Kể về một nữ anh hùng mà em biết lớp 5 – VnDoc.com

Kể một câu chuyện về một nữ anh hùng lớp 5 được biên soạn để giúp các em HS học tập tốt môn Tiếng Việt lớp 5 và đạt kết quả cao cho bài viết sắp tới, đồng thời trở thành tài liệu tham khảo cho quý thầy cô và phụ huynh.

Bản quyền thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Kể chuyện về một nữ anh hùng ngắn gọn

Một nữ anh hùng của nước ta mà em luôn luôn kính nể và tự hào chính là nữ tướng Nguyễn Thị Định.

Bà là một nữ anh hùng đến từ vùng đất Bến Tre. Từ năm 16 tuổi, bà đã bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng. Bà hoạt động sôi nổi ở nhiều nhiệm vụ, như đảm nhận nhiệm vụ giao liên, rải truyền đơn và vận động quần chúng đấu tranh. Hai năm sau, bà vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng Sản. Năm 1940 bà và chồng không may bị giặc bắt được. Chồng bà không may bị chúng đem đi xử bắn. Còn bà thì bị đem đi biệt giam. Tuy nhiên, điều đó không hề làm hao mòn đi ý chí chiến đấu trong bà. Khi được trả tự do, bà lại tiếp tục hoạt động cách mạng với các nhiệm vụ nguy hiểm hơn nữa. Bà bí mật tham gia vận chuyển 12 tấn vũ khí từ Bắc vào Nam bằng con đường biển, từ đó mở ra con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển. Sau đó, bà còn tham giakhởi xướng phong trào Đồng Khởi, mở đầu cho cuộc đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang rộng khắp miền Nam. Ngoài ra, bà còn tham gia nhiều hoạt động quan trọng khác, góp sức mình vào sự nghiệp thống nhất đất nước, Vì vậy, bà vinh dự trở thành nữ tướng duy nhất ở thế kỉ XX của nước ta.

Bà Nguyễn Thị Định chính là một tấm gương sáng về tinh thần yêu nước và sự can trường, dũng cảm cho thế hệ phụ nữ mai sau của nước ta noi theo.

Kể về một nữ anh hùng mà em biết Mẫu 1

Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp ác liệt, rất nhiều người con Việt Nam đã quên mình chiến đấu để giải phóng tổ quốc. Trong đó, không thể không nhắc đến đội quân tóc dài – những người phụ nữ trong cuộc chiến. Và tiêu biểu là bà Nguyễn Thị Minh Khai – người nữ chiến sĩ Cộng Sản đầu tiên.

Bà Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh năm 1910 tỉnh Nghệ An. Bố bà là người Hà Nội, còn mẹ là người Hà Tĩnh. Năm 1919, bà bắt đầu học chữ Quốc ngữ rồi vào trường tiểu học Cao Xuân Dục ở Vinh (Nghệ An). Đến năm 1927, bà tham gia hoạt động trong phong trào công nhân ở Vinh và tham gia thành lập Tân Việt Cách mạng Đảng, giữ vai trò là Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ.

Năm 1930, bà gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, phụ trách tuyên truyền, huấn luyện đảng viên tại Trường Thi, Bến Thủy. Sau đó, bà sang Hương Cảng làm thư ký cho Nguyễn Ái Quốc ở văn phòng chi nhánh Đông phương bộ của Quốc tế Cộng sản.

Nhưng không may, trong một lần hoạt động vào năm 1931, bà bị bắt tại Hương Cảng, bị kết án và giam ở đây. Năm 1934, bà ra tù và được Đông phương bộ Quốc tế Cộng sản cử làm đại biểu chính thức đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tại Moskva cùng với Lê Hồng Phong. Sau đó bà thành hôn với Lê Hồng Phong và học tại trường Đại học Phương Đông. Năm 1936, bà được cử về nước truyền đạt chỉ thị của Quốc tế Cộng sản và được cử vào Xứ ủy Nam kỳ, giữ chức Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn. Tại đây, bà là một trong những người lãnh đạo cao trào cách mạng 1936 – 1939 ở Sài Gòn. Thời gian này, bà lấy bí danh là Năm Bắc.

Năm 1940, bà bị bắt ngay sau phiên họp của xứ ủy Nam kỳ về phổ biến chủ trương khởi nghĩa và bị giam tại Khám Lớn Sài Gòn. Tuy nhiên, bà vẫn liên lạc với bên ngoài và vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh.

Sau khi Khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, bà bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị xử bắn tại Ngã ba Giồng, Hóc Môn ngày 26 tháng 8 năm 1941. Trước khi bị xử tử, bà không hề nao núng hay sợ hãi, mà đã khẳng khái lên án tội ác thực dân Pháp và hô to: “Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm!”.

Đọc thêm:  Đề 2: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì

Bà Nguyễn Thị Minh Khai là một tấm gương lớn về tinh thần yêu nước. Bà là một nữ anh hùng của đất nước ta. Nhờ có bà và vô vàn những chiến sĩ khác, mà chúng ta mới được hưởng cuộc sống thái bình, độc lập như ngày hôm nay.

Kể về một nữ anh hùng mà em biết Mẫu 2

Trong lịch sử nước ta, đã rất nhiều lần nhân dân ta đứng lên, đoàn kết chống quân xâm lược. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến Hai Bà Trưng – hai vị nữ tướng đầu tiên của nước ta.

Theo sách sử, thì Hai Bà Trưng là dòng dõi của người đứng đầu cai quản vùng đất Mê Linh vào thời Hùng Vương, gồm hai chị em là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Lúc bấy giờ, giặc phương Bắc cai trị nước ta với chính sách tàn bạo khiến lòng dân vô cùng căm phẫn. Vào mùa xuân năm 40, Thi Sách – chồng của Trưng Trắc bị Tô Định (một tên Thái Thú người Hán) giết hại. Sự kiện này như một mồi lửa, làm bùng lên lòng căm hận quân đô hộ, và khát vọng độc lập tự chủ trong lòng Hai Bà Trưng. Vậy nên, vào một sáng mùa xuân năm ấy tại đất Mê Linh, Hai Bà Trưng đã làm lễ tế cờ khởi nghĩa. Trong tiếng trống đồng trầm hùng, âm vang lời thề của Hai Bà trước giờ xuất binh:

Một xin rửa sạch nước thù,Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng,Ba kêu oan ức lòng chồng,Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này.

Bà Trưng Trắc đã cùng em gái của mình là Trưng Nhị đứng đầu cuộc khởi nghĩa. Bà Trưng Trắc thu hút được sự tin tưởng của nhân dân bởi sự can đảm, hùng dũng của mình. Cuộc khởi nghĩa này đã liên kết được sức mạnh toàn dân, trong đó có đông đảo phụ nữ, như các nữ tướng: Thánh Thiên, Lê Chân, Bát Nàn, Thiều Hoa… Sau đó, lan dần ra toàn quốc, gồm Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (đất Việt Nam ngày nay) rồi đến cả Hợp Phố (phía nam Quảng Đông – Trung Quốc ngày nay). Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã quét sạch giặc thù khỏi bờ cõi và được tôn làm vua, đứng đầu đất nước. Nền độc lập quý giá ấy được duy trì trong thời gian ba năm (từ năm 40 đến năm 43). Đến năm 41, nhà Hán sai Phục Ba tướng quân Mã Viện cầm đầu đại quân sang tái xâm lược, Hai Bà Trưng đã dũng cảm đương đầu cùng quân giặc. Tổ chức kháng chiến với những trận đánh lớn từ Tây Vu, Lãng Bạc đến Cẩm Khê. Cuối cùng đã hy sinh anh dũng tại dòng Hát giang vào ngày 6 tháng 2 năm 43, để lại tấm gương oanh liệt nghìn thu.

Hai bà chính là tấm gương sáng rọi về tinh thần yêu nước và chiến đấu chống giặc anh dũng cho con cháu đời sau.

Kể về một nữ anh hùng mà em biết Mẫu 3

Khi nói về những tấm gương hi sinh trong chiến tranh khốc liệt, không ai trong chúng ta không biết đến chị Võ Thị Sáu – một cô gái ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ.

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1037 tại tỉnh Bà Rịa. Chị được nhân dân yêu thương, gọi là “ Người con gái đất đỏ”. Khi giặc Pháp tràn vào quê hương, Võ Thị Sáu mới 12 tuổi nhưng đã vô cùng dũng cảm, dám ném lựu đạn giết chết ba tên chỉ huy Pháp. Đặc biệt chị rất nổi tiếng về khả năng tình báo, biệt động và giao liên. Tuy nhiên, trong một lần làm nhiệm vụ, chị ám sát hụt tên Việt gian Đốc phủ Tòng. Thế là chị Võ Thị Sáu bị Pháp bắt vào năm 15 tuổi. Ở trong tù, chị vẫn tiếp tục hoạt động, cống hiến cho cách mạng. Tháng 12 năm 1952, Pháp đem chị ra Côn Đảo giam ở nhà lao “Đá trắng”. Khi giặc xử bắn chị, chúng đưa một cố đạo đến rửa tội, chị mắng: “Tao là người yêu nước, tao không có tội, chỉ chúng mày là quân cướp nước tao, giết dân tao mới là kẻ có tội.” Trước khi từ giã cõi đời, chị hô vang: “Việt Nam muôn năm! Bác Hồ muôn năm!”. Chị Võ Thị Sáu hi sinh khi chưa đầy 17 tuổi – khi còn quá trẻ. Sau này, khi hòa bình lập lại, vào năm 1993, Nhà nước đã truy tặng chị danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và Huân chương chiến công hạng Nhất.

Mỗi khi nhớ đến hình ảnh kiên cường, bất khuất của chị Võ Thị Sáu, em lại càng quý trọng nền hòa bình hôm nay. Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để góp sức mình phát triển đất nước giàu mạnh hơn.

Đọc thêm:  Phân tích 5 câu thơ cuối bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Kể về một nữ anh hùng mà em biết Mẫu 4

Kể một câu chuyện về một nữ anh hùng

Nước Việt Nam ta là một đất nước của rất nhiều những anh hùng, trong đó, những nữ anh hùng cũng rất nhiều và xuất sắc. Trong đó, người mà em ấn tượng nhất là bà Nguyễn Thị Chiên.

Bà Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930 ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Trong phong trào du kích ở vùng tạm chiếm, những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp bà vừa là người phụ nữ duy nhất được giữ chức vụ bí thư, vừa là chỉ huy một trung đội du kích ở xã. Năm 1950, bà giật mìn tiêu diệt một tiểu đội địch đi tuần tra trên đường 39. Sau này, trong một lần hoạt động, bà không may bị giặc bắt được. Chúng đã tra tấn bà dã man, đến chết đi sống lại nhiều lần, nhưng bà vẫn nhất quyết không chịu khai. Thế là cuối cùng giặc buộc phải thả bà ra. Sau khi được thả, bà trở về quê. Tại đây, bà lại được chi bộ bố trí nhiệm vụ trong đội du kích. Ngoài việc luyện tập canh gác chống giặc quấy rối và tấn công địch, bà còn lãnh đạo chị em khai hoang, cấy lúa, chăn nuôi gà để có lượng thực và bàn lấy tiền mua sắm vũ khí.

Năm 1951, bằng tay không, bà đã dùng mưu bắt một tiểu đội địch ngay giữa chợ, thu được bảy khẩu súng. Sau đó bà lại dùng mưu bắt tên sĩ quan Pháp chỉ huy trong một trận càn quét của chúng ở xã. Năm 1952, trong Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất, bà được Hồ Chủ Tịch tặng một khẩu súng ngắn, được thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, huân chương Quân công hạng Ba và chị được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang.

Bà Nguyễn Thị Chiên là một vị nữ anh hùng kính trọng. Khiến cho em và rất nhiều người ngưỡng mộ. Em sẽ noi gương bà, học tập, rèn luyện hết sức mình để cống hiến cho tổ quốc.

Kể về một nữ anh hùng mà em biết Mẫu 5

Trong những năm tháng chiến tranh, học sinh, sinh viên cũng là một lực lượng vô cùng đông đảo, nhiệt tình tham gia đấu tranh để giành lại độc lập cho tổ quốc. Trong đó, không thể không nhắc đến sinh viên Võ Thị Thắm.

Chị sinh ra và lớn lên từ tỉnh – Long An, vùng đất nổi tiếng trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc. Từ nhỏ, chị đã nhiệt tình tham gia vào các hoạt động cứu nước. Năm 9 tuổi chị đã đi đưa thư liên lạc, mang cơm cho các chiến sĩ cách mạng đang được bố mẹ mình che chở, nuôi giấu trong hầm bí mật. Năm 16 tuổi chị là thành viên Mặt trận dân tộc giải phóng huyện Bến Lức – Long An. Đến khi 17 tuổi chị được điều về Sài Gòn hoạt động bí mật trong Phong trào Thanh niên – Sinh viên – Học sinh rồi đến Phong trào Công nhân, lực lượng vũ trang trong lòng đô thị.

Trong chiến dịch Tổng công kích Mậu Thân 1968, trong khi thực hiện nhiệm vụ thì chị không may bị giặc bắt. Chị bị giam giữ ròng rã suốt sáu năm, bị tra tấn, đày đọa dã man. Nhưng tinh thần yêu nước của chị vẫn không hề khuất phục. Mãi đến khi Hiệp định Paris được kí kết, thì chị và các đồng chí khác mới được thả về.

Sau này, khi hòa bình lập lại, chị lại tiếp tục tham gia xây dựng, đóng góp cho đất nước. Chị được phân công công tác ở Thành đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó được giao nhiệm vụ giữ chức Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Một thời gian sau, chị được được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII và khóa IX. Đóng vai trò là Đại biểu Quốc hội các khóa IX, X và XI, nhận nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Cu Ba đến khi nghỉ hưu.

Chị Nguyễn Thị Chiên là một nữ anh hùng thực sự cả ở thời chiến và thời bình. Nhũng đóng góp của chị là vô cùng to lớn đối với dân tộc.

Kể về một nữ anh hùng mà em biết Mẫu 6

Bác Hồ đã từng nói rằng: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. Thật vậy, trong suốt những năm tháng khói lửa, nhân dân ta không phân biệt già trẻ, gái trai, ai ai cũng tham gia góp sức chống giặc. Trong đó, những người phụ nữ cũng chiến đấu vô cùng anh dũng. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến bà Nguyễn Thị Định – nữ tướng duy nhất ở thế kỉ XX của nước ta.

Đọc thêm:  Văn mẫu lớp 8: Phân tích tâm trạng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng

Nữ tướng Nguyễn Thị Định sinh năm 1920, là con út trong gia đình có 10 người con ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà thường được người dân Bến Tre gọi bằng cái tên thân mật là “cô Ba Định”. Khi tròn 16 tuổi, bà bắt đầu tham gia cách mạng, đảm nhận nhiệm vụ giao liên, rải truyền đơn và vận động quần chúng đấu tranh. Hai năm sau khi tham gia cách mạng, bà vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Cũng trong thời gian này, bà kết hôn với ông Nguyễn Văn Bích, Tỉnh ủy viên tỉnh Bến Tre. Năm 1940, cả hai vợ chồng bà bị giặc Pháp bắt giữ, ông Bích bị đày ra Côn Đảo và sau đó bị giết hại, còn bà bị biệt giam tại nhà tù Bà Rá, nay thuộc tỉnh Bình Phước. Đến tận năm 1943, bà mới được trả tự do và trở về quê hương.

Sau khi trở về, bà lại tiếp tục kiên cường, anh dũng tham gia vào các hoạt động cách mạng. Tháng 4 năm 1946, bà được cử ra Bắc báo cáo với Bác Hồ về tình hình chiến trường Nam Bộ. Sau đó, bà được Đảng tin tưởng, giao nhiệm vụ bí mật vận chuyển 12 tấn vũ khí từ Bắc vào Nam bằng con đường biển, từ đó mở ra con đường huyền thoại: đường Hồ Chí Minh trên biển. Từ năm 1954 đến năm 1959, bà được chỉ định làm Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy nên bị chính quyền Ngô Đình Diệm ráo riết tìm bắt. Năm 1960, bà được bầu làm Phó Bí thư và sau đó là Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre để cùng với những người yêu nước khởi xướng phong trào Đồng Khởi, mở đầu cho cuộc đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang rộng khắp miền Nam. Giai đoạn 1965 – 1974, bà được bầu là Phó Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang quân giải phóng miền Nam. Tháng 4 – 1974, bà được phong quân hàm Thiếu tướng, trở thành nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng.

Nữ tướng Nguyễn Thị Định đã sống một cuộc đời trọn vẹn với non sông, đất nước. Cuộc đời dù trải qua nhiều mất mát đau thương nhưng bà đã vượt qua tất cả, luôn sống trọn vẹn nghĩa tình với đồng đội, với nhân dân, hy sinh mọi hạnh phúc riêng tư để lo toan cho hạnh phúc của mọi người.

Kể về một nữ anh hùng mà em biết Mẫu 7

Khi nói đến những nữ tướng dũng mãnh, tài hoa thời phong kiến, người ta thường nhắc ngay đến Hai Bà Trưng. Những đối với em, nữ tướng mà em ngưỡng mộ nhất chính là Bà Triệu – Triệu Thị Trinh.

Bà Triệu Thị Trinh còn được gọi là Triệu Trinh Nương, sinh ngày 02 tháng 10 năm 226 tại miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Từ nhỏ, bà đã tỏ ra là người mạnh mẽ, thông minh, tài sắc khác thường. Đến tuổi trưởng thành bà cùng anh là Triệu Quốc Đạt chiêu mộ trai tráng, tập hợp quân sĩ dấy binh khởi nghĩa ở đất Quan Yên, được dân chúng khắp vùng nô nức tham gia. Từ miền đất Quan Yên, Bà Triệu cùng nghĩa quân vượt sông Chu tiến về ngàn Nưa, sau đó vượt sông Mã ra Bồ Điền. Sau đó, nghĩa quân nhanh chóng thu phục được các thành, ấp ở quận Cửu Chân và một số vùng của quận Giao Chỉ. Cuộc khởi nghĩa lan rộng như vũ bão và làm “ Chấn động Giao Châu” lúc bấy giờ.

Năm 248, Ngô Triều phải phái Lục Dận đem theo tám nghìn quân tinh nhuệ để đàn áp cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu. Do lực lượng nghĩa quân còn non trẻ, không đủ sức chống lại một đạo quân lớn hơn mình gấp bội. Nên trong một trận huyết chiến với quân thù, trước thế mạnh và mưu kế hiểm độc, đê hèn của giặc, bà Triệu đã tuẫn tiết ở núi Tùng, xã Phú Điền, huyện Hậu Lộc vào năm 248 khi bà chỉ mới 22 tuổi.

Bà Triệu là một nữ anh hùng thực sự của đất nước ta với sự dũng cảm, can trường của mình. Noi gương bà, em sẽ cố gắng học tập thật giỏi, để khi lớn lên góp sức mình xây dựng đất nước vững mạnh hơn.

Ngoài Kể về một nữ anh hùng mà em biết lớp 5 ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5 , Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 và Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 .

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button