Tiếng đàn là sức sống và cũng là nghệ thuật bất tử của Lorca

Đề bài: Qua việc cảm nhận về hình tượng âm thanh tiếng đàn trong Đàn ghi ta của Lorca, chứng minh nhận định: Tiếng đàn là sức sống và cũng là nghệ thuật bất tử của Lorca.

qua viec cam nhan ve hinh tuong am thanh tieng dan trong dan ghi ta cua lorca chung minh nhan dinh

Bạn Đang Xem: Chứng minh nhận định: Tiếng đàn là sức sống và cũng là nghệ thuật bất tử của Lorca

Chứng minh nhận định: Tiếng đàn là sức sống và cũng là nghệ thuật bất tử của Lorca

I. Dàn ý Chứng minh nhận định: Tiếng đàn là sức sống và cũng là nghệ thuật bất tử của Lorca (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Thanh Thảo- Giới thiệu về tác phẩm “Đàn ghi – ta của Lorca” cùng nhận định: “Tiếng đàn là sức sống và cũng là nghệ thuật bất tử của Lorca”.

2. Thân bài

Xem Thêm : Soạn bài Ôn tập phần Văn học – Ngữ văn 12 tập 1

a. Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và hình tượng người nghệ sĩ của Lorca– Hoàn cảnh sáng tác- Hình tượng người nghệ sĩ của Lorca…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Chứng minh nhận định: Tiếng đàn là sức sống và cũng là nghệ thuật bất tử của Lorca tại đây.

II. Bài văn mẫu Chứng minh nhận định: Tiếng đàn là sức sống và cũng là nghệ thuật bất tử của Lorca (Chuẩn)

Trong chặng đường hiện đại hóa văn học Việt Nam, Thanh Thảo là một trong những tác giả tiên phong và được biết đến với những tác phẩm giàu tính suy tư và nhuốm màu sắc tượng trưng siêu thực. “Đàn ghi – ta của Lorca” là bài thơ thể hiện rõ điều này. Trong tác phẩm, bên cạnh hình tượng người nghệ sĩ Lorca, tiếng đàn cũng là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc và để lại nhiều dư âm trong lòng độc giả. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: “Tiếng đàn là sức sống và cũng là nghệ thuật bất tử của Lorca”.

Đọc thêm:  Tưởng tượng một kết thúc khác cho truyện Mị Châu, Trọng Thủy (8

Bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” được in trong tập “Khối vuông Ru – bích” và là kết quả từ sự ngưỡng mộ và nhận thức của tác giả Thanh Thảo đối với tài năng và con người của Lorca. Lorca là người nghệ sĩ tài năng của nền văn học Tây Ban Nha. Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước bị cai trị bởi chế độ độc tài chuyên chế đã bắt đầu bộc lộ sự già cỗi về mặt chính trị cũng như nghệ thuật, Lorca đã đi tiên phong trong việc khởi xướng những cách tân về nghệ thuật, đồng thời tích cực cổ vũ cho phong trào đấu tranh nổi dậy của nhân dân. Bởi vậy, ông trở thành cái gai trong mắt và là “tội nhân” của chế độ độc tài nên đã trở thành đối tượng bị truy lùng, bắt giam, sau đó hành hình. Tuy nhiên, hình ảnh của Lorca vẫn còn tồn tại mãi với những giá trị nghệ thuật vĩ đại. Trong “Đàn ghi ta của Lorca”, nhà thơ Thanh Thảo đã tập trung miêu tả hình tượng Lorca với cảm hứng bất tử hóa theo khuynh hướng tượng trưng siêu thực. Và tiếng đàn cũng là hình ảnh thể hiện “sức sống và nghệ thuật bất tử của Lorca”.

Trong văn học, tiếng đàn luôn là xuất hiện với những âm thanh, giai điệu và thậm chí trở thành hình ảnh tượng trưng cho toàn bộ cuộc đời, con người của người nghệ sĩ. Nguyễn Du cũng đã từng miêu tả tiếng đàn “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” để dự báo về số phận, cuộc đời “đoạn trường” của Thúy Kiều. Còn đối với “Đàn ghi ta của Lorca”, tiếng đàn được miêu tả qua những hình ảnh giàu sức gợi về sự sống:

Đọc thêm:  Chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh vào các trường CAND năm 2022

“tiếng ghi ta nâubầu trời cô gái ấytiếng ghi ta lá xanh biết mấy”

Xem Thêm : Suy nghĩ về câu nói: Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc

Tiếng ghi ta được miêu tả thông qua những màu sắc như “nâu”, “xanh” đã tạo nên những liên tưởng độc đáo trong mối liên hệ giữa âm thanh và hình ảnh. Khi “tiếng ghi ta nâu” gắn với “bầu trời cô gái ấy”, tiếng đàn trở thành biểu tượng của tình yêu của chàng nghệ sĩ đa tài với cô gái Digan có vẻ đẹp hoang dại. Không gian sự sống hiện lên với sự rạo rực say mê trong tình yêu. Còn “tiếng ghi ta lá xanh biết mấy” với sắc xanh của cỏ cây, sắc xanh hi vọng đã gợi lên niềm khắc khoải đối với cuộc đời.

Không chỉ dừng lại ở đó, tiếng đàn còn là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho nghệ thuật bất tử của Lorca. Mặc dù người nghệ sĩ đã hi sinh nhưng những giá trị nghệ thuật của ông vẫn còn vẹn nguyên và trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tạo nghệ thuật khác: “không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang”. Câu thơ đã thể hiện sự bất tử hóa của nghệ thuật chân chính. Dù Lorca không còn nhưng những sáng tác của ông vẫn trường tồn với sức sống kì diệu, bất tử một cách tự nhiên mà không cần vun xới, chăm bón. Qua hình ảnh ẩn dụ “cỏ mọc hoang” được kiến tạo theo khuynh hướng tượng trưng siêu thực, nhà thơ Thanh Thảo đã làm nổi bật niềm tin đối với sự vĩnh hằng của nghệ thuật.

Hình ảnh tiếng đàn cùng những ám ảnh về sự sống, về nghệ thuật đã được tác giả tái hiện thành công thông qua sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các biện pháp nghệ thuật, đặc biệt là những hình ảnh đậm chất tượng trưng siêu thực, gợi ra nhiều ám ảnh trong lòng độc giả. Đó là thế giới hình ảnh đi được khơi gợi từ tiềm thức, thậm chí là tầng sâu của vô thức. Qua những liên tưởng, tưởng tượng, độc giả có thể thấy được đặc trưng trong phong cách thơ của nhà thơ Thanh Thảo.

Đọc thêm:  Tả cây đa cổ thụ (18 mẫu) - Tập làm văn lớp 5 - Download.vn

Như vậy, tiếng đàn ghi ta đã trở thành biểu tượng của sức sống mãnh liệt và là tiếng nói nghệ thuật bất tử của người nghệ sĩ Lorca, thể hiện rõ tiếng nói đồng cảm, ngưỡng mộ của tác giả Thanh Thảo đối với Lorca, làm sống dậy trong lòng người đọc về hình ảnh của người nghệ sĩ tài hoa cũng như những giá trị nghệ thuật của ông. Điều này đã khẳng định sức sống mãnh liệt, vĩnh hằng của nghệ thuật, giống như nhà văn Nga Xantưkốp Sêđrin từng nhấn mạnh: “Nghệ thuật nằm ngoài những định luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”.

——————-HẾT—————

Trên đây là dàn ý, bài văn mẫu qua việc cảm nhận về hình tượng âm thanh tiếng đàn trong Đàn ghi ta của Lorca, chứng minh nhận định tiếng đàn là sức sống và cũng là nghệ thuật bất tử của Lorca chi tiết. Bên cạnh đó, để ôn tập, chuẩn bị tốt cho các bài kiểm tra, bài thi cuối kỳ trên lớp, các em có thể tìm hiểu thêm các bài văn cảm nhận một tác phẩm thơ văn khác như cảm nhận về đoạn thơ đất nước, cảm nhận bài Tây Tiến của Quang Dũng, Cảm nhận về hai đoạn thơ Bên kia sông Đuống và Đất nước, cảm nhận bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh,…

Nguồn: Trung tâm Ngoại ngữ ILC – Blog Giáo dục Danh mục: Ngữ văn Lớp 12

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button