Đóng vai ông giáo kể chuyện lão Hạc bán chó – Lớp 8 – VnDoc.com

“Hóa thân vào nhân vật ông giáo kể lại chuyện Lão Hạc sang báo tin bán chó” là một đề văn hay trong chương trình Ngữ văn 8 học kì 1, được VnDoc tổng hợp và đăng tải bao gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay lớp 8 cho các em tham khảo. Đề văn sử dụng phương pháp tự thuật hóa thân vào nhân vật ông giáo để kể lại chuyện lão Hạc sang báo tin bán cậu vàng để phần nào hiểu được nỗi đau khổ của Lão Hạc cũng như tình cảm thương xót của ông giáo dành cho lão. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn tham khảo.

Dàn ý Đóng vai ông giáo kể lại chuyện Lão Hạc sang báo tin bán chó

Dàn ý đóng vai ông giáo kể lại chuyện lão Hạc mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh sống của ông giáo “tôi” và lão Hạc

2. Thân bài

– Hôm vừa rồi lão qua báo với tôi tin bán cậu Vàng trong nước mắt

+ Tôi đang lúi húi dở với nồi khoai trong bếp, lão chạy sang hớt hải, nhìn thấy tôi, lão nghẹn ngào nói về việc bán cậu Vàng.

+ Tôi an ủi lão, nhưng không thể làm vơi được nỗi buồn trong lão

+ Mặt lão bỗng có rúm lại, những nếp nhằn hằn trên khuôn mặt già nửa tội nghiệp kia xô ép vào nhau, dòng nước mắt chảy ra trong đau đớn.

– Tôi cố gợi chuyện sang chuyện khác, lão nhờ tôi hai việc:

+ Việc thứ nhất gửi gắm mảnh vườn nhờ tôi trông coi giúp khi còn trai lão về thì trao cho nó.

+ Việc thứ hai là lão giao cho tôi ba mươi đồng bạc nhờ tôi cầm hộ phòng khi chết, nhờ hàng xóm lộ ma chay.

3. Kết bài

Sau cuộc trò chuyện hôm ấy, tôi càng quý càng thương lão nhiều hơn. Những người đồng bào tôi, những người nông dân nghèo khổ ấy họ tuy đói rách mà nhân cách cao cả, thiện lương.

Dàn ý đóng vai ông giáo kể lại chuyện lão Hạc mẫu 2

1. Mở Bài

Ngôi kể thứ I (tôi) có mặt trong câu chuyện như người thứ 3 ngoài lão Hạc với ông giáo (phân biệt với người kể ở trong truyện của Nam Cao chính là ông giáo)

Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. Ở đó có ông giáo và người kể.

2. Thân Bài:

– Kể: lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo:

+ Lão Hạc báo tin bán chó

+ Lão Hạc kể lại chuyện bán chó

Miêu tả: nét mặt đau khổ của lão Hạc

Biểu cảm: nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó và thái độ của ông giáo.

+ lão Hạc: chua chát kết thúc việc bán chó.

– Miêu tả: nét mặt của ông giáo khi nhận được tin => suy tư nghĩ ngợi và đau khổ với lão Hạc

– Biểu cảm:

+ Nêu những suy nghĩ của bản thân với câu chuyện

+ Nêu những suy nghĩ về các nhân vật ở trong đó (về ông giáo và lão Hạc)

3. Kết Bài

Nhắc lại sự việc bán chó. Đặc biệt là khi sự việc kết thúc. Nhận định, đánh giá chung về sự việc đó. Trở lại hoàn cảnh thực tại của mình

Dàn ý đóng vai ông giáo kể lại chuyện lão Hạc mẫu 3

1. Mở bài

Giới thiệu câu chuyện: tôi đang loay hoay thì thấy lão Hạc lật đật chạy sang, nhìn sắc mặt lão có vẻ khang khác, tôi linh tính có chuyện gì.

2. Thân bài

Lão Hạc lật đật chạy sang nhà tôi, vẻ mặt lão rất khác so với thường ngày, có chút gì đó buồn rầu.

Tôi cất tiếng hỏi, lão ậm ờ mãi mới nói: “Tôi bán cậu Vàng rồi ông giáo ạ”.

Tôi sững người, không biết nên làm gì, nói gì, trong lòng có chút buồn rầu thay lão vì cậu Vàng gắn bó với lão từ lâu và trở thành một người thân yêu bên lão.

Tôi muốn ôm chầm lấy lão mà khóc, tôi xót xa thay lão còn hơn là xót những quyển sách của tôi.

Mặt lão co rúm lại, những nếp nhăn xô vào nhau, lão òa lên khóc như đứa trẻ con. Lão kể lại cho tôi quá trình mà người ta bắt cậu Vàng đi: thằng Mục túm lấy hai cẳng nó dốc ngược lên, nó với thằng Xiên loay hoay một lúc là trói được cậu. Cậu kêu ư ử, nhìn lão như là oán trách vô cùng xót xa.

Cố nén nỗi buồn vào trong, ra vẻ mặt bình tĩnh an ủi lão cho rằng lão không nên quá buồn, hãy coi như đó là hóa kiếp cho nó.

Lão có vẻ nguôi ngoai hơn một chút nhưng trong ánh mắt vẫn đượm buồn.

Tôi cố lái sang những câu chuyện khác để lão quên đi câu chuyện về chú chó. Bảo lão vào nhà chơi, tôi đi luộc khoai, uống nước chè, hút thuốc lào ấy là thú vui.

Thế là lão lại cười xuề xòa như chưa hề có chuyện gì xảy ra nhưng tôi biết trong lòng lão vẫn còn day dứt rất nhiều mà không nói nên lời.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ: tuy đó chỉ là một chú chó bình thường nhưng nó là người bạn thân thiết gắn bó với lão, không chỉ lão mà chính bản thân tôi cũng buồn và nuối tiếc qua câu chuyện này.

  • Vì sao Lão Hạc chọn cái chết bằng bả chó?

Văn mẫu đóng vai ông giáo kể lại chuyện lão Hạc

Đóng vai ông giáo kể lại chuyện lão Hạc bán chó mẫu 1

Tôi được mọi người biết đến với cái tên là Ông Giáo trong làng Vũ Đại. Ký ức sâu đậm về lần lão Hạc kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một. Tôi là hàng xóm ở ngay gần nhà lão, tôi hay sang qua lại giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Chả bệnh dịch đói kém đã lâu và lão Hạc vừa bị một trận ốm dậy nên đã không còn đồng tiền nào, nên lão cứu đắn đo việc bán Cậu Vàng. Vừa nhìn thấy tôi, lão đã báo ngay:

– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

– Cụ bán rồi?

– Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Tôi cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của lão làm tôi cũng như muốn khóc. Tôi hỏi lão Hạc:

– Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

– Khốn nạn….. Ông giáo ơi!…… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!… Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó! Tôi lại an ủi lão:

– Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác. Lão Hạc chua chát bảo:

– Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút… Kiếp người như tôi chẳng hạn!… Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, tôi hạ giọng:

Đọc thêm:  Kể về ngày hội Lim lớp 3 Hay chọn lọc (7 mẫu) - VnDoc.com

– Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

– Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

– Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào… thế là sung sướng.

– Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi te tái đứng lên:

– Để tôi đi luộc khoai nhé.

– Ừ, nhặt những củ to ấy, để tôi pha nước mời lão xơi.

– Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác… Lão Hạc ngần ngại.

– Việc gì còn phải chờ khi khác… Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây. Tôi đi luộc khoai. Tôi và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia. Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy. Tôi thấy thương cho lão, thương cho số phận của những người nông dân phải chịu nhiều cơ cực, khốn khổ nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp về nhân cách và tâm hồn.

Đóng vai ông giáo kể lại chuyện Lão Hạc sang báo tin bán chó mẫu 2

Tôi đang dọn dẹp nhà thì thấy lão Hạc – một người hàng xóm nghèo khổ nhưng nhân hậu ở gần nhà tôi. Thấy tôi, dường như gặp được người tâm sự, gương mặt lão sáng lên như muốn sẻ chia điều gì. Chẳng cần tôi hỏi, lão bước vào phản, tôi cũng ngồi xuống với lão trò chuyện.

Lão nghẹn ngào bảo:

– Tôi bán rồi ông giáo ạ.

À, thì ra lão nói về chuyện bán chó! Ơ, nhưng lão bán thật ư? Tôi chẳng tin chuyện này vì lão cứ nói đi nói lại mãi, nhưng lần này thì là thật rồi. Nói xong, mặt lão trầm lại như trút ra hết được tấm lòng chất chứa bấy lâu. Dù lão cố làm ra vui vẻ nhưng trên gương mặt già nua khắc khổ ấy là một nỗi buồn lớn vô cùng. Đôi mắt lão ầng ậng nước khiến tôi thấy thương lão quá. Giờ phút này tôi chỉ muốn ôm lấy lão để sẻ chia tất cả những nỗi buồn thương trong lão và chợt tôi nhận ra hóa ra năm quyển sách của tôi cũng không quý như tôi đã từng nghĩ. Ái ngại cho lão, tôi cố hỏi cho có chuyện vì muốn lão vơi bớt đi nỗi buồn sau khi phải chia xa cậu Vàng. Nhưng dường như trước câu hỏi của tôi: “Thế nó cho bắt à? khiến cho lão càng thêm xúc động. Gương mặt lão co rúm lại với những vết nhăn, những giọt nước mắt, cái đầu ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Tiếng khóc nghẹn ngào của lão đã bật ra cùng những lời chia sẻ, những tiếng than tận cùng của khổ đau và kể lại cho tôi cái cảnh thẳng Mục, thằng Xiên bắt con Vàng. Tất cả cả khiến cho tôi cảm thông và thương lão nhiều lắm! Phải đến đường cùng thì lão mới phải đi đến nước bán chó – một người bạn, một kỉ vật của lão!

Đóng vai ông giáo kể lại chuyện lão Hạc bán chó mẫu 3

Tôi đang ngồi một mình buồn thì thấy bóng lão Hạc lững thững vào cổng. Mừng vì tưởng có bạn trò chuyện thì lão lại xuất hiện với khuôn mặt ủ ê quá chừng.Tôi chưa kịp hỏi ra làm sao, tiếng lão đã nặng nề:

– Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

– Lão thiểu não nói.

– Cụ bán rồi? – Tôi hơi ngạc nhiên.

Lão nói mà cứ như chực khóc. Tiếng lão như mếu. Đôi mắt lão ầng ậc, long lanh nước, nước mắt cứ như chỉ muốn trào ra, khó mà kìm được, thấy lão như vậy nên tôi cũng buồn. Thương lão lắm, lão Hạc ơi!

Tôi hỏi tiếp:

-Thế nó cho bắt à?

Lúc này thì lão khóc thật. Cái đầu lão nghẹo hẳn xuống cứ như người bị phải gió. Mặt lão nhăn nhó, rúm ró lại, những nếp nhăn dài, hên tiếp trông như những vết nứt nẻ trên mặt đất mùa hanh. Hai hàng nước mắt thế là cứ trào ra, ròng ròng hai bên má, tưởng như không ngăn lại được. Cái miệng lão mếu máo, lão cũng khóc hu hu như con nít. Lần đầu thấy cảnh một người già mà lại khóc như thế, lòng tôi xúc động, thương xót vô cùng. Chắc trong lòng lão cũng đang đau lắm.

Lão Hạc

Rồi lão kể chuyện: Con Vàng nghe tiếng lão gọi, chạy về ăn cơm như thế nào, rồi sau đó thằng Mục, thằng Xiên xông vào bắt trói bất ngờ cậu Vàng ra sao. Lão đau xót, con chó Vàng cứ kêu ư ử nhìn lão. như trách lão đã lừa nó. Nó cũng không ngờ lão Hạc có thể lừa nó. Nhìn lão Hạc, nghe lão kể, tôi thấy rõ nỗi dằn vặt, đau đớn tự trách mình của lão. Tôi lựa lời an ủi lão. Tôi thương lão vô cùng. Lão Hạc ơi, sao cái thân lão khổ đến thế?

Đóng vai ông giáo kể lại chuyện lão Hạc bán chó mẫu 4

Tôi là một ông giáo làm nghề dạy chữ cho lũ trẻ con trong làng. Mọi người thường gọi tên với cái tên thân mật là “ông giáo”. Tôi sống với vợ và hai người con một trai, một gái. Nhà tôi tuy không khá giả gì nhưng so với với nhiều hộ bần nông trong làng thì cũng đỡ hơn phần nào. Những năm 40 của thế kỉ XX, cuộc sống của những người nông dân, người trí thức nghèo như chúng tôi vô cùng vất vả, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng hai vai, cường hào thì tăng cường áp bức khiến cuộc sống vốn khó khăn càng thêm thống khổ. Bao kiếp người lầm than khốn khổ ngày ngày chật vật với bát cơm, manh áo mà xót xa vô cùng. Cạnh nhà tôi có lão Hạc, lão nghèo lại già yếu, quanh năm làm thuê cuốc mướn kiếm cái ăn. Lão sống một mình cô đơn lắm, ai cũng thương cảm nhưng lại không đủ điều kiện để giúp đỡ. Anh con trai lão bỏ nhà đi đồn điền cao su mấy năm biệt tăm chẳng tin tức gì, lão sống bầu bạn với cậu Vàng qua ngày, xem con chó như vật quý chăm sóc và cưu mang nó như thành viên trong nhà vậy. Lão yêu và quý trọng cậu Vàng như tôi trân trọng những cuốn sách của mình vậy. Tình cảm của lão dành cho cậu Vàng rất lớn, bởi vậy mà dù có đói khổ thế nào lão cũng chẳng chịu bán cậu Vàng đi.

Bỗng dưng một hôm, khi tôi đang lúi húi dở với nồi khoai trong bếp, lão chạy sang hớt hải, nhìn thấy tôi , lão nghẹn ngào báo với tôi tin bán cậu Vàng:

– Cậu Vàng đi đời rồi, ông Giáo ạ! Tôi giật mình, bởi tôi hiểu tính lão, dù có phải nhịn ăn thì lão cũng sẽ không bao giờ chịu bán cậu Vàng đâu. Chắc chắn phải có lý do gì khác.Dù lòng phân vân nhưng tôi vẫn tiếp lời hỏi lão:

– Cậu Vàng sao đi vậy? Cụ bán à?

Lão gật gật, chẳng nói nên lời, giọng khàn hẳn:

– Bán rồi ông ạ, họ vừa bắt xong.

Chao ôi, khốn khổ quá, nhìn khuôn mặt tội nghiệp của lão mà lòng nghẹn đắng. Có bao giờ người ta mất đi thứ quý giá gắn bó với mình mà không đau không tiếc cơ chứ? Lão cố tỏ ra vui vẻ, mặt gượng cười mà như mếu, nước mắt ầng ậc chực chờ chảy. Xót xa quá, tôi vòng tay ôm lấy lão như ôm lấy một đứa trẻ đáng thương đang bởi bỏ rơi giữa trời đông lạnh giá. Hơn ai hết tôi hiểu nỗi đau của lão lúc này, lão cô đơn lại càng cô đơn hơn. Những cuốn sách tôi xót xa kia làm sao mà sánh được với nỗi đau của lão lúc này. Thật đáng thương, đáng thương làm sao, tôi buồn cho lão, buồn cho cuộc đời éo le của lão.

Đọc thêm:  Dàn ý phân tích nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Nhìn lão hồi lâu rồi tôi cố trấn an lão rồi hỏi:

– Vậy lão để cho chúng bắt á?

Vừa dứt lời, mặt lão bỗng có rúm lại, những nếp nhằn hằn trên khuôn mặt già nua tội nghiệp kia xô ép vào nhau, dòng nước mắt chảy ra trong đau đớn. Lão nghẹo đầu về một bên, cái miệng méo mó bật ra tiếng khóc thương tâm, lão khóc hu hu, trong tiếng khóc ấy là nỗi đau xé lòng của lão:

– Ông giáo ơi … Cậu Vàng có biết gì đâu, nghe tiếng tôi gọi nó chạy vào ngay, còn vẫy đuôi mừng rỡ. Nó nào ngờ tôi nhẫn tâm lừa bán nó…Lão sụt sùi trong tiếng khóc, tôi gắng an ủi lão:

– Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó có hiểu gì đâu? Tình cảnh khó khăn như này cụ cũng đâu thể nuôi mãi nó được. Cụ bán nó âu cũng là số kiếp của nó.

Tôi cố nói thế cho cụ đỡ bận lòng nhưng tôi biết làm gì có thể nguôi được nỗi buồn của lão. Cụ ngồi thất thần, tiếp lời tôi:

– Ông giáo nói cũng phải. Kiếp làm chó nó khổ quá may mắn ra kiếp sau nó được làm người sẽ sung sướng hơn. Như tôi chẳng hạn. Lão vừa dứt lời tôi thấy lòng mình nghẹn đắng. Tại sao có bao số kiếp đớn đau, tủi nhục, hẩm hiu quá vậy. Bùi ngùi nhìn lão, nặng lòng thêm, tôi bảo:

– Kiếp ai cũng vậy thôi cụ. Đời tôi đây cũng chả sung sướng gì. Cái xã hội tàn bạo này đâu cho ai cái quyền làm người sung sướng ngoài bọn ngang tàng, bạo ngược.

Lão gật đầu, khuôn mặt tê dại đi, mắt nhìn xa xăm một cõi, lão nghĩ gì tôi cũng không biết nữa. Tiếng thở dài nặng nề lan toả cả bầu không gian.

Lão bảo:

– Kiếp người mà cũng khổ nốt thì nên làm kiếp gì cho sướng nhỉ? Đó là câu nói của một người đã trải đời mấy mươi năm. Người ta đau đớn cho kiếp làm người ngang trái, chua chát nhận ra những đắng cay cuối đời. Một câu hỏi của lão khiến tôi nặng lòng, não nề và ám ảnh: “Rốt cuộc thì làm kiếp gì cho sướng?” .

Lạ lùng thay, kiếp người có khổ cực ngang trái, có quá bao kiếp nạn thì người ta vẫn khát khao được làm người và làm người lương thiện. Tôi cố gợi chuyện khác để lão quên đi nỗi buồn thực tại. Định xuống bếp lấy vài củ khoai lang mời lão uống chén trà thì lão gọi lại nhờ tới hai việc.Việc thứ nhất gửi gắm mảnh vườn nhờ tôi trông coi giúp đặng khi còn trải lão về thì trao cho nó. Việc thứ hai là lão giáo cho tôi ba mươi đồng bạc nhờ tôi cầm hộ phòng khi chết nhờ hàng xóm lộ ma chay. Dặn dò tôi xong, lão lặng lẽ ra về.

Sau cuộc trò chuyện hôm ấy, tôi càng quý càng thương lão nhiều hơn. Những người đồng bào tôi, những người nông dân nghèo khổ ấy họ tuy đói rách mà nhân cách cao cả tuyệt vời. Trong mọi hoàn cảnh vẫn giữ một tấm lòng thiện lương, một trái tim vô vàn yêu thương và giàu lòng nhân ái.

Đóng vai ông giáo kể lại chuyện lão Hạc bán chó mẫu 5

Những năm 1930 – 1945 xã hội thực dân nửa phong kiến bóp nghẹt đời sống của người dân lao động khiến cuộc sống ngày càng cơ cực lầm than không riêng gì người nông dân mà cả tầng lớp tri thức như tôi – Ông giáo làng nghèo khổ cũng bị dồn vào mức đường cùng không có lối thoát. Câu chuyện của Lão Hạc – một hàng xóm của tôi phải bán con chó vàng yêu quý và phải tìm đến cái chết khiến tôi day dứt mãi. Ôi, một kiếp người! Lão Hạc ở gần nhà nên tôi hoàn toàn thấu hiểu hoàn cảnh của lão góa vợ lão sống cảnh gà trống nuôi con vì không đủ tiền cho con cưới vợ con lão phấn chí đi đồn điền cao su khiến lão day dứt đau đớn nhiều lần khóc vì thương con nhớ con. Lão làm thuê kiếm sống, bòn tiền vườn dành dụm cho con nhưng rồi lão ốm một trận hai tháng mười tám ngày tiêu gần hết số tiền, có con chó vàng bầu bạn cũng phải tính đến chuyện bán nó. Nhưng tôi nghe lão nói nhiều lần vẫn chưa thấy bán. Làm quái gì một con chó mà lão băn khoăn quá thế nhỉ. Thế rồi một hôm Tôi vừa sang đến sân nhà tôi lão đã thông báo ngay

Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! Tôi vừa hỏi cho có chuyện thì lão bật khóc: Mặt lão… xưa, cụ Nguyễn Khuyến đã từng viết: “Tuổi già hạt lệ như xương Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan?” Tuổi già nước mắt thường lẫn vào trong nỗi đau kìm nén thế mà lão Hạc khóc như con trẻ. Phải chăng nỗi đau đã vỡ òa thành những giọt nước mắt, Lão cho rằng mình đã lừa một con chó. Tấm lòng lão nhân hậu quá! Tâm hồn lão mới thánh thiện làm sao!

Tôi định mời lão ăn khoai luộc uống nước chè tươi, một niềm vui dung dị, tìm lời an ủi lão. Rồi lão cũng nguôi ngoai nhưng từ chối lời mời của tôi. Bởi lão muốn nhờ tôi mấy việc. Việc thứ nhất là trông hộ mảnh vườn cho con trai việc thứ hai là gửi ba mươi đồng bạc lo ma sợ phiền lụy bà con lối xóm. Ôi tấm lòng của lão Hạc không chỉ dành cho con mà còn rất giàu lòng tự trọng. Đó là vẻ đẹp đáng quí ẩn dấu dưới vẻ bề ngoài tưởng như gàn dở lẩm cẩm. Từ sau hôm ấy lão Hạc sống mòn chế được món gì thì ăn món đấy. Tôi ngấm ngầm giúp đỡ nhưng lão biết vợ tôi không ưa nên lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Một lần nữa tôi càng kính trọng hơn lòng tự trọng của lão. Nhưng Binh Tư kể chuyện Lão Hạc xin bả chó đánh trộm chó. Trời ơi lão Hạc lại đổ đốn như thế này sao? Vì miếng ăn vì cái đói mà lão tha hóa biến chất ư? Một con người đã khác vì một con chó đã nhịn ăn để có tiền lo ma mà giờ đây đói ăn vụng túng làm liều như thế này ư, tôi đau đớn và thất vọng quá.

Bỗng có tiếng xôn xao bên nhà lão Hạc tôi vội chạy sang tôi không thể tin nổi: Lão Hạc dùng bả chó để tự tử. Ôi một cái chết đau đớn dữ dội vật vờ, lão tru tréo bọt mép, sùi ra hai mắt lăn sòng sòng thỉnh thoảng lại giật nảy người lên một cái, một cái chết thương tâm quá! Thì ra từ lúc bán con chó vàng lão đã bán đi niềm hi vọng sống âm thầm chuẩn bị cho mình cái chết. Phải chăng đó là cái chết vì con để chấm dứt kiếp sống mòn, để tránh tha hóa biến chất để khẳng định lương tâm trong sạch? Hỡi ơi lão Hạc! Lão đã ra đi như thế này ư? Đó là kiếp người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng không có lối thoát. Xã hội này đen bạc quá! Là người trí thức tôi phải làm gì để góp phần xóa bỏ xã hội bất nhân này xây dựng cuộc sống này. Đó là câu hỏi khiến tôi day dứt và khao khát hành động.

Đóng vai ông giáo kể lại chuyện lão Hạc bán chó mẫu 6

Cả cuộc đời Lão Hạc là một chuỗi những bất hạnh liên tiếp, dai dẳng và triền miên: vợ chết, lão sống cảnh gà trống nuôi con , khi con trai lão trưởng thành, phẫn uất vì không đủ tiền cười vợ cũng đã bỏ đi làm đồn điền cao su lão sống thui thủi trong cảnh già cũng với con chó vàng.

Lão Hạc quý con Vàng lắm. Chẳng gì nó cũng là một kỉ vật. Vợ lão mất đi, tất cả những gì yêu thương lão dồn cả vào cậu con trai. Nhưng nhà lão nghèo quá, không đủ tiền cưới vợ cho con, con lão bỏ đi. Cậu Vàng lúc này có khác gì cậu con trai quý tử của Lão. Lão chăm lo cho nó chu đáo lắm. Lão ăn gì cũng cho nó ăn theo. Cậu Vàng lớn nhanh và cũng rất trung thành với chủ. Nhưng rồi những trận ốm nặng khiên lão tiêu hết cả chỗ tiền bòn. Lão đành bán chó. Chuyện tưởng chỉ đơn giản như vậy như người ta bán đi con vật nào đó trong nhà nhưng với Lão Hạc, chuyện bán con vàng là to tát lắm.

Lão Hạc

Tôi hiểu, tôi biết vì sau khi bán con chó vàng ông đã sang báo tin cho tôi. Lão cố làm ra vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão cứ ầng ậng nước. Lão đau xót thật. Nỗi đau của Lão khiến tôi còn cảm thấy không xót xa bằng năm quyển sách mà tôi cho đó là vật tùy thân hồi trước. Tôi chẳng biết nói gì cả, hỏi cho có chuyện:

Đọc thêm:  Giải thích câu Đánh kẻ chạy đi không ai đánh ... - Luật Dương Gia

– Thế nó cho bắt à?

Không ngờ nó lại đụng đến nỗi đau đang chỉ chực dâng lên và cứ thế là mặt lõa tự dưng co dúm lại. Những nếp nhăn xô vào nhau, ép cho nước mắt chảy ra… lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc. Bộ dạng lão trông thật là tội nghiệp. Những giọt nước mắt khó khăn tưởng không thể có ở cái tuổi gần đất xa trời đã rơi vì thấy mình có lỗi với chú chó vàng. Lão khóc như đứa con nít giận dỗi vì bị ai đe nẹt và quát mắng.

Tôi cảm thấy bồi ngồi khi ngồi nghe lão kể. Lão kể chuyện bán chó mà thực chất là để tự sỉ vả mình. Lão nói: .. ông giáo ơi..! Nó có biết gì đâu.

Một câu chửi thề, một lời tự trách, con chó được lão hạc coi như một đứa con mà mình chẳng khác gì một ông già chuyên lừa lọc. Lõa tưởng tượng trong ánh mắt của con Vàng lúc nó bị trói chặt cả bốn chân là một lời trách móc nặng nề: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?

Lời tự vấn chứng tỏ lão đã dằn vặt mình lắm.

Thế rồi Lão cũng nguôi dần nhờ sự động viên, khích lệ thêm chút an ủi của tôi. Thôi thì đằng nào nó cũng chết rồi. Lão chua chát bảo Kiếp con chó là kiếp khổ, thì ta hóa kiếp cho nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn.

Câu nói của Lão chua xót biết bao. Chắc gì cái kiếp của lão đã sung sướng hơn kiếp chó. Còn lão vẫn phải sống kiếp người mà nào có ra gì. Và rồi đây, cái chết của lão đâu có nhẹ hơn cái chết của cậu Vàng.

Tình yêu của Lão Hạc đối với cậu Vàng không đơn giản là thứ tình yêu dành cho con vật cậu Vàng là kỉ niệm, là nơi duy nhất lão ngày ngày tâm sự chuyện mình. Nói chuyện với cậu, lão có cảm giác như đang được gần cậu con trai yêu quý. Chính điều kiện này khiến tôi – một nhà tri thức nghèo, và các bạn dễ dàng hiểu được tại sao lão Hạc lại dằn vặt và đau đơn khi bán chó.

Đóng vai ông giáo kể lại chuyện lão Hạc bán chó mẫu 7

Tôi là một thầy giáo nghèo sống an phận trong làng. Mọi người gọi tôi bằng cái tên thân mật: “ông giáo”. Là một người trí thức, không sung sướng gì hơn những người khác, nhưng sống giữa những người nông dân trong cái tình cảnh đói kém, mất mùa những năm 1943 như thế này tôi không khỏi đau lòng, xót xa cho số phận những người đồng bào lao khổ. Người khiến tôi phải suy nghĩ nhiều nhất là lão Hạc – một ông lão sống cô độc gần nhà tôi. Tôi không thể nào quên được hình ảnh của lão khi chiều qua lão đến nhà tôi báo tin bán con chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ tột độ. ”

– Vừa nhìn thấy tôi lão đã báo ngay:

– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

Tôi hơi giật mình hỏi lại:

– Cụ bán rồi?

Lão gật gật:

– Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Lão đã đau đớn lắm khi bán đi con chó ấy. Không đành lòng nhìn lão khổ sở thế kia, tôi hỏi:

– Thế nó cho bắt à?

Tôi hỏi cho có chuyện vậy thôi nhưng không ngờ… Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc… Giọng lão méo mó, tội nghiệp:

– Khốn nạn… Ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai chân sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ “cu cậu” mới biết là “cu cậu” chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm y như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Lão nức nở thều thào một hơi dài như mong muốn sẻ chia nỗi đau. Tôi cũng có phần luống cuống: nhìn người khác khóc lóc, đau đớn mà không giúp được gì tôi thấy mình mang tội. Tôi lắp bắp mấy lời an ủi:

– Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Nhưng lại như lần trước, lời an ủi của tôi chỉ càng làm lão nghĩ ngợi hơn. Lão chua chát bảo:

– Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!…

Nghe lão nói, tôi cũng rùng mình chua chát cho chính thân phận của mình nữa. Tôi ngùi ngùi nhìn lão, bảo:

– Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

Gương mặt lão tê dại đi, đôi mắt đã đục màu như nhìn đăm đăm vào chốn nào đó:

– Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Câu hỏi của lão còn ám ảnh tôi đến tận bây giờ. Lúc đó, tôi đã lảng đi bằng một câu đùa để mời lão ăn khoai uống nước. Nhưng giờ đây, ngồi lại một mình, tôi lại đem câu hỏi ấy ra để tự vấn lòng mình. Chao ôi! Đồng bào tôi trong cái tối đất tối trời của xã hội còn bao người đau khổ, lầm than như thế? Mà đời tôi cũng có khác gì đâu? Nhưng tôi lại thấy lóe lên trong lòng một tia sáng của niềm tự hào, niềm tin: đồng bào tôi tuy đói khổ, nghèo nàn nhưng vẫn giữ trọn vẹn nhân cách. Nỗi đau của lão Hạc là nỗi đau của tình thương và lòng tự trọng, nỗi đau của một tâm hồn cao đẹp…

Lão Hạc là tác phẩm nổi tiếng được học trong chương trình Ngữ văn 8, có rất nhiều đề văn xoay quanh tác phẩm này. Đóng vai ông giáo kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ là một trong những đề văn hay và thường gặp trong các bài thi, bài kiểm tra Văn 8. Hy vọng với 3 mẫu dàn ý cùng 6 bài văn mẫu hay được VnDoc tổng hợp và chia sẻ trên đây sẽ giúp các em có thêm tư liệu tham khảo, tích lũy thêm nhiều vốn từ, từ đó hoàn thiện bài văn của mình hay hơn, sinh động hơn. Chúc các em học tốt, dưới đây là một số tài liệu liên quan đến tác phẩm lão Hạc các em tham khảo nhé:

  • Soạn bài Lão Hạc
  • Soạn Văn 8: Lão Hạc
  • Phân tích diễn biến tâm trạng lão Hạc xung quanh chuyện bán con chó Vàng
  • Đóng vai Lão Hạc kể lại sự việc sau khi Lão bán chó, Lão sang gửi ông Giáo tiền và mảnh vườn

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Hóa thân vào nhân vật ông giáo kể lại chuyện Lão Hạc sang báo tin bán chó cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 8 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 8 và biết cách soạn bài lớp 8. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDocHỏi – ĐápTruy cập ngay: Hỏi – Đáp học tập

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button