Tổng hợp tất cả các loại câu trong tiếng Anh quan trọng nhất – Flyer

Tổng hợp tất cả các loại câu trong tiếng Anh quan trọng nhất – Flyer

Khi kết hợp nhiều từ loại trong tiếng Anh, chúng ta sẽ được một câu. Tuy nhiên, muốn tạo thành một câu đúng ngữ pháp, bạn phải sắp xếp chúng theo một trật tự chính xác và tùy theo mỗi loại câu khác nhau. Đây không phải là một việc dễ dàng kể cả đối với những người đã học tiếng Anh nhiều năm. Để có một cái nhìn tổng quát về các loại câu trong tiếng Anh cũng như xây dựng nên các câu đúng cấu trúc ngữ pháp, bạn hãy cùng FLYER đọc hết bài viết này nhé.

1. Câu là gì?

1.1. Định nghĩa

Câu là một nhóm từ chuyển tải một nội dung hoàn chỉnh, có ít nhất một chủ ngữ, vị ngữ và kết thúc bằng một dấu câu (dấu chấm “.”, chấm than “!”, dấu hỏi “?”,…).

Câu cũng có thể chỉ gồm một hoặc hai, ba từ nhưng vẫn đủ nghĩa (ví dụ trong các câu mệnh lệnh, câu đáp lại).

1.2. Cấu trúc của một câu

Một câu trong tiếng Anh phải có những yếu tố sau:

  • Bắt đầu câu với một chữ cái viết hoa.

He works very hard.

Anh ấy làm việc rất chăm chỉ.

  • Kết thúc câu bằng dấu chấm câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than…)

He obtained his degree.

Anh ấy đã lấy được bằng cấp.

  • Có một chủ ngữ (có thể là danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ)

Mike plays the piano very well.

Mike chơi piano rất hay.

It rains a lot in winter.

Trời mưa rất nhiều vào mùa đông.

  • Có vị ngữ (động từ, cụm động từ, nhóm từ)

My mother sleeps (động từ đóng vai trò vị ngữ).

Mẹ tôi ngủ.

He bought a new car (động từ & tân ngữ đóng vai trò vị ngữ)

Anh ấy đã mua một chiếc xe hơi mới.

  • Một câu phải có một ý tưởng/ý nghĩa hoàn chỉnh.

I can speak English.

Tôi có thể nói tiếng Anh.

  • Ngoài ra, một số cấu trúc câu có thể không cần phải có chủ ngữ đi kèm như câu yêu cầu hoặc câu mệnh lệnh.

Let’s do it!

Hãy cứ làm thôi!

Come in, please.

Mời vào.

Hãy cùng FLYER tìm hiểu tiếp về các loại câu trong tiếng Anh ở phần sau nhé.

2. Phân biệt các loại câu trong tiếng Anh theo cấu trúc

2.1. Câu đơn (simple sentences)

Câu đơn là câu chỉ có một mệnh đề độc lập (independent clause), nghĩa là chỉ có một chủ ngữ và một động từ, đôi khi có thể có tân ngữ (object) và bổ ngữ (modifier). Khi sử dụng một ngoại động từ trong câu thì bắt buộc phải có tân ngữ đi kèm, ngược lại một nội động từ sẽ không cần sử dụng tân ngữ theo sau.

Tìm hiểu thêm về Nội động từ và ngoại động từ

Một mệnh đề độc lập phải có ý nghĩa hoàn chỉnh mới là câu đơn được. Ví dụ “I like” không phải là một câu hoàn chỉnh dù có chủ ngữ (I) và động từ (like), vì nó không diễn đạt được một suy nghĩ hoặc ý tưởng hoàn chỉnh. “I like football” diễn đạt được đủ ý, do đó là câu đơn hoàn chỉnh.

Ví dụ: (S = chủ ngữ, V = động từ, O = tân ngữ)

She wrote. (S + V)

Cô ấy viết.

She completed her literature review. (S + V + O)

Cô ấy đã hoàn thành các bài phê bình văn học của mình.

She organized her books by theme. (S + V + O + cụm giới từ)

Cô ấy sắp xếp sách của mình theo chủ đề.

Tom and his brother are playing tennis. (chủ ngữ ở đây là hai danh từ nối với nhau bằng and)

Tom và anh trai đang chơi quần vợt.

2.2. Câu ghép (compound sentences)

Câu ghép (câu hợp) là câu có ít nhất 2 mệnh đề độc lập. Những mệnh đề này được kết nối với nhau bằng các liên từ kết hợp, liên từ tương quan, trạng từ liên kết, hoặc bằng dấu chấm phẩy.

  • Một số liên từ kết hợp (coordinating conjunctions):

for, and, nor, but, or, yet, so (bạn có thể nhớ theo cách viết tắt là FANBOYS).

  • Một số trạng từ liên kết (conjunctive adverbs):

at least, however, meanwhile, moreover, nevertheless, otherwise …

  • Một số liên từ tương quan (correlative conjunctions):

both…and, either…or, neither…now, not only…but also, no sooner…than…

LƯU Ý:

  • Nếu các mệnh đề trong câu ghép có cùng chủ ngữ và trợ động từ (nếu có), ta có thể lược bỏ trong mệnh đề thứ hai.

Ví dụ:

We drove home, and (we) went to bed.

Chúng tôi lái xe về nhà và đi ngủ.

You can take a train or (you can) take a bus.

Bạn có thể đi tàu hỏa hoặc đi xe buýt.

  • Trạng từ liên kết phải có dấu chấm phẩy (;) đi trước và dấu phẩy (,) phía sau.
Đọc thêm:  Bài viết về áo dài Việt Nam bằng tiếng Anh [HAY NHẤT]

Ví dụ:

Oliver is studying very hard; in fact, he is trying his best.

Oliver đang học rất chăm chỉ; thực sự, anh ấy đang cố gắng hết sức mình.

Một số ví dụ (những từ/cụm từ in đậm là liên từ hoặc trạng từ liên kết):

Some people like dogs, and some people like cats.

Một số người thích chó, và một số người thì thích mèo.

I ran as fast as I could, but I still missed the bus.

Tôi đã chạy nhanh hết mức có thể, nhưng tôi vẫn bị lỡ chuyến xe buýt.

Janet doesn’t like sushi, nor does she like any kind of fish.

Janet không thích sushi, cô ấy cũng không thích bất kỳ loại cá nào.

He missed the bus; therefore, he was late for the meeting.

Anh ấy bị lỡ chuyến xe buýt; do đó anh ấy đã đến cuộc họp muộn.

Mark was badly hurt; however, he recovered fast.

Mark bị thương nặng; tuy nhiên,anh ấy hồi phục nhanh chóng.

I am very sick; I don’t think I’m going to go to work today.

Tôi bị ốm rất nặng; tôi không nghĩ hôm nay tôi sẽ đi làm.

Tìm hiểu thêm về câu ghép (dẫn link khi đã lên bài câu ghép)

2.3. Câu phức (complex sentences)

Câu phức là câu có ít nhất một mệnh đề chính (MĐ độc lập) và một hay nhiều mệnh đề phụ. Các mệnh đề được kết hợp bằng các liên từ phụ thuộc hoặc các đại từ quan hệ.

  • Một số liên từ phụ thuộc (subordinating conjunctions):

although, because, even though, if, unless, whenever, wherever…

  • Một số đại từ quan hệ (relative pronouns):

who, whom, which, that…

LƯU Ý: Trong câu phức, mệnh đề phụ có thể đứng trước hoặc theo sau mệnh đề chính. Nếu một câu bắt đầu bằng một mệnh đề phụ, sau mệnh đề này phải có dấu phẩy. Ngược lại, câu bắt đầu bằng mệnh đề chính thì không cần có dấu phẩy để tách 2 mệnh đề.

Ví dụ:

Although she wanted something new, Hilary decided to buy from the secondhand store to save money. (có dấu phẩy sau mệnh đề phụ)

Mặc dù cô ấy muốn có cái gì đó mới, Hilary đã quyết định mua từ cửa hàng đồ cũ để tiết kiệm tiền.

They studied APA rules for many hours as they were so interesting.

Họ nghiên cứu các quy tắc APA trong nhiều giờ vì chúng rất thú vị.

→ Không có dấu phẩy trong câu vì nó được bắt đầu bằng mệnh đề chính

Ví dụ:

Because Bill was late, Mr. Brown didn’t let him into the classroom.

MĐ phụ MĐ chính

Vì Bill đến muộn, Mr. Brown không cho em ấy vào lớp.

The roads are slippery when it rains.

MĐ chính MĐ phụ

Đường trơn trượt khi trời mưa.

Whenever prices go up, customers buy fewer products.

MĐ phụ MĐ chính

Bất cứ khi nào giá cả tăng, khách hàng mua ít sản phẩm hơn.

2.4. Câu ghép phức hợp (Compound-complex sentences)

Câu phức hợp là câu có ít nhất hai mệnh đề chính và một hay nhiều mệnh đề phụ. Loại câu này là sự kết hợp giữa câu ghép và câu phức. Các câu phức hợp thường được nối với nhau bằng liên từ kết hợp, liên từ phụ thuộc hoặc các đại từ quan hệ.

Ví dụ:

There was heavy traffic in this area, so I used GPS to find a quicker route and was able to get there on time.

Giao thông đông đúc trong khu vực này, vì vậy tôi sử dụng GPS để tìm tuyến đường nhanh hơn và có thể đến đó đúng giờ.

“There was heavy traffic in this area”“I used GPS to find a quicker route” là 2 mệnh đề chính nối với nhau bằng liên từ “so”; mệnh đề phụ là “and was able to get there on time”.

The cat ran away, but nobody was worried because he was trained to find his home.

Con mèo bỏ chạy, nhưng không ai lo lắng vì nó đã được huấn luyện để tìm được đường về nhà.

“The cat ran away”“nobody was worried” là 2 mệnh đề chính nối với nhau bằng liên từ “but”; mệnh đề phụ là “because he was trained to find his home”.

3. Phân biệt các loại câu trong tiếng Anh theo công dụng

3.1. Câu trần thuật (declarative sentences)

Câu trần thuật là câu dùng để đưa ra một tuyên bố, nói lên ý nghĩ, tình cảm của mình, đưa ra lời giải thích, truyền đạt thông tin hoặc để kể lại một sự việc nào đó. Đây là loại câu phổ biến nhất trong ngôn ngữ tiếng Anh.

Câu trần thuật có thể ở dạng khẳng định (affirmative) hoặc phủ định (negative). Các câu trần thuật được viết ở thì hiện tại và thông thường chủ ngữ sẽ đứng trước động từ.

Ví dụ dạng khẳng định:

Leonardo DaVinci was born in 1452.

Leonardo DaVinci sinh năm 1452.

I ordered a latte when I got to the coffee shop.

Tôi gọi một ly latte khi đến quán cà phê.

Evidence suggests that the majority of people in New York City use the subway.

Bằng chứng cho thấy phần lớn người dân thành phố New York sử dụng tàu điện ngầm.

Ví dụ dạng phủ định:

The coffee shop isn’t open on Sundays.

Đọc thêm:  Viết về công việc tình nguyện bằng tiếng Anh mới nhất

Quán cà phê không mở cửa vào Chủ nhật.

I will never agree to your demands.

Tôi sẽ không bao giờ đồng ý với những yêu cầu của anh.

3.2. Câu nghi vấn (interrogative sentences)

3.2.1. Khái niệm

Câu nghi vấn là câu đưa ra một câu hỏi, thường bắt đầu bằng đại từ nghi vấn và kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Câu nghi vấn có thể ở dạng trực tiếp hoặc gián tiếp.

3.2.2. Các loại câu nghi vấn

3.2.2.1. Câu hỏi Có – Không (Yes – No question)
  • Câu hỏi xác định

Ví dụ:

Is it raining ?

Trời đang mưa phải không?

Do you like this city?

Bạn có thích thành phố này không?

Can you drive?

Bạn có thể lái xe không?

  • Câu hỏi phủ định (dùng để diễn tả sự ngạc nhiên hay khi ta mong đợi người nghe đồng ý với mình)

Ví dụ:

Isn’t she a singer?

Cô ấy không phải là ca sĩ sao?

Haven’t we met somewhere before?

Chúng ta đã gặp nhau ở đâu đó trước đây phải không?

LƯU Ý: Khi trả lời câu hỏi xác định, “yes” có nghĩa là đúng và “no” nghĩa là không đúng. Ngược lại, khi trả lời câu hỏi phủ định, “no” có nghĩa là đúng và “yes” nghĩa là không đúng.

Ví dụ:

A: Do you live near here? (Bạn có sống ở gần đây không?)

B: Yes, I do /No, I don’t.

A: Don’t you want to go to the party? (Bạn có muốn đi dự tiệc không?)

B: Yes. (= Yes, I want to go)/ No. (= No, I don’t want to go)

A: Have you done your homework? (Bạn đã làm xong bài tập chưa?)

B: Yes, I have./ No, I haven’t.

3.2.2.2. Câu hỏi Wh- (Wh-questions)

Câu hỏi Wh- bắt đầu bằng các từ nghi vấn như “who, what, where, which, when, why how …”.

Ví dụ:

What happened to you last night?

Chuyện gì đã xảy ra với bạn đêm qua?

When did it start raining?

Trời bắt đầu mưa khi nào?

Where is Sam?

Sam đâu rồi?

Who do you want to speak to?

Bạn muốn nói chuyện với ai?

How long has it been raining?

Trời mưa bao lâu rồi?

3.2.2.3. Câu hỏi đuôi (Tag questions)

Câu hỏi đuôi là câu hỏi ngắn được thêm vào cuối câu trần thuật, thường dùng để làm rõ thông tin, để xác nhận hoặc kiểm chứng lại điều gì đó có đúng không. Câu hỏi đuôi có hai dạng: câu hỏi đuôi phủ định và câu hỏi đuôi khẳng định.

  • Câu hỏi đuôi phủ định (dùng sau câu trần thuật xác định)

Ví dụ:

It was a good film, wasn’t it?

Đó là một bộ phim hay, phải không?

He will be here soon, won’t he?

Anh ấy sẽ đến đây sớm thôi, phải không?

You’re tired, aren’t you?

Bạn mệt phải không?

  • Câu hỏi đuôi khẳng định (được dùng sau câu trần thuật phủ định)

Ví dụ:

He won’t be late, will he?

Anh ấy sẽ không đến muộn, phải không?

You haven’t got a car, have you?

Bạn không có xe hơi phải không?

  • Cách trả lời câu hỏi đuôi:

“Yes” có nghĩa câu khẳng định là đúng.

“No” có nghĩa câu phủ định là đúng.

Ví dụ:

A: There are a lot of people here, aren’t they?

B: Yes, more than I expected.

A: Có nhiều người ở đây quá phải không?

B: Vâng, nhiều hơn tôi mong đợi.

A: You haven’t seen Karen today, have you?

B: No, I’m afraid I haven’t.

A: Hôm nay bạn không nhìn thấy Karen phải không?

B: Vâng, tôi nghĩ là không thấy.

LƯU Ý:

  • Sau “Let’s …”, câu hỏi đuôi là “shall we”.

Ví dụ:

Let’s go out tonight, shall we?

Tối nay chúng ta đi chơi nhé?

  • Sau” Don’t…”, câu hỏi đuôi là “will you”.

Ví dụ:

Don’t be late, will you?

Đừng trễ nhé?

  • Sau “I’m…”, câu hỏi đuôi là “aren’t I? ”

Ví dụ:

I’m right, aren’t I?

Tôi ổn, phải không?

Bạn dùng câu hỏi đuôi khẳng định sau những câu có các đại từ hoặc trạng từ phủ định như “barely/hardly/never/no/nobody/none/nothing/rarely/seldom…”.

Ví dụ:

  • Nobody phoned, did they?

Không ai gọi điện phải không?

  • He’d never met her before, had he?

Anh ta chưa bao giờ gặp cô ấy trước đây phải không?

  • No one would object, would they?

Không ai phản đối phải không?

LƯU Ý: Phần đầu câu hỏi xác định câu trả lời mong đợi. Nếu câu hỏi là khẳng định, một câu trả lời khẳng định được mong đợi. Nếu câu hỏi là phủ định, câu trả lời phủ định được mong đợi.

Ví dụ:

A: She sent him an invitation, didn’t she?

B: Yes, she did.

A: Cô ấy đã gửi lời mời anh, phải không?

B: Có, cô ấy đã gửi.

A: Kate isn’t in France, is she?

B: No, she isn’t.

A: Kate không ở Pháp phải không?

B: Không, cô ấy không ở đó.

3.2.2.4. Câu hỏi lựa chọn (Choice questions/Alternative questions)

Là những câu hỏi mà người hỏi không chỉ hỏi mà còn đưa ra một số lựa chọn cho người trả lời. Câu hỏi này được tạo thành từ hai phần và kết nối với nhau bằng liên từ “or”

Ví dụ:

What do you prefer, dogs or cats?

Bạn thích chó hay mèo hơn?

Is he a teacher or a student?

Anh ấy là giáo viên hay sinh viên?

Đọc thêm:  Cấu trúc if only và cách dùng [CHUẨN XÁC] – Step Up English

Would you like oranges, apples or cucumbers?

Bạn muốn ăn cam, táo hay dưa leo?

3.2.2.5. Câu hỏi trần thuật (declarative questions)

Dạng câu hỏi có hình thức của câu trần thuật, khi hỏi sẽ lên giọng ở cuối câu. Dùng khi người hỏi bày tỏ sự ngạc nhiên hoặc muốn xác định lại điều họ nghĩ là họ biết hoặc đã hiểu.

Ví dụ:

You are asking me to leave your office?

Anh đang yêu cầu tôi rời khỏi văn phòng của anh?

She took my car away?

Cô ấy đã lấy xe của tôi đi?

He actually said that?

Anh ấy đã thật sự nói như vậy?

3.2.2.6. Câu hỏi tu từ (rhetorical questions)

Là dạng câu hỏi mà người hỏi không mong chờ một câu trả lời cụ thể. Câu hỏi tu từ có thể có câu trả lời hiển nhiên, nhưng người hỏi không hỏi nó để nhận được câu trả lời mà chỉ nhằm nêu quan điểm, thuyết phục ai, hoặc dùng như biện pháp tu từ để câu nói hay câu văn trở nên hàm ý và lôi cuốn hơn.

Ví dụ:

Is the fire hot?

Lửa có nóng không?

Are you kidding me?

Bạn đùa tôi à?

Do you think the Pope is Catholic?

Bạn có nghĩ rằng Giáo hoàng là người Công giáo?

Can’t you say that again?

Bạn có thể nhắc lại không?

Are ants attracted to sugar?

Kiến có bị đường thu hút không?

3.2.2.7. Câu hỏi gián tiếp (Indirect questions)

Là dạng một câu hay câu hỏi chứa trong nó một câu hỏi khác, hai phần của câu được nối với nhau bằng một từ nghi vấn (how, what, where…).

Ví dụ:

Do you know where he went?

Bạn có biết anh ấy đã đi đâu không?

Can you tell me how far the museum is from the store?

Bạn có thể cho tôi biết bảo tàng cách cửa hàng bao xa?

3.3. Câu mệnh lệnh (imperative sentences)

Câu mệnh lệnh là câu thể hiện trực tiếp một mệnh lệnh, một yêu cầu, lời cảnh báo hoặc chỉ dẫn ai làm việc gì đó. Nhiều câu mệnh lệnh kết thúc bằng dấu chấm, nhưng cũng có thể kết thúc bằng dấu chấm than để nhấn mạnh một yêu cầu hay cảm xúc.

Câu mệnh lệnh thường không có chủ ngữ, nhưng ta có thể dùng danh từ hoặc đại từ để nhấn mạnh hoặc chỉ rõ ta đang nói với ai.

Ví dụ:

Somebody tell me the truth.

Ai đó hãy nói cho tôi biết sự thật đi.

Câu mệnh lệnh chia thành hai loại: câu mệnh lệnh khẳng định và câu mệnh lệnh phủ định.

Ví dụ dạng khẳng định:

Please come in.

Xin mời vào.

Stop bothering me!

Đừng làm phiền tôi nữa!

Put your phone away and listen to me!

Cất điện thoại của bạn đi và lắng nghe tôi!

Ví dụ dạng phủ định:

Please don’t be late.

Vui lòng đừng đến trễ.

Never speak to me like that again!

Đừng bao giờ nói với tôi như thế nữa!

3.4. Câu cảm thán (exclamatory sentences)

Câu cảm thán là câu dùng để bộc lộ, diễn tả cảm xúc. Trong ngữ pháp tiếng Anh, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than. Câu cảm thán thường được thành lập với “how, what, so, such…”

Ví dụ:

How well she sings!

Cô ấy hát hay làm sao!

How dreadful!

Khủng khiếp quá!

What a liar he is!

Anh ta là một kẻ nói dối!

The cat is so fat!

Con mèo mập quá!

It was such a boring film!

Bộ phim nhàm chán quá!

4. Bài tập về các loại câu trong tiếng Anh

Bài tập 1: Đọc những câu sau và phân loại câu trần thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh hoặc câu cảm thán (declarative, interrogative, imperative or exclamatory):

Bài tập 2: Chọn đáp án đúng cho những câu sau

5. Tổng kết

Có khá nhiều loại câu trong tiếng Anh được phân loại theo chức năng và cấu trúc của chúng. FLYER vừa chia sẻ với bạn những kiến thức tổng quát nên nắm rõ của các loại câu trong tiếng Anh. Bạn hãy ghi nhớ lý thuyết của chúng và luyện tập thường xuyên để áp dụng thuần thục vào thực tế và không bị nhầm lẫn giữa các loại câu này nhé.

Để việc ôn luyện trở nên thú vị hơn, bạn có thể ghé thăm Phòng luyện thi ảo FLYER. Chỉ cần vài bước đăng ký đơn giản, bạn đã có thể tiếp cận các bộ đề thi với đa dạng chủ đề tiếng Anh do FLYER biên soạn độc quyền và được cập nhật liên tục. Ngoài ra, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm một hình thức học tiếng Anh hoàn toàn mới cùng những tính năng mô phỏng game thú vị, đồ họa bắt mắt.

Đừng quên tham gia ngay nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để cập nhật những kiến thức và tài liệu tiếng Anh mới nhất bạn nhé!

>>>Xem thêm

  • Keep Ving có nghĩa là gì? Làm sao để áp dụng chính xác cấu trúc Keep trong mọi trường hợp?
  • Cấu trúc Before: 3 công thức cần phải nhớ, kèm bài tập có đáp án
  • Deny V-ing: Tổng hợp cấu trúc, cách dùng, lỗi thường gặp và bài tập ĐẦY ĐỦ nhất
Đánh giá bài viết