Bài 2 trang 7 SGK Ngữ văn 10 | Soạn bài Phú sông Bạch Đằng

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 7 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Phú sông Bạch Đằng chi tiết nhất.

Đề bài: Mở đầu bài phú, nổi bật lên là hình tượng nhân vật “khách”. Anh (chị) hãy tìm hiểu:

– Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa của “khách”?

– “Khách” là người có tráng chí (chí lớn), có tâm hồn như thế nào qua việc nhắc đến những địa danh lịch sử của Trung Quốc và miêu tả những địa danh lịch sử của đất Việt?

Trả lời bài 2 trang 7 SGK văn 10 tập 2

Cách trả lời 1:

Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa: “khách” giương buồm going gió lướt bể chơi trăng nhưng mục đích không chỉ dể thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn tìm hiểu mảnh đất từng ghi nhiều dấu ấn chiến công của dân tộc.

– Khách xuất hiện với tư thế của người đi nhiều, hiểu biết rộng, có tâm hồn phóng khoáng, chí hướng lớn lao: “Nơi có người đi…bốn phương vẫn còn tha thiết”.

Cách trả lời 2:

Hình tượng nhân vật “khách” chính là sự phân thân của tác giả.

– Mục đích dạo chơi: thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên và nghiên cứu cảnh trí đất nước -> người yêu thiên nhiên, mang tính tráng sĩ phóng khoáng, mạnh mẽ.

Đọc thêm:  Bài 10: Quy tắc Octet - Hóa Học 10 [ kết nối tri thức ] - Gia sư Đà Nẵng

– Khách đã “đi qua”: địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc (Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ,…) thể hiện tráng chí bốn phương, hiểu biết phong phú, có hoài bão; địa danh của đất Việt (cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng) – cụ thể, đương đại, thể hiện tình yêu đất nước, tâm hồn ưu ái.

Cách trả lời 3:

– “Khách” người mang tính cách phóng khoáng, mạnh mẽ:

+ Là bậc “tao nhân mặc khách” ham thích du ngoạn, đi nhiều, hiểu biết rộng, làm bạn với trăng.

– Nhân vật “khách” tuy có tính chất công thức của thể phú song ngòi bút tài hoa, Trương Hán Siêu đã thổi hồn thành nhân vật sinh động.

=> Là cái tôi tác giả – một người mang tráng chí và tâm hồn nhạy cảm, tấm lòng ưu ái đối với lịch sử.

– Cái tráng chí bốn phương, sự hiểu biết của nhân vật “khách” được thể hiện thông qua những địa điểm, những tên gọi địa danh trong điển cố Trung Quốc (Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt…)

– Loại địa danh của đất Việt (cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng)

=> Thể hiện tráng chí bốn phương, địa danh thứ hai mang tính cụ thể, thể hiện tình yêu đất nước

Tham khảo thêm: Phân tích bài Bạch Đằng giang phú

Trên đây là 3 cách trả lời câu hỏi bài 2 trang 7 SGK ngữ văn 10 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em hiểu và soạn bài Phú sông Bạch Đằng tốt hơn trước khi đến lớp.

Đọc thêm:  Bài 2 luyện tập trang 43 SGK Ngữ văn 10 tập 1 - Đọc Tài Liệu

Chúc các em học tốt !

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button