Đoạn văn phân tích vẻ đẹp của người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu

Đề bài: Đoạn văn phân tích vẻ đẹp của người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

doan van phan tich ve dep cua nguoi linh lai xe trong bai tho ve tieu doi xe khong kinh

Đoạn văn phân tích vẻ đẹp của người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

I. Dàn ý Đoạn văn phân tích vẻ đẹp của người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Chuẩn)

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Phạm Tiến Duật, tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và vẻ đẹp của những người lính lái xe.

2. Thân bài:

a. Tinh thần ung dung, hiên ngang:

– Những người lính trẻ vào chiến trường đối mặt với bom đạn, cái chết nhưng họ không hề run sợ.- Từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu cho thấy tư thế điềm tĩnh, thản nhiên của những người lính trẻ.- Biện pháp liệt kê “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” cho thấy tư thế hiên ngang, vững vàng của người lính lái xe Trường Sơn.

b. Tinh thần lạc quan trước mọi gian khổ:

– Người lính lái xe không chỉ phải chịu đựng bom đạn của kẻ thù mà còn phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết.- Những động từ “phun, xối”: cho thấy sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên trên tuyến đường Trường Sơn.- Cấu trúc “không có… ừ thì…” lặp lại như để khẳng định sự lạc quan đến ngang tàng của những người lính.- Những người lính biến những khó khăn, gian khổ ấy thành niềm vui, nụ cười sảng khoái trên chiến trường “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”.

c. Tinh thần đồng chí đồng đội:

– Tinh thần đồng chí đồng đội của những người lính được xây dựng lên từ những cái “bắt tay” qua cửa kính vỡ, những lần chung “bát đũa” trong mâm cơm vội vã nơi chiến trường.- Có chung một lý tưởng, chung mục đích hướng về miền Nam.

d. Lý tưởng cao đẹp – chiến đấu vì miền Nam:

– Vượt qua mọi khó khăn, những người lính vẫn vững tay lái tiến về phía trước.- Hình ảnh “một trái tim”: ẩn dụ cho sự quyết tâm, ý chí chiến đấu để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của những người lính.

e. Đặc sắc nghệ thuật:

– Vẻ đẹp của người lính được tái hiện bằng chất liệu hiện thực sống đồng.- Ngôn ngữ thơ vừa gần gũi, giản dị, lại đậm chất khẩu ngữ, pha chút ngang tàng.

3. Kết đoạn:

– Khẳng định vẻ đẹp của những người lính lái xe.

II. Những Đoạn văn phân tích vẻ đẹp của người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính hay nhất

1. Đoạn văn phân tích vẻ đẹp của người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, mẫu 1 (Chuẩn)

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một tác phẩm hay viết về những người lính lái xe Trường Sơn. Họ là những người chiến sĩ mang trong mình vẻ đẹp hào hùng của thế hệ trẻ trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Vẻ đẹp đầu tiên của những người lính đó là một tư thế hiên ngang, ung dung. Những người lính lái xe Trường Sơn, họ đều là những chàng thanh niên trẻ vừa rời ghế nhà trường. Vào chiến trường đối mặt với bom đạn, với cái chết cận kề nhưng họ không hề có chút sợ hãi nào cả. Hơn thế, ngồi trong những chiếc xe “không có kính” nhưng họ vẫn ung dung, hiên ngang. Từ láy “ung dung” được nhà thơ đảo lên đầu câu thơ “Ung dung buồng lái ta ngồi” để nhấn mạnh sự điềm nhiên, bình thản của những người lính trẻ. Cùng với đó là biện pháp liệt kê “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” cho thấy tư thế vững vàng, bất khuất của người lính lái xe Trường Sơn. Không chỉ hiện lên với vẻ ung dung, hiên ngang, những người lính còn có tình thần lạc quan phơi phới trước mọi khó khăn. Lái xe trên những con đường Trường Sơn không chỉ phải đối diện với bom đạn kẻ thù mà còn phải đối diện với những bụi đất cát với những cơn mưa rừng xối xả và mãnh liệt. Thế nhưng, vượt lên trên tất cả, những người chiến sĩ vẫn ung dung, lạc quan trong buồng lái, thẳng tiến về miền Nam. Điệp từ “ừ thì” cùng cấu trúc “không có … ừ thì…” được lặp lại trong hai khổ thơ đã diễn tả sự ngang tàng cũng như tinh thần lạc quan của các chiến sĩ. Họ bất chấp tất cả mọi gian khổ để hướng về phía trước. Thậm chí những gian khổ, khắc nghiệt của thiên nhiên đã được họ biến thành những tiếng cười sảng khoái “bụi phun tóc bạc như người già”. Vẻ đẹp tiếp theo của những người lính lái xe là tinh thần đồng chí đồng đội thắm thiết. Những người lính lái xe xuất thân từ mọi miền quê của Tổ quốc nhưng họ lại có chung một nhiệm vụ, chung mục đích. Vậy nên họ gặp mặt nhau, trở thành “bạn bè” bằng những cái “bắt tay” vội vã nơi chiến trường, qua ô cửa kính vỡ, những bữa cơm quây quần cùng đồng đội đã giúp họ gần gũi, thân thiết như những người thân trong gia đình, những người anh em ruột thịt gắn bó. Tình đồng chí đồng đội của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn đã được gây dựng và phát triển giản đơn như thế nhưng tình cảm ấy thắm thiết và sâu nặng vô cùng. Vẻ đẹp cuối cùng của những người lính là lý tưởng cao đẹp, chiến đấu vì miền Nam. Vượt qua tất cả khó khăn về vật chất, thời tiết, thiên nhiên, những người lính lái xe vẫn cầm chắc tay lái hướng về miền Nam bởi trong họ là lý tưởng cao đẹp: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hình ảnh ẩn dụ “một trái tim” tượng trưng cho ý chí, lòng quyết tâm của họ. Bằng chất liệu hiện thực sinh động, ngôn từ trẻ trung, khoẻ khoắn, giàu tính khẩu ngữ, mang chút ngang tàng, Phạm Tiến Duật đã khắc hoạ rất chân thực hình ảnh của những người lính lái xe Trường Sơn. Họ là đại diện cho thế hệ trẻ yêu nước trong kháng chiến chống Mỹ những năm 1954-1975.

Đọc thêm:  Phân tích 9 câu thơ cuối bài Vội Vàng | Văn mẫu 11 - Đọc Tài Liệu

2. Đoạn văn phân tích vẻ đẹp của người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, mẫu 2 (Chuẩn)

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, có rất nhiều tác phẩm hay ra đời viết về những người lính, những người thanh niên xung phong. Trong đó phải kể tới tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Ông đã khắc hoạ cho người đọc chúng ta vẻ đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn năm nào. Làm việc trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt, hiểm nguy lúc nào cũng cận kề nhưng những người lính vẫn luôn lạc quan, yêu đời với tư thế hiên ngang, làm chủ hoàn cảnh. Từ láy “ung dung” được nhà thơ đảo lên đầu câu như nhấn mạnh sự điềm tĩnh, hiên ngang của những người lính. Biện pháp liệt kê “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thắng” cũng cho ta thấy được sự bình thản, vững vàng, dũng cảm của những người chiến sĩ lái xe. Đời lính lái xe phải đối diện với bom đạn, với cái chết từng giờ từng phút, còn phải đối diện với những khắc nghiệt của thiên nhiên, đất trời. Những động từ mạnh như “phun, xối” đã cho ta thấy được sức mạnh, sự khắc nghiệt ghê gớm của thiên nhiên trên Trường Sơn. Thế nhưng, những người lính, mọi khó khăn chỉ là “chuyện nhỏ”, là thử thách cần họ vượt qua. Cấu trúc “không có… ừ thì…” đã cho thấy tình thần lạc quan, hiên ngang, bất khuất, ngang tàng của họ. Thậm chí những người lính còn biến những khó khăn đó thành niềm vui, tiếng cười sảng khoái “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Vẻ đẹp thứ ba của những người lính lái xe là tinh thần đồng đội đồng chí thắm thiết. Những người lính lái xe chỉ gặp nhau đôi chút, chỉ có thể “bắt tay” nhau vội vã qua những ô cửa kính xe đã vỡ. Thế nhưng, chỉ cần nhường ấy thôi cùng đã đủ để họ dựng xây nên tình đồng đội thắm thiết vô cùng. Những cái “bắt tay” vội, những mâm cơm vội quây quần cùng đồng đội đã giúp tình cảm đồng chí của họ thêm phần gắn bó, đoàn kết. Họ đã trở thành những anh em ruột thịt trong đại gia đình Việt Nam. Cuối cùng, ta thấy ở những người lính này là một lý tưởng cao đẹp – chiến đấu vì miền Nam “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim”. Hình ảnh ẩn dụ “một trái tim” là hình ảnh đại diện cho ý chí, cho lòng quyết tâm sắt đá, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của những người lính lái xe Trường Sơn. Bằng chất liệu hiện thực rất sinh động cùng với những ngôn từ giàu tính khẩu ngữ, đậm đà chất ngang tàng, trẻ trung của những người trẻ, Phạm Tiến Duật đã tái hiện cho chúng ta vẻ đẹp của những người anh hùng, những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn xưa.

Đọc thêm:  Cảm nhận của em về hình ảnh con đường mòn trong truyện ngắn

3. Đoạn văn phân tích vẻ đẹp của người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, mẫu 3 (Chuẩn)

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một thi phẩm viết về những người lính lái xe Trường Sơn của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Bài thơ đã tái hiện cho chúng ta vẻ đẹp của những người lính lái xe năm nào trong kháng chiến chống Mỹ. Những người lính hiện lên trong trang thơ với tinh thần ung dung, hiên ngang. Trong cuộc chiến đấu khốc liệt, họ phải đối mặt với bom đạn, với những thiếu thốn về vật chất, thế nhưng lúc nào họ cũng hiện lên với vẻ ung dung, hiên ngang, bất khuất vô cùng. Từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu thơ đã nhấn mạnh tinh thần hiên ngang ấy của họ. Hơn nữa, biện pháp liệt kê “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thắng” cũng cho ta thấy tư thế hiên ngang, vững vàng, quả cảm trước mọi gian khổ, bom đạn kẻ thù của những người lính. Trên chiến trường đối diện với cái chết lại thêm phải đối mặt với những khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng người lính lái xe lại chẳng hề có chút mệt mỏi nào. Họ vẫn lạc quan trước mọi hoàn cảnh. Những động từ “phun, xối” cho ta thấy rõ sự khắc nghiệt của thiên nhiên trên tuyến đường Trường Sơn. Thế nhưng những người lính vẫn vui vẻ, lạc quan, thậm chí còn đùa vui, biến những khó khăn thành những nụ cười chứa đầy niềm vui, sự sáng khoái “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Cụm từ “không có … ừ thì…” đã cho ta thấy rõ tinh thần lạc quan, bất chấp mọi khó khăn của họ. Một vẻ đẹp khác của người lính trong thơ Phạm Tiến Duật là tinh thần đồng chí đồng đội gắn bó. Tình cảm đồng chí đồng đội của họ được gây dựng lên từ những chiếc “bắt tay” qua ô cửa kính vỡ, những mâm cơm “chung bát đũa” vội vã trên chiến trường. Nhưng chỉ cần có vậy đã đủ để tình cảm đồng chí đồng đội của họ được xây dựng và phát triển. Bởi họ là những người anh em có chung mục đích, chung lý tưởng hảo hùng. Và cuối cùng, ta thấy được ở những người lính đó là lý tưởng cao đẹp – chiến đấu vì miền Nam. Vượt lên trên tất cả khó khăn, những người lính vẫn tiến về phía trước, tiến về miền Nam. Bởi trong họ là lý tưởng, là ý chí quyết tâm đánh bại kẻ thù. Hình ảnh ẩn dụ “một trái tim” tượng trưng cho tinh thần, ý chí, cho lý tưởng cao đẹp của những người lính lái xe. Phạm Tiến Duật đã tái hiện vẻ đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn thông qua những chất liệu hiện thực sống động, qua những lời thơ giản dị, đậm chất khẩu ngữ, trẻ trung, ngang tàng. Những người lính lái xe trẻ trung năm đó cùng những vẻ đẹp rạng ngời của họ là những tấm gương tỏ sáng mãi tới thế hệ mai sau.

Đọc thêm:  Lý Thuyết Dấu Của Tam Thức Bậc Hai Và Các Dạng Bài Tập

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/doan-van-phan-tich-ve-dep-cua-nguoi-linh-lai-xe-trong-bai-tho-ve-tieu-doi-xe-khong-kinh-69642n.aspx Để tìm hiểu thêm về thi phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính rất đặc sắc này của nhà thơ Phạm Tiến Duật, mời các bạn đọc tìm hiểu và tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi như: Đoạn văn phân tích tinh thần lạc quan của những người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phân tích khổ 5, 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phân tích khổ 1 2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Cảm nhận 2 khổ đầu trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button