Andehit axetic ra Ancol etylic – vietjack.me
Phản ứng CH3CHO + H2 → C2H5OH
1. Phương trình phản ứng CH3CHO ra C2H5OH
CH3CHO + H2 C2H5OH
2. Điều kiện phản ứng điều chế ancol etylic xảy ra
Nhiệt độ, xúc tác: Ni
3. Bản chất của CH3CHO (Andehit axetic) trong phản ứng
Trong nhóm -CHO, liên kết đôi C=O gồm một liên kết σ bền và một liên kết π kém bền hơn nên dễ dàng tham gia phản ứng cộng vào liên kết đôi C=O.
4. Điều chế Ancol Etylic
Có 2 phương pháp điều chế ancol etylic:
Phương pháp 1: Kết hợp tinh bột hoặc đường với rượu etylic.
Phản ứng lên men tinh bột để điều chế ancol etylic sử dụng men rượu (vi sinh vật) nên được gọi là phương pháp sinh hóa
Phương trình phản ứng điều chế ancol etylic
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 (Glucozo)
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
Phương pháp 2: Cho etylen cộng hợp với nước có axit làm xúc tác
CH2 = CH2 + H2O → C2H5OH
Chú ý: Những hợp chất hữu cơ, phân tử có nhóm OH, có công thức phân tử chung là CnH2n+1OH gọi là ancol no đơn chức hay ankanol cũng có tính chất tương tự rượu etylic.
5. Tính chất hóa học của Andehit
5.1. Phản ứng cộng hiđro
5.2. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
HCHO + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 −tº→ H-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
TQ: R-CH=O + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 −tº→ R-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
Pư trên còn được gọi là pư tráng bạc.
Hay: 2CH3-CH=O + O2 −tº, xt→ 2CH3-COOH
2R-CHO + O2 −tº, xt→ 2R-COOH
Nhận xét: Anđehit vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.
5.3. Tác dụng với brom và kali pemanganat
Anđehit rất dễ bị oxi hoá, nó làm mất màu nước brom, dung dịch kali pemanganat và bị oxi hoá thành axit cacboxylic, thí dụ :
RCH=O + Br2 + H2O → R-COOH + 2HBr
* Chú ý : Đối với HCHO phản ứng xảy ra như sau :
HCH=O + 2Br2 + H2O → CO2 + 4HBr
6. Câu hỏi bài tập
Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy dồng đẳng thu được 7,616 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Giá trị của m là
A. 5,42
B. 9,44
C. 4,72
D. 7,42.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích:
Theo đề bài ta có
⇒ nCO2= 0,24 mol;
nH2O = 0,6 mol
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta có:
mhỗn hợp = mC + mH + mO
⇒ m = 0,24.12 + 0,6.2 + (0,6 – 0,24).16 = 9,44 (gam)
Câu 2. Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ phân tử rượu etylic có 1 nhóm -OH
A. Đốt cháy rượu etylic sinh ra khí CO2 và nước
B. Cho rượu tác dụng với Na
C. Cho rượu etylic tác dụng với CuO nung nóng
D. Thực hiện phản ứng tác nước điều chế etilen
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích:
Cho rượu tác dụng với Na
Câu 3. Phương pháp điều chế ancol etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa
A. Anđehit axetic.
B. Etylclorua.
C. Tinh bột.
D. Etilen.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
Phản ứng lên men tinh bột để điều chế ancol etylic sử dụng men rượu (vi sinh vật) nên được gọi là phương pháp sinh hóa
Phương trình phản ứng điều chế ancol etylic
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 (Glucozo)
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
Câu 4. Có các nhận định sau:
(1) Phenol làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
(2) Ancol etylic tác dụng được với NaOH.
(3) Axetandehit có công thức là CH3CHO.
(4) Từ 1 phản ứng có thể chuyển ancol etylic thành axit axetic.
(5) Từ CO có thể điều chế được axit axetic.
Số nhận định không đúng là:
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
Câu 5. Trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng phương pháp nào sau đây để điều chế ancol etylic?
A. Thủy phân dẫn xuất halogen C2H5Cl trong dung dịch kiềm.
B. Hiđrat hóa eten.
C. Đem glucozơ lên men ancol.
D. Cho CH3CHO tác dụng H2 có Ni, đun nóng.
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!