Lý thuyết Ankađien (mới 2023 + Bài Tập) – Hóa học 11 – vietjack.me

Lý thuyết Hóa 11 Bài 30: Ankađien

Bài giảng Hóa 11 Bài 30: Ankađien

I. Định nghĩa và phân loại

1. Định nghĩa

– Ankađien là hidrocacbon mạch hở có hai liên kết đôi C = C trong phân tử.

Thí dụ:

– Công thức chung của các ankađien là CnH2n – 2 (n ≥ 3).

2. Phân loại

– Dựa vào vị trí liên kết đôi, chia ankađien thành ba loại:

+ Hai liên kết đôi cạnh nhau: – C = C = C –

Thí dụ: propađien (anlen): CH2 = C = CH2.

+ Ankađien liên hợp (ankađien có hai liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn):

– C = C – C = C –

Thí dụ: buta-1,3-đien (đivinyl): CH2 = CH – CH = CH2.

+ Có hai liên kết đôi cách nhau từ hai liên kết đơn trở lên:

Thí dụ: penta-1,4-đien: CH2 = CH – CH2 – CH = CH2.

– Quan trọng nhất là các ankađien liên hợp. Hai chất có nhiều ứng dụng trong thực tế là: buta-1,3-đien (CH2 = CH – CH = CH2) và isopren CH2 = C(CH3) – CH = CH2.

II. Tính chất hóa học

– Các ankađien có thể tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác niken), halogen và hidro halogenua.

1. Phản ứng cộng

a) Với hiđro

CH2 = CH – CH = CH2 + 2H2 →toNi CH3 – CH2 – CH2 – CH3

b) Với brom

+ Cộng 1,2:

+ Cộng 1,4:

+ Cộng đồng thời vào 2 nối đôi:

CH2 = CH – CH = CH2 + 2Br2 → CH2Br – CHBr – CHBr – CH2Br

c) Với hiđro halogenua

+ Cộng 1,2:

+ Cộng 1,4:

CH2 = CH – CH = CH2 + HBr →40Co CH3 – CH = CH – CH2Br (sp chính)

Đọc thêm:  Giải Bài Tập Hóa Học 11 - Bài 33 : Luyện tập : Ankin

2. Phản ứng trùng hợp

– Khí có mặt của Na hoặc chất xúc tác khác, buta-1,3-đien tham gia trùng hợp, chủ yếu trùng hợp theo kiểu 1,4:

n CH2 = CH – CH = CH2 →xtto, p (- CH2 – CH = CH – CH2 -)n

3. Phản ứng oxi hoá

a) Oxi hoá hoàn toàn

Thí dụ:

2C4H6 + 11O2 →to 8CO2 + 6H2O

b) Oxi hoá không hoàn toàn

Buta-1,3-đien và isopren cũng làm mất màu dung dịch KMnO4.

III. Điều chế

1. Điều chế butađien: từ butan hoặc butilen.

CH3 – CH2 – CH2 – CH3 →to, xt CH2 = CH – CH = CH2 + 2H2

2. Điều chế isopren: bằng cách tách hidro của isopentan.

IV: Ứng dụng

Nhờ phản ứng trùng hợp, từ butađien hoặc từ isopren có thể điều chế được polibutađien hoặc poliisopren là những chất đàn hồi cao được dùng để sản xuất cao su.

Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 30: Ankadien

Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại ankađien liên hợp?

A. CH2 = C = CH2

B. CH2 = CH – CH2 – CH = CH2

C. CH3 – CH = C = CH2

D. CH2 = CH – CH = CH2

Câu 2: Số liên kết trong 1 phân tử buta – 1,2 – đien là

A. 8

B. 7

C. 6

D. 9

Câu 3: Các nhận xét sau, nhận xét nào đúng?

A. Các ankađien đều có công thức CnH2n.

B. Các chất có công thức CnH2n-2 đều là ankađien.

C. Các chất có hai liên kết đôi đều là ankađien.

D. Các ankađien đều có hai liên kết đôi.

Câu 4: Trong các chất dưới đây chất nào được gọi tên là đivinyl ?

Đọc thêm:  Soạn hoá học 11 bài 45: Axit cacboxylic trang 205 - hocthoi

A.CH2 = C = CH – CH3

B. CH2 = CH – CH = CH – CH3

C. CH2 = CH – CH = CH2

D. CH2 = CH – CH2 – CH = CH2

Câu 5: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. CH2 = CH – CH2 – CH3

B. CH3 – CH = C(CH3)2

C. CH3 – CH = CH – CH = CH2

D. CH2 = CH – CH = CH2

Câu 6: Hợp chất nào trong số các chất sau có 7 liên kết xích ma và 3 liên kết π?

A. Buta-1,3-đien.

B. Isopren.

C. Propađien.

D. Vinyl axetilen

Câu 7: Cho công thức cấu tạo: CH2=CH-CH=CH-CH3. Tên gọi nào sau đây là phù hợp với CTCT đó?

A. pentađien

B. penta-1,3-đien

C. penta-2,4-đien

D. isopren

Câu 8: Hiđro hóa hoàn toàn buta-1,3-đien, thu được

A. butan

B. isobutan

C. isopentan

D. pentan

Câu 9: Hiđro hóa hoàn toàn isopren, thu được

A. pentan

B. isobutan

C. isopentan

D. neopentan

Câu 10: Chất nào sau đây có tên là isopren?

A. CH2=CH-CH2-CH3

B. CH2=CH-C(CH3)=CH2

C. CH3-CH=CH-CH=CH2

D. CH2=CH-CH=CH2

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 31: Luyện tập anken và ankađien

Lý thuyết Bài 32: Ankin

Lý thuyết Bài 33: Luyện tập: Ankin

Lý thuyết Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác

Lý thuyết Bài 36: Luyện tập: Hiđrocacbon thơm

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button