Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (p1)

Đây là Phần 8 của loạt bài viết ” Sách học ngữ pháp Thụy Điển ” .

Chương này được viết với tham vọng giải thích một phần cho các bạn mới học tiếng Thụy Điển. Việc dùng từ ngữ đế mô tả cách phát âm quả là một vấn đề không dễ. Nếu khi đọc bắt đầu thấy lộn xộn, bạn nên tạm bỏ qua, để rồi kiếm tra lại khi bạn đã học được một phần cách phát âm trực tiếp từ người Thụy Điển.

Tiếng Thụy Điển có các mẫu tự (chữ cái) như trong bảng dưới đây. Để tránh sự lầm lẫn khi giải thích cách phát âm trong chương này, chúng tôi sẽ viết các mẫu tự tiếng Việt bằng chữ nghiêng. Các chữ in nhỏ trong cột bên phải của bảng dưới đây phải được phát âm rất nhẹ và lướt sang chữ lớn tiếp theo (ví dụ: biò). Nếu chữ nhỏ ấy lại ở sau cùng thì phát âm nhẹ lướt, hầu như chỉ để môi, miệng và lưỡi cho đúng chỗ của chữ ấy rồi cho âm «chết ngay» khi mới phát ra (ví dụ: ưi). Cách phát âm của các mẫu tự sẽ được mô tả kỹ hơn trong chương này.

Cách phát âm bảng chữ cái trong tiếng Thụy Điển
Cách phát âm bảng chữ cái trong tiếng Thụy Điển

Ghi chú : Cách phát âm này không đúng lắm. Hãy xem cách đọc ờ phần tiếp theo!

1. Nguyên âm và phụ âm

Trong các ngôn ngữ, các âm đều chia ra làm hai nhóm lớn: nguyên âm (vokal) và phụ âm (konsonant). Tiếng Thụy Điển có 9 nguyên âm và 18 phụ âm:

Nguyên âm: i e ä y ö o å a u Phụ âm: p t k b d g s sj t j h f v j l r m n ng

Có nhiều âm không có mẫu tự riêng, vì vậy chúng phải viết bằng những mẫu tự ghép, chẳng hạn như: sj, tj và ng. (Việc các âm này được hình thành như thế nào sẽ trình bày sau.)

Đọc thêm:  Nguyên âm, phụ âm tiếng Hàn và cách ghép chuẩn - du học Sunny

Cách phát âm cũng khác nhau tùy theo địa phương, giống hệt như tiếng của các miền Việt nam. Trong chương này, chúng tôi trình bày theo cách phát âm của Stockholm và miền trung Thụy Điển.

2. Sự tạo nên các âm, Hữu âm và vô âm

Để hiểu sự khác biệt giữa nguyên âm và phụ âm, bạn phải biết các âm được tạo nên như nào. Các âm được tạo nên khi không khí từ phổi đi qua yết hầu, cuống họng và miệng. Ở yết hầu, không khí phải qua một khe hẹp, chính mép khe hẹp này làm phát ra âm. Phần yết hầu chứa khe hẹp này gọi là thanh quản. Nếu hai mép khe hẹp này được đưa sát vào nhau, chúng sẽ bị rung động khi không khí từ phổi đi qua. Như vậy, một âm hữu âm (âm vang) được phát ra. Bạn có thể thử phát ra âm dài aaaa. Nếu đồng thời ấn ngón tay lên thanh quản, bạn có thể cảm thấy sự rung động của âm này. Ngược với âm hữu âm là âm vô âm (âm không vang). Âm vô âm được phát ra không có sự rung động của thanh quản.

Tất cả các nguyên âm đều là âm hữu âm.

Còn phụ âm được chia làm phụ âm hữu âm và phụ âm vô âm. Bạn có thể kiểm tra sự khác nhau đó bằng cách nói kéo dài vvvv hoặc ssss. Nếu đặt tay lên thanh quản, bạn sẽ thấy rằng V là âm hữu âm, còn s là âm vô âm. Sự khác biệt cơ bản giữa nguyên âm và phụ âm là không khí có thể thoát ra tự do qua cuống họng và miệng khi nguyên âm được hình thành. Còn khi tạo nên một phụ âm, thì có sự bóp nghẹt hoặc đóng kín ờ chỗ nào đó. Rõ rệt nhất là sự «cản trỞ» do môi tạo nên. Ví dụ khi phát âm từ pappa, nếu để ý bạn sẽ thấy rằng: môi bạn sẽ khép lại trong chốc lát khi bạn phát ra âm p và mở ra khi bạn phát ra âm a. Hãy nhìn vào gương mà phát âm, bạn sẽ rõ.

Đọc thêm:  Soạn bài Bài ca ngất ngưởng | Ngắn nhất Soạn văn 11 - VietJack.com

Chú ý: Mẫu tự còn gọị là chữ cái.

Âm là tiếng phát ra khi bạn đọc một mẫu tự. Ví dụ mẫu tự a có thể có âm 0 và mãu tự O có thể có âm ô.

3. Trọng âm và trường độ

Những từ sau đây được phát âm khác nhau, mặc dù chúng có cùng một âm:

formel hình thức formell có hình thức (tính từ) banan quả chuỗi banan tuyẽn, đường (dạng xác định)

Sự khác nhau ở đây là các phần của từ ngữ được phát âm mạnh nhẹ khác nhau. Phần được phát âm mạnh có dấu trọng âm. Trọng âm này không bao giờ được ghi trong văn viết, mặc dù ưong nhiều trường hợp rất khó biết nó nằm ờ chỗ nào. Vì vậy, ở một số chương trong sách này, chúng tôi cố ý đặt trọng âm bằng cách: đặt dấu trừ (-) hoặc dấu chấm (.) dưới các nguyên âm:

formel formell

Thông thường nhất trong tiếng Thụy Điển là nguyên âm đầu tiên trong một từ được mang trọng âm. Tuy vậy cũng có rất nhiều ngoại lệ không thể áp dụng qui tẳc này được.

Một nguyên nhân nữa làm từ ngữ cần phải được đánh dấu trọng âm là:

+ Nguyên âm mang trọng âm có thể là nguyên âm dài hoặc nguyên âm ngắn. + Nguyên âm không mang trọng âm bao giờ cũng là nguyên ngăn.

Như vậy, dưới nguyên âm dài sẽ được đánh dấu trừ (-) và dưới nguyên âm ngắn sẽ được đánh dấu chấm (.). Còn dưới nguyên âm không mang trọng âm thì dĩ nhiên người ta không đặt thêm một dấu hiệu nào cả và chúng luôn luôn là những nguyên âm ngắn. Chú ý rằng các trọng âm không ghi trong văn viết. Ví dụ:

Đọc thêm:  Bài văn Phân tích khổ 2 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất

4. Thanh bằng và thanh trắc

Tiếng Thụy Điển có hai thanh: thanh bằng (akut accent) và thanh trắc (grav accent). Thanh bằng của tiếng Thụy Điển phát âm gần giống dấu huyền của tiếng Việt, nhưng âm điểm xuất phát cao hơn và kéo dài nhanh xuống. Còn thanh trắc của Thụy Điển được phát âm gần giống dấu sắc của tiếng Việt. Ví dụ:

Trong từng cặp ví dụ trên, trọng âm được đặt ở cùng một nguyên âm, nhưng chúng được phát âm bằng những «âm điệu» khác nhau. Làm sao nhận biết được sự khác biệt của chúng? Đây có thể là một điều khó khăn cho nhũng người ngoại quốc học tiếng Thụy Điển. Để sự phát âm được hoàn hảo, bạn cần phải phân biệt được các âm tiết. Nếu không, có thể gây ra sự ngộ nhận. Bạn nên bắt đâu học từng từ một, đến một trình độ khá, bạn sẽ thấy điều này dễ dàng hơn. Các từ ghép (sammansatta ord) được hình thành bằng cách ghép hai (hay nhiều) từ thành một và chúng thường có thanh bằng:

polis + man —> polisman người cảnh sát bam + vakt —> barnvakt sự trông trẻ, sự giữ trẻ

Chú ý rằng trong tiếng Việt:

Những từ có thanh bằng là những từ có dấu huyền và không dấu. Những từ có thanh trắc là những từ có dấu sắc, nặng, hỏi và ngã. Âm điệu là những âm cao thấp khác nhau.

Xem tiếp : Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (p2)

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button