

Đọc thêm:  Dàn ý suy nghĩ về ý kiến: Một trong những tổn thất không có gì bù đắp

* Phần kết: Lời tuyên bố, khẳng định nền độc lập của dân tộc “Xã tắc… đều hay”- Dẹp yên giặc rồi xây dựng đất nước, bế tắc rồi thông suốt, nhật nguyệt tối rồi sáng: Quy luật vận động tất yếu của lịch sử- Nhờ”trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ” cùng sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn đã đánh đuổi được giặc Minh làm cho đất nước sạch bóng kẻ thù.

3. Kết bài

– Khẳng định lại những đặc sắc của nghệ thuật và giá trị nội dung của Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

IV. Bài văn mẫu Phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo (Chuẩn)

Nguyễn Trãi (1380-1942), hiệu là Ức Trai, là một nhà chính trị, quân sự tài ba và lỗi lạc, ông tham gia tích cực và đóng góp nhiều nhiều công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi với vai trò là một quân sư. Với những công trạng vĩ đại của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nguyễn Trãi đã trở thành bậc khai quốc công thần đời đầu của nhà Hậu Lê. Tuy nhiên, việc tham gia sâu rộng vào chính trị và có nhiều đóng góp to lớn đã khiến ông trở thành cái gai trong mắt của nhiều thế lực đối lập, cuối cùng bản thân ông và gia đình phải chịu án oan thảm khốc tru di tam tộc (thảm án Lệ Chi viên), khiến người đời không khỏi đau xót, tiếc thương. Ngoài là một nhà chính trị, quân sự tài ba, Nguyễn Trãi còn được biết đến là một nhà văn chính luận kiệt xuất, với số lượng tác phẩm tuy ít nhưng bài nào cũng để lại tiếng vang đến muôn đời có thể kể đến hai tác phẩm tiêu biểu là Quân trung từ mệnh tập và Bình ngô đại cáo. Ông là một người chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền Nho giáo thế nhưng theo như lời của Trần Đình Hựu thì “Về hệ thống, tư tưởng nhân sinh của Nguyễn Trãi vẫn thuộc Nho giáo nhưng là một Nho giáo khoáng đạt, rộng rãi, không câu nệ và vì vậy không chỉ là gần gũi mà còn là phong phú hơn, cao hơn lối sống thuộc dân tộc trước đó”. Có thể thấy, tư tưởng của Nguyễn Trãi gồm có ba điểm chính thứ nhất là tư tưởng nhân nghĩa, thứ hai là tư tưởng phụng mệnh trời và cuối cùng là tư tưởng nhân dân, tiến bộ hẳn so với các danh nhân, nghĩa sĩ cùng thời. Và hệ thống tư tưởng này ta có thể nhận thấy rõ trong tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Bình ngô đại cáo, tác phẩm được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc sau Nam quốc sơn hà.

Bình ngô đại cáo được sáng tác vào cuối năm 1427, thời điểm nghĩa quân Lam Sơn giành được thắng lợi huy hoàng, tiêu diệt 15 vạn viện binh của giặc Minh xâm lược do Liễu Thăng và Mộc Thạnh dẫn đầu…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu Phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo tại đây.

-HẾT-

Ngoài dàn ý Phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo, các bạn cũng có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 10 khác đã được chúng tôi chọn lọc và tổng hợp: Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày hè; Phân tích những bài ca dao hài hước; Phân tích truyện Tấm Cám; Cảm nhận về tiếng đàn của người kĩ nữ trên bến Tầm Dương trong bài Tì bà hành; Phân tích Tại lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng;…

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-tac-pham-binh-ngo-dai-cao-52979n.aspx

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button