Giới thiệu về tác giả Ai-ma-tốp và văn bản Hai cây phong – Thủ thuật

Đề bài: Giới thiệu về tác giả Ai-ma-tốp và văn bản Hai cây phong

gioi thieu ve tac gia ai ma top va van ban hai cay phong

2 bài văn mẫu Giới thiệu về tác giả Ai-ma-tốp và văn bản Hai cây phong

1. Giới thiệu về tác giả Ai-ma-tốp và văn bản Hai cây phong, mẫu số 1:

Ai-ma-tốp là nhà văn nước Cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ở vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. Hoạt động văn học của Ai-ma-tốp bắt đầu từ năm 1952, khi ông là sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Cư-rơ-gư-xtan. Từ năm 1956 đến năm 1958 ông học Trường viết văn M. Goóc-ki ở Mát- xcơ-va. Sau khi tốt nghiệp (1959), Ai-ma-tốp làm phóng viên báo Sự thật thường trú tại Cư-rơ-gư-xtan. Tác phẩm đầu tiên khiến Ai-ma-tốp nổi tiếng là tập truyện Núi đồi và thảo nguyên (được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học năm 1963). Các tác phẩm chủ yếu tiếp theo là: Cánh đồng mẹ (1963), Vĩnh biệt Gun-xa-rư (1967), Con tàu trắng (1970),… Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh, thái độ tích cực đấu tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu.

Nhiều tác phẩm của ông từ lâu đã rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng,…

Phần trích Hai cây phong trong sách giáo khoa do người biên soạn đặt. Bối cảnh của truyện là một vùng quê hẻo lánh thuộc Cư-rơ-gư-xtan giữa những năm 20 của thế kỉ XX khi nơi đây tư tưởng phong kiến và gia trưởng, còn nặng nề, do đó phụ nữ và trẻ mồ côi bị coi thường và rẻ rúng.

Hình ảnh hai cây phong được miêu tả với một tâm trạng đầy xúc động của người kể chuyện. Nó dẫn dắt người đọc trở lại với 40 năm trước để chứng kiến những tình cảm sâu nặng giữa thầy Đuy-sen và cô trò nhỏ An-tư-nai. Người kể chuyện xưng “tôi” (có lúc là “chúng tôi”) cũng là người gắn bó với làng quê Ku-ku-rêu, nơi có hai cây phong thân thuộc, gắn với bao kỉ niệm tuổi thơ của mình.

Đọc thêm:  Dàn ý suy nghĩ về thắng và bại, dại và khôn trong cuộc sống

-HẾT BÀI 1-

Để củng cố kiến thức về tác giả văn học đồng thời rèn luyện kĩ năng viết văn thuyết minh về tác giả, tác phẩm, bên cạnh bài Giới thiệu về tác giả Ai-ma-tốp và văn bản Hai cây phong, các em có thể tham khảo thêm: Thuyết minh về một tác giả văn học, Thuyết minh về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, Thuyết minh về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí, Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Bình Ngô đại cáo.

2. Giới thiệu về tác giả Ai-ma-tốp và văn bản Hai cây phong, mẫu số 2:

Chingiz Ajmatov; sinh 1928, nhà văn. Viết bằng tiếng Kiaghizơ và tiếng Nga. Tác phẩm: “Jamilia” (1958), “Truyện núi đồi và thảo nguyên” (1961), “Cánh đồng mẹ” (1963), “Vĩnh biệt, Gunxarư!” (1966), “Con tàu trắng” (1970)… phản ánh cuộc sống, phong tục tập quán và cuộc đấu tranh của nhân dân Kiaghixtan, thấm nhuần tinh thần nhân đạo, tính triết lí sâu sắc; có các yếu tố dân gian, huyền thoại kết hợp với phân tích tâm lí. Tiểu thuyết “Một ngày dài hơn thế kỉ” (1980) nêu bật những vấn đề đạo đức và xã hội của thời đại. Giải thưởng Lênin (1963), giải thưởng Nhà nước Liên Xô (1968, 1977, 1983). Nhà văn lớn Trin-ghít Ai-matốp đã qua đời hôm 10-6-2008. Nhà văn Trin-ghít Ai-ma-tốp – Giải thưởng Lê-nin (1963), 3 lần được trao tặng Giải thưởng Quốc gia (Liên Xô) vào các năm 1968, 1980, 1983, bị đột quỵ do suy thận nặng hôm 16-5-2008 được đưa đến điều trị ở bệnh viện đa khoa Nu-rem-béc (Đức) đã qua đời ngày 10-6-2008. Ngày 11-6, chiếc chuyên cơ của Tổng thống Kiếc-gưstan đã chở gia đình và phái đoàn của chính phủ do Phó Thủ tướng Ai-đa-ra-li-ép dẫn đầu đã bay từ thủ đô Bíc-skết sang Nuyn-béc để đón thi thể nhà văn về Kiếc-gư-stan. Tác phẩm của Trin-ghít Ai-ma-tốp đã được dịch và xuất bản ra hơn 170 thứ tiếng trên thế giới. Ông là một trong các nhà văn được người đọc trên thế giới biết đến nhiều nhất. Những tác phẩm được giới phê bình văn học đánh giá rất cao là “Một ngày dài hơn thế kỷ” xuất bản năm 1980 và “Đoạn đầu đài” – 1988. Độc giả Việt Nam cũng đã có dịp làm quen với các tác phẩm nổi tiếng của nhà văn được mệnh danh là “người của núi đồi và thảo nguyên” này. Được tin Trin-ghít Ai-ma-tốp qua đời, Thủ tướng Nga Vla-đi-mia Pu-tin đã gửi ngay điện chia buồn đến gia quyến nhà văn.

Đọc thêm:  Top 10 Bài văn phân tích tư tưởng nhân đạo trong "Đại cáo bình

Nội dung bức điện có đoạn “Đây là một tổn thất không gì bù đắp được. Trin-ghít Ai-ma tốp sống mãi trong ký ức chúng ta với đầy đủ ý nghĩa của một nhà văn, nhà tư tưởng, nhà trí thức và nhà nhân đạo vĩ đại”. Chính phủ Kiếc-gư-stan đã quyết định lấy năm 2009 làm Năm Ai-ma-tốp ở Kiếc-gư-stan và sẽ tổ chức Lễ tang cấp nhà nước để tưởng nhớ Danh nhân văn hoá Trin-ghít Ai-ma-tốp vào thứ bảy 14-6-2008 tại khu tưởng niệm A-ta Bây-ít ở thủ đô Bít-skết với sự tham gia của đại diện các quốc gia SNG và các tổ chức văn hóa thế giới.

Người thầy đầu tiên là tác phẩm văn học rất nổi tiếng của nhà văn Ai-ma-tốp người Cư-rơ-gư-stan.

Mở đầu tác phẩm là hình ảnh hai cây phong cao lớn được trồng cạnh nhau trên một ngọn đồi lộng gió. Không ai biết rõ về nguồn gốc của hai cây phong đó. Mãi sau nay, khi làng Cu-cu-rêu đón bà An-tư-nai một người hoạ sĩ nổi tiếng cũng là người dân làng về mở trường, bí mật về hai cây phong mới được hé lộ.

Antưnai năm 15 tuổi đã có một tuổi thơ vô cùng bất hạnh. Cô bé phải sống với người thím độc ác luôn đánh đập cô bé. Vào một ngày nọ, thầy giáo Đuy-sen một người thanh niên cộng sản được cử về mở trường dạy học ở làng Cu-cu-rêu, hai người đã gặp nhau. Thầy Đuy-sen vô cùng quý mến An-tư-nai và cầu xin gia đình bà thím cho An-tư-nai đi học. Sau bao nhiêu vất vả, cuối cùng thầy đã thành công.

Đọc thêm:  Suy nghĩ về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay

Thầy Đuy-sen và An-tư-nai cùng lũ học trò đã trải qua rất nhiều khó khăn, trong thời tiết khắc nghiệt với cái rét lạnh cóng nhưng họ vẫn có một nghị lực phi thường. Nhưng không may mắn, bà thím An-tư-nai đã quyết gả cô cho một tên quý tộc to lớn và thô thiển để lấy tiền. Thầy Đuy-sen đã ra sức bảo vệ An-tư-nai. Hai thầy trò đã cùng nhau trồng hai cây phong bé nhỏ trên ngọn đồi và thầy Đuy-sen nói với An-tư-nai rằng giờ đây An-tư-nai như hai cây phong này vậy, nhưng sau này, khi lớn lên, An-tư-nai chắc chắn sẽ thành công.

Nhưng sự thật quá phũ phàng, An-tư-nai vẫn bị bắt đi làm vợ lẽ mặc sức thầy Đuy-sen đã ra sức chống cự bọn quý tộc đến nỗi bị chúng đánh gãy tay và máu chảy đầm đìa.

Sau ba ngày sống trong địa ngục, cuối cùng An-tư-nai đã được thầy Đuy-sen cùng công an giải cứu và đưa lên tỉnh học. Lúc này, An-tư-nai đã biết mình có tình cảm với thầy Đuy-sen. Cô viết thư cho thầy nhưng Đuy-sen không muốn làm ảnh hưởng tới việc học của An-tư-nai, anh đã không trả lời. Đã mấy lần An-tư-nai nhìn lần người khác thành Đuy-sen nhưng dường như điều đó gần như vô vọng vì Đuy-sen đã đi bộ đội và bị báo tin mất tích… Năm 1946, An-tư-nai trở về quê hương xưa, nơi cô đã lớn lên, đã sống những ngày tháng cùng với người thầy Đuy-sen của mình, đặt tên cho ngôi trường mà cô đỡ đầu là: “Trường Đuy-sen” – ngôi trường mang tên người cộng sản đầu tiên.

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/gioi-thieu-ve-tac-gia-ai-ma-top-va-van-ban-hai-cay-phong-39269n.aspx Trên đây là phần Giới thiệu về tác giả Ai-ma-tốp và văn bản Hai cây phong bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Hai cây phong và cùng với phần Cảm nhận đoạn trích Hai cây phong của Aimatop để học tốt môn Ngữ Văn lớp 8 hơn.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button