Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai

Nếu văn học được ví như một bản hòa ca của cảm xúc, nghệ thuật và hình tượng thì hẳn ca dao là nốt nhạc đẹp đẽ nhất. Dù ra đời sớm nhất nhưng không vì vậy mà nó không đẹp và đậm chất nghẹ thuật. Ca dao là nốt nhạc được tạo ra từ cung đàn của cảm xúc, và đọng lại bởi cái tâm của những người lao động. Trong đó, ca dao về tình yêu đôi lứa là thanh âm trong trẻo nhất trong bản giao hưởng ca dao. Những câu ca dao về tình yêu đôi lứa đẹp đến độ, chúng ta phải thốt lên rằng tại sao tình yêu khi xưa lại tinh tế và chân thành đến như vậy. Trong đó, bài ca dao Khăn thương nhớ ai là bài ca dao nổi bật nhất.

Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai

“Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề…”

Bài ca nằm trong hệ thống ca dao về đề tài thương nhớ, một cung bậc trong ca dao tình yêu của người bình dân Việt Nam. Bài ca diễn tả nỗi nhớ niềm thương của một cô gái. Nhớ thương da diết, nhớ đến thao thức, cồn cào gan ruột mà không dễ bộc lộ. Có thể nói, nỗi nhớ chính là xúc cảm thường trực nhất khi yêu:

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ người yêu của một cô gái. Không chỉ nhớ mà còn có lo phiền, phấp phỏng. Chính sự lo phiền, phấp phỏng ấy đã làm cho nỗi nhớ còn thêm chiều sâu, khiến nỗi nhớ có thể làm lay tỉnh toàn bộ nhân cách con người. Hình tượng chiếc khăn, ngày xưa tượng trưng cho sự chia ly, đôi lứa khi chia tay nhau, thường tặng cho đối phương chiếc khăn để làm tín vật định tình. Cô gái trong bài thơ, nhìn khăn mà nhớ đến người. Nỗi buồn u uất, khắc khoải in đậm trong từng câu thơ. Hình ảnh khăn được lặp lại nhiều lần khẳng định tâm trạng đau buồn của cô gái, Chiếc khăn vắt hờ hững trên vai vô ý rơi xuống đất. Nhân vật trữ tình cúi nhặt và bỗng nhiên nhìn thấy khăn như nhìn thấy chính cõi lòng mình. Câu hỏi tu từ “khăn thương nhớ ai” thực chất là tự cô gái hỏi bản thân mình, vì sao lại hỏi, câu hỏi tại sao lại da diết và đau đớn đến thế? Có thể nói, nhân vật trữ tình như rơi vào cõi hư, nơi tồn tại những nhân vật vô tri nhưng lại được cô thổi vào tâm trạng của mình, vì vậy cô nhìn khăn cũng thấy khăn đang thương nhớ người yêu như mình. Cái khăn, tự nó không biết “thương nhớ” không biết “rơi xuống”, “vắt lên”, “chùi nước tnắt”, nhưng những hình ảnh vận động mang cảm xúc người đă làm hiện lên hình ảnh con người với tâm trạng ngổn ngang niềm thương nhớ cùng nỗi lo âu. Nhớ đến ngơ ngẩn, nỗi nhớ toả theo nhiều hướng của không gian “khăn rơi xuống đất” rồi lại “khăn vắt lên. Vai”, cuôì cùng thu lại trong cảnh khóc thầm “khăn chùi nước mắt”.Một nỗi nhớ quá day dứt, ca dao cũng có câu thơ:

Đọc thêm:  Soạn bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (Võ Nguyên Giáp)

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than

Nỗi nhớ ấy càng được nâng lên khi hóa thân vào những sự vật khác:

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Đèn cũng là một hình ảnh mang tính biểu tượng, tượng trưng cho sự cô đơn tĩnh mịch. Trong đêm khuya hình ảnh ngọn đèn như càng khắc sâu vào trong nỗi cô đơn của mỗi người, đặc biệt là người con gái khi yêu, vì vậy cho nên, đèn nhớ người mà chẳng buồn tắt, mắt nhớ người mắt chẳng muốn yên. Cùng bắt gắp ý thơ này, Xuân Quỳnh từng có những câu thơ:

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Khăn xuất hiện trước rồi đến đèn và sau cùng là mắt. Có một sự dịch chuyển từ xa đến gần của các hình ảnh, từ sự vật bên ngoài đến chính con người tác giả. Nỗi nhớ càng được thổ lộ lại càng nồng nàn – nồng nàn đến mức làm rung lên toàn bộ thế giới tâm hồn của nhân vật trữ tình và xét về hiệu quả thẩm mĩ, nó cũng làm biến chuyển cả nhịp thơ, ngày càng gấp gáp và mãnh liệt. trong bài ca dao, ta có thể vừa nhìn thấy được sự bối rối của cảm xúc, khi nhân vật như chìm vào cõi mộng ảo, trò chuyện với các sự vật xung quanh mình. Nhưng đồng thời cũng thấy được sự lô gich của cảm xúc, khi từ da diết trở nên mãnh liệt cực hạn. Từ tưởng tượng sự có mặt của các sự vật vô tri như thể con người thực sự, đến tỉnh táo, ý thức được nỗi đau của mình:

Đọc thêm:  Dàn ý phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân - Thủ thuật

Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên một bề

Hai câu thơ cuối, nhân vật đối diện với cảm xúc của chính mình, không chỉ là nỗi nhớ, mà còn là nỗi lo tận cùng, những phấp phỏm, những lo toan về mối tình của mình, Nhân vật trữ tình hiểu rằng mình đã lo phiền và cũng biết nguyên nhân của nỗi lo phiền ấy. Yêu nhau nhiều nhưng dễ gì đến được với nhau, lấy được nhau. Bao nhiêu chuyện phải bận lòng, bao nhiêu thứ có thể cản trở hạnh phúc. Cô gái nói “Lo vì một nỗi không yên một bề” – chỉ một bề nhưng lại bề bề nỗi lo. Tồn tại trong tình yêu, đôi khi không chỉ có hạnh phúc, một chút khổ, một chút thương, một chút nhớ mới thành được tình yêu. Điệp từ “lo” để nhân mạnh tâm trạng của cô gái, yêu đấy, nhưng không bao giờ thôi suy nghĩ về tương lai của mỗi người.

“Khăn thương nhớ ai” là bài thơ tiêu biểu cho đề tài tình yêu đôi lứa của ca dao, nỗi nhớ là cảm xúc chủ đạo, bài thơ diễn tả trọn vẹn cảm xúc này để người đọc hiểu hơn về tình yêu, về những cảm xúc khi yêu.

Xem thêm:

  • Chùm ca dao về phong tục tập quán Việt Nam
  • Chùm ca dao về tình yêu đôi lứa
  • Chùm ca dao hay nhất về lời ru ngọt ngào và tha thiết
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button