Giáo án Văn 8 bài Cô bé bán diêm (Tiết 1) – VietJack.com

Giáo án Văn 8 bài Cô bé bán diêm (Tiết 1)

Link tải Giáo án Văn 8 bài Cô bé bán diêm (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

– HS có những hiểu biết bước đầu về “ người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen.

– Hiểu về nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.

– Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.

2. Kĩ năng

– Biết đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm .

– Phân tích được một số hình ảnh tương phản( đối lập , đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).

– Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.

3. Thái độ

– HS có tình yêu thương con người, lòng thương cảm với những h/c bất hạnh.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Giáo án, sách tham khảo, chuẩn kt kn.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài (đọc vb , trả lời các câu hỏi sgk).

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số

2. Kiểm tra

H: Phân tích nguyên nhân cái chết của lão Hạc ?Từ đó em biết gì về số phận người nông dân trước cách mạng tháng 8?

3. Bài mới

– An- đéc-xen là nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch- một nước nhỏ ở khu vực Bắc Âu, diện tích chỉ bằng 1/8 nước ta. Ông đã viết nhiều tác phẩm nhẹ nhàng, êm dịu , toát lên lòng yêu thương con người nhất là những người nghèo khổ. Một trong các tác phẩm nổi tiếng của ông đó là “Cô bé bán diêm” mà chúng ta sẽ học hôm nay.

Đọc thêm:  Giá trị nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích Trao ... - VietJack.com

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1.HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:

– GV hướng dẫn đọc: giọng nhẹ nhàng, diễn cảm → đọc mẫu.

– HS đọc, nhận xét.

– GV sửa chữa.

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc :

H: Theo dõi chú thích SGK, nêu vài nét về tác giả An- đéc- xen?

2. Tìm hiểu chú thích :

a. Tác giả:

An- đéc-xen (1805-1875) → là nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch.

– Ông nổi tiếng với loại truyện viết cho trẻ em, bạn đọc khắp năm châu quen thuộc với truyện của ông.

– Truyện ông viết toát lên lòng thương yêu con người, nhất là những người nghèo khổ.

H: Em biết gì về truyện cô bé bán diêm?

b. Tác phẩm:

-“Cô bé bán diêm”là một trong những truyện nổi tiếng nhất của nhà văn An- đéc- xen.

H:Em hiểu “gia sản” là gì? “tiêu tán” là gì? c.Từ khó: SGK/ 67-68

HĐ2.HDHS đọc- hiểu văn bản:

H: Văn bản viết theo thể loại nào?

II. Đọc- hiểu văn bản:

1.Thể loại: Truyện ngắn

H: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Xác định nội dung từng phần ?

2.Bố cục: 3 phần:

– P1: Từ đầu → “đờ ra”: Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.

– P2: Tiếp → “về chầu thượng đế” → Các lần quẹt diêm và mộng tưởng.

– P3: Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.

H:P2 có phải là trọng tâm không?Phần này có thể chia nhỏ như thế nào?

– chia 5 phần nhỏ: 4 lần quẹt 1 que diêm và 1 lần quẹt tất cả những que còn lại.

H: Em nhận xét gì về diễn biến của truyện?

(Truyện diễn biến theo trình tự sự việc 3 phần hợp lí, mạch lạc)

Đọc thêm:  Soạn bài Câu ghép ngắn nhất - Soạn văn lớp 8

HS đọc phần 1 của truyện(64).

Phần 2:

– Chia 5 phần nhỏ: 4 lần quẹt 1 que diêm và 1 lần quẹt tất cả những que còn lại.

H: Cô bé bán diêm có hoàn cảnh như thế nào?

H:Em nhận xét gì về gia cảnh của cô bé?

3. Phân tích:

a. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.

– Nhà nghèo, mẹ chết sớm, sống với bố và bà nội rồi bà nội cũng qua đời. Người bố khó tính luôn chửi rủa, đánh đập → Em phải đi bán diêm kiếm sống.

→ Hoàn cảnh cô bé thật éo le: mồ côi, thiếu thốn tình thương, phải tự vất vả kiếm sống, bị người cha đối xử hết sức tàn nhẫn.

H:Truyện được đặt vào bối cảnh như thế nào?

– Đêm giao thừa, khoảnh khắc bắt đầu năm mới, là lúc mọi người đoàn tụ ấm cúng đón xuân.

– GV: ở Đan Mạch, các nươc Bắc Âu, thời tiết rất lạnh, có khi âm mấy chục độ C, tuyết rơi dày đặc.

b. Bối cảnh của truyện:

– Đêm giao thừa, ngoài đường phố rét mướt

( nhiệt độ có khi xuống tới không độ) em bé “ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà…” mong cho đỡ lạnh.

H: T/g đặt truyện vào trong bối cảnh ấy có tác dụng gì?

– Làm cho người đọc càng thấm thía sự cô đơn, tình cảnh tội nghiệp của cô bé .

⇒ Bối cảnh truyện làm tăng sự cô đơn và tình cảnh tội nghiệp của cô bé.

H:Đoạn truyện được xây dựng bằng nghệ thuật gì?

– Tương phản đối lập.

H: Chỉ ra những hình ảnh tương phản đó trong câu chuyện?

c.Các hình ảnh tương phản, đối lập:

– Trời đông giá rét, tuyết rơi, cô bé đầu trần,chân đi đất.

– Đường lạnh buốt tối đen >< cửa sổ mọi nhà đều sáng rực đèn.

Đọc thêm:  Tin học 11 Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình - HOC247

– Em bé bụng đói cả ngày chưa ăn >< bàn ăn thịnh soạn sực nức mùi ngỗng quay.

– Xó tối tăm >< ngôi nhà có dây thường xuân bao quanh năm xưa khi bà nội còn sống.

H: Mục đích của nhà văn khi sử dụng nhiều hình ảnh tương phản đó?

GV:( em đã rét và khổ có lẽ còn rét và khổ hơn khi thấy mọi nhà rực ánh đèn; em đã đói có lẽ còn đói hơn khi ngửi thấy mùi ngỗng quay sực nức). Nhất là h/ả ngôi nhà có dây trường xuân bao quanh , h/ả này không chỉ làm nổi bật nỗi khổ về vật chất mà cả sự mất mát về tinh thần( chỉ có bà em là thương em)

⇒ Các h/ả tương phản nhằm làm nổi bật tình cảnh hét sức tội nghiệp (đói, rét,khổ) của em bé, mất mát cả chỗ dựa về tinh thần..

4. Củng cố, luyện tập

– Đoạn truyện cho thấy hoàn cảnh của cô bé bán diêm như thế nào?

– Truyện đc đặt trong bối cảnh ntn?

– Nêu những h/ả đối lập tương phản trong vb? t/d của các h/ả đó?

5. Hướng dẫn học ở nhà

– Chuẩn bị: “Cô bé bán diêm” tiếp → tóm tắt vb, trả lời câu hỏi SGK còn lại.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 hay khác:

  • Cô bé bán diêm (Tiết 1)
  • Cô bé bán diêm (Tiết 2)
  • Trợ từ, thán từ
  • Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Săn SALE shopee tháng 6-6:

  • Unilever mua 1 tặng 1
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:

Quý phụ huynh và học sinh có thể đăng ký các khóa học tốt lớp 8 bởi các thầy cô nổi tiếng của vietjack tại Khóa học tốt lớp 8

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button