Những câu hát than thân – Nội dung, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý

Những câu hát than thân – Nội dung, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

  • Giải vở bài tập Ngữ văn 7 bài 4: Những câu hát than thân
  • Soạn bài lớp 7: Những câu hát than thân
  • Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 4: Những câu hát than thân

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Nội dung Những câu hát than thân:

1. Nước non lận đận một mình,Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.Ai làm cho bể kia đầy,Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

2. Thương thay thân phận con tằmKiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơThương thay lũ kiến li ti,Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồiThương thay hạc lánh đường mây,Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.Thương thay con cuốc giữa trời,Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

3. Thân em như trái bần trôi,Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

I. Đôi nét về thể loại

– Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, dùng để diễn tả đời sống nội tâm của con người.

– Để phân biệt ca dao và dân ca, hiện nay, người ta đưa ra hai khái niệm như sau:

  • Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng
  • Ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca. Khái niệm ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian – thể ca dao

II. Đôi nét về tác phẩm Những câu hát than thân

1. Giá trị nội dung

Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Ngoài ý nghĩa than thân, đồng cảm với cuộc đời nghèo khổ, cay đắng của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.

2. Giá trị nghệ thuật

– Sử dụng thể thơ dân gian: thể thơ lục bát

– Sử dụng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ mang tính chất dân dã, gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ.

III. Dàn ý phân tích tác phẩm Những câu hát than thân

1. Mở bài

– Giới thiệu về thể loại ca dao, dân ca (khái niệm, đặc trưng về nội dung và nghệ thuật…)

– Giới thiệu về “Những câu hát than thân” (khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật)

2. Thân bài

a. Bài 1

“Nước non lận đận một mình,Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.Ai làm cho bể kia đầy,Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?”

– Hình ảnh cuộc đời con cò lam lũ, vất vả:

  • Sử dụng biện pháp nhân hóa để tái hiện cuộc đời khó khăn, vất vả của con cò
  • Từ láy giàu sức gợi hình, gợi cảm: “lận đận” – thể hiện cuộc sống bấp bênh, gặp nhiều khó khăn, vất vả, hết khó khăn này lại đến cơ cực khác, không được sung sướng, bình yên
  • Thành ngữ gợi sự vất vả, lam lũ: “lên thác xuống ghềnh” – chỉ những hành động rất khó khăn, vất vả, thậm chí là có phần nguy hiểm → Ấy vậy mà, một mình thân cò mảnh mai, yếu đuối lại phải vượt qua những khó khăn, gian khổ ẩy.
Đọc thêm:  Trình bày cảm nhận về người nghệ sĩ tự do Lor-ca trong bài thơ Đàn

– Hình ảnh con cò chính là hình ảnh ẩn dụ của những người lao động nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội ngày xưa:

  • Họ phải làm những công việc khó khăn, gian khổ nhất trong xã hội
  • Họ phải làm việc quần quật suốt ngày ít khi được nghỉ ngơi, thế nhưng lại thường phải chịu thiếu thốn
  • Suốt cuộc đời họ chịu sự đàn áp, bóc lột, chi phối của giai cấp khác, khiến số phận lênh đênh, chìm nổi

→ Qua đó, khắc họa hình ảnh cuộc đời tội nghiệp của những con người lao động thời kì phong kiến

– “Ai” là đại từ phiếm chỉ dùng để chỉ những kẻ đã gây nên cuộc sống cơ cực, khốn khổ của những người lao động xưa – và những kẻ này mọi người đều rõ – đó chính là những bọn tham quan, địa chủ độc ác

→ Thế nhưng, câu ca dao phải dùng đại từ phiếm chỉ bởi vì phân cấp giai tầng trong xã hội xưa rất khắt khe, nếu chỉ đích danh những kẻ độc ác ấy thì số phận của những người lao động không biết sẽ đi về đâu.

– Câu hỏi tu từ “Ai làm cho bể kia đầy – Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?” là một câu hỏi không phải được đặt ra để tìm kiếm câu trả lời → Mà nó như một lời than thở đầy đắng cay, xót xa, tủi khổ của những số phận bất lực, không biết phải làm thế nào để thoát kiếp “thân cò lận đận”.

– Hình ảnh “cò con” chính là hình ảnh ẩn dụ cho thế hệ sau này của giai cấp lao động nghèo trong xã hội xưa, từ bé đã sống trong cảnh tiếu thốn rồi khi lớn lên cũng phải sống trong vất vả, khó khăn, đói no bấp bênh như những “thân cò” của cha của mẹ.

⇒ Câu ca dao mang trong mình những giá trị nhân văn sâu sắc:

  • Thể hiện sự thương xót trước số phận tội nghiệp, khốn khổ, bấp bênh đến bất lực của những người lao động trong xã hội phong kiến ngày xưa
  • Tố cáo, lên án những kẻ độc ác, tham lam, đã chà đạp, bóc lột những con người lao động tội nghiệp ấy

(Tham khảo bài phân tích câu ca dao Nước non lận đận một mình… tại đây)

b. Bài 2

“Thương thay thân phận con tằmKiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơThương thay lũ kiến li ti,Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồiThương thay hạc lánh đường mây,Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.Thương thay con cuốc giữa trời,Dầu kêu ra máu có người nào nghe.”

– Bài ca dao sử dụng mô tip quen thuộc của ca dao dân ca, dó là “thương thay”. Mô tip này thường được dùng để thể hiện:

  • Sự thương tiếc, xót xa đối với đối tượng được trình bày
  • Sự suy ngẫm, than thở về chính số phận bất hạnh của bản thân

– Mô tip “thương thay” còn được lặp lại 4 lần tạo nên nhịp điệu uyển chuyển, khiến cho cảm xúc thương tiếc, xót xa bao trùm lên cả bài ca dao.

– Bài ca dao sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ khác nhau để chỉ người lao động:

+ Con tằm:

  • Cả cuộc đời con tằm chỉ ăn lá dâu, chờ đến đủ lớn sẽ rút ruột nhả tơ, làm nên những tấm lụa quý cho con người
  • Như người lao động cả đời làm việc vất vả, nhưng cũng chỉ ăn những thứ tấm thường nhất, dùng những thứ đơn sơ nhất, còn những sơn hào hải vị, vật dụng quý giá, tốt đẹp chỉ để dâng cho các người giàu, quan lại, quý tộc dùng mà thôi.

+ Con kiến:

  • Từ láy “li ti” kết hợp với đại từ “lũ” → thể hiện được thân phận nhỏ nhoi, hèn mọn, dưới đáy cùng và không có tiếng nói, quyền lợi gì của người lao động trong xã hội xưa không khác gì những con kiến.
  • “Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi” → con kiến cũng như người lao động phải làm quần quật quanh năm suốt tháng, hiếm khi được nghỉ ngơi, hưởng thụ thành quả của mình → Hơn nữa, những người lao động còn phải đóng sưu nộp thuế cho địa chủ, tham quan nên được hưởng chẳng bao nhiêu. Chính vì thế, muốn có ăn họ phải lao động suốt ngày suốt tháng.
Đọc thêm:  Bài văn Phân tích phẩm chất tốt đẹp của Lục Vân Tiên ... - Thủ thuật

+ Con hạc:

  • Hạc là loài chim luôn muốn tìm kiếm vùng đất bình yên, phù hợp để sinh sống, nó sẽ bay đi tìm miền đất ấy cho đến khi gặp được mới thôi.
  • Cũng như người lao động luôn muốn tìm một mảnh đất yên bình, thư thả, được sống ấm no, hạnh phúc, không bị bóc lột, chà đạp.

→ Thế nhưng “chim bay mỏi cảnh biết ngày nào thôi” – là hình ảnh khắc họa rõ nét sự tuyệt vọng, bất lực của họ trên con đường tìm kiếm ấy:

  • Những chú chim bay mãi không tìm được mảnh đất phù hợp
  • Những người lao động làm việc quần quật cả đời, khát khao cả đời cũng không tìm được miền đất không bị bóc lột, không phải chịu đói khổ.

+ Con cuốc:

  • Con cuốc kêu đến rát cổ họng, ra cả máu cũng không có ai quan tâm, để ý
  • Như những người lao động chịu bao bất công, khốn khổ nhưng kêu gào ra sao cũng không có ai cứu vớt cả. Bởi bọn tham quan, địa chủ độc ác đâu thèm để ý → Thân phận những người lao động ở đáy cùng xã hội, kêu khóc cũng không có tác dụng gì, chỉ có thể cắn răng mà chịu đựng tiếp thôi.

⇒ Như vậy, qua tất cả những hình ảnh đó, bài ca dao đã truyền tải đến người xem:

  • Sự trân trọng, nâng niu những phẩm chất tốt đẹp của người lao động (chăm chỉ, kiên trì, chịu thương chịu khó…)
  • Sự xót xa, thương tiếc cho số phận tội nghiệp, bất hạnh của người lao động trong xã hội phong kiến ngày xưa.
  • Tố cáo, lên án bọn tham quan, địa chủ độc ác luôn chà đạp, bóc lột những người lao động tội nghiệp, đồng thời phê phán xã hội bất công với những người lao động nghèo, dồn họ vào tình thế kêu trời trời không thấu, kêu đất đất chẳng hay.

(Tham khảo bài phân tích câu ca dao Thương thay thân phận con tằm… tại đây)

c. Bài 3

“Thân em như trái bần trôi,Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

– Câu ca dao sử dụng mô típ quen thuộc của ca dao, dân ca Việt Nam đó là mô tip “thân em” → Việc sử dụng mô tip như vậy giúp hé mở nội dung câu ca dao mang tính chất thở than về số phận bấp bênh, chìm nổi, tội nghiệp của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

– Hình ảnh so sánh: so sánh thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa với trái bần:

+ Trái bần:

  • Một loại quả mọc thấp ở ven sông, vị chua và chát – một loại quả tầm thường, không có gì nổi bật
  • Khi già thì rụng thẳng xuống sông, trôi dập dềnh theo sóng nước về bất kì nơi đâu, không đoán trước được “gió dập, sóng dồi biết tấp vào đâu”.

→ Thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa:

  • Được đặt ở vị trí thấp hơn đàn ông – xã hội phong kiến ngày xưa đánh giá rất thấp những người phụ nữ, vì thế phụ nữ không có tiếng nói, không được thể hiện bản thân mình
  • Phụ nữ luôn sống lệ thuộc vào nam giới “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” – họ không bao giờ được tự ý quyết định điều gì về cuộc đời mình

→ Vì vậy, cuộc đời họ sẽ sướng hay khổ, trôi dạt về nơi đâu, được gặp những gì… đều sẽ do người khác sắp đặt

Đọc thêm:  Tả cái mũ em dùng hàng ngày - Thủ thuật

→ Người phụ nữ luôn sống trong lo âu, thấp thỏm vì không biết ngày mai, rồi tương lai sẽ như thế nào, sẽ sống ra sao.

⇒ Từ đó, câu ca dao đã thể hiện được:

  • Sự lo lắng, bất an của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa về tương lai cuộc đời mình
  • Thể hiện sư lên án, phê phán xã hội luôn xem nhẹ, không tôn trọng những giá trị, quyền lợi của người phụ nữ

(Tham khảo bài phân tích câu ca dao Thân em như trái bần trôi… tại đây)

III. Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của “những câu hát than thân”

  • Nội dung: than thân, đồng cảm với cuộc đời nghèo khổ, cay đắng của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến
  • Nghệ thuật: thể thơ lục bát, hình ảnh so sánh, ẩn dụ…

IV. Những câu ca dao, dân ca thân thân

Thân em như củ ấu gaiRuột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đenAi ơi, nếm thử mà xemNếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.

Thân em như hạt mưa rào,Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

Thân em như hạt mưa sa,Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Thân em như giếng giữa đàng,Người khôn (thanh) rửa mặt, người phàm rửa chân.

Thân em như miếng cau khô,Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày.

Thân em như cái cọc rào,Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền.

Thân em như trái xoài trên cây,Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc,

Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành,Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?

Thân em như rau muống dưới hồ,Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như đóa hoa rơi,Phải chăng chàng thật là người yêu hoa?

Thân em như cánh hoa hồng,Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô.

Thân em như cá trong lờ,Hết phương vùng vẫy biết nhờ nơi đâu.

Thân em đi lấy chồng chung,Khác nào như cái bung xung chui đầu.

Thân em như quả dưa tây,Lâu lâu anh bóp cho lây nỗi buồn.

Thân em như thể cánh bèo,Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi.

Thân em vất vả trăm bề,Sớm đi ruộng lúa, tối về ruộng dâu.

Có lược chẳng kịp chải đầu,Có cau chẳng kịp têm trầu mà ăn.

Thân em như cột đình trung,Tay dơ cũng quẹt, tay phung cũng chùi.

Thân em như cúc mọc bờ rào,Kẻ qua ngắt nhụy, người vào bẻ bông.

Thân em như miếng bánh xèo,Nằm trong chạn bếp… biết mèo nào tha.

​Thân em như tấm lụa điều,Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.

Thân em như cá trong bồn,Không ăn có chịu, tiếng đồn oan chưa!

Thân em như cái chuông vàng,Để trong thành nội có ngàn quân canh.

Thân anh như thể cái chày,Bỏ lăn bỏ lóc chờ ngày dộng chuông.

Thân em chẳng đáng mấy tiền,Vì tình em nặng, mấy nghìn cũng mua.

Thân em như mấy củ khoai,Sáng sáng anh đói, anh nhai đỡ lòng.

Thân em như cỏ ngoài đồng,Buồn thì anh nhổ, anh trồng rau răm.

Thân em như cánh chuồn chuồn,Khi vui nó đậu, khi buồn nó bay.

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Những câu hát than thân – Nội dung, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh.

Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Tài liệu tham khảo:

  • Soạn bài lớp 7: Những câu hát than thân
  • Soạn Văn 7: Những câu hát than thân
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button