Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O | Na2SO3 ra SO2
Phản ứng Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
1. Phương trình phản ứng H2SO4 ra SO2
Na2SO3+ H2SO4 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O
2. Điều kiện phản ứng Na2SO3 ra SO2
Nhiệt độ thường
3. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
3.1. Bản chất của Na2SO3 (Natri sunfat)
Khi Na2SO3 tiếp xúc với axit, Na2SO3 trải qua quá trình phân hủy, giải phóng SO2.
3.2. Bản chất của H2SO4 (Axit sunfuric)
H2SO4 là axit mạnh tác dụng với muối.
4. Cách tiến hành điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm
Trong phòng thí nghiệm, khí SO2 được điều chế bằng cách cho muối sunfit là muối của axit yếu tác dụng với axit mạnh hơn thường là dung dịch axit sunfuric với muối natri sunfit.
5. Hiện tượng nhận biết phản ứng điều chế lưu huỳnh đioxit
Có khí không màu, mùi hắc thoát ra.
Thu khí lưu huỳnh dioxit bằng phương pháp chuyển không khí. Dùng bông tẩm dung dịch natri hidroxit NaOH để hạn chế lượng khí SO2 thoát ra ngoài. Không dùng bông tẩm khí amoniac NH3 vì nó là khí dễ bay hơi khiến việc thu khí không đạt hiệu quả cao.
6. Tính chất hoá học của H2SO4
6.1. H2SO4 loãng
Axit sunfuric là một axit mạnh, hóa chất này có đầy đủ các tính chất hóa học chung của axit như:
- Axit sunfuric H2SO4 làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ.
- Tác dụng với kim loại đứng trước H (trừ Pb) tạo thành muối sunfat.
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
- Tác dụng với oxit bazo tạo thành muối mới (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) và nước .
FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
- Axit sunfuric tác dụng với bazo tạo thành muối mới và nước.
H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
- H2SO4 tác dụng với muối tạo thành muối mới (trong đó kim loại vẫn giữ nguyên hóa trị) và axit mới.
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2
H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2H2O + 2CO2
6.2. H2SO4 đặc
Axit sunfuric đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh với tính chất hóa học nổi bật như:
- Tác dụng với kim loại: Khi cho mảnh Cu vào trong H2SO4 tạo ra dung dịch có màu xanh và có khí bay ra với mùi sốc.
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
- Tác dụng với phi kim tạo thành oxit phi kim + H2O + SO2.
C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2 (nhiệt độ)
2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O
- Tác dụng với các chất khử khác.
2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
- H2SO4 còn có tính háo nước đặc trưng như đưa H2SO4 vào cốc đựng đường, sau phản ứng đường sẽ bị chuyển sang màu đen và phun trào với phương trình hóa học như sau.
C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4.11H2O
7. Bài tập vận dụng
Câu 1. Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây:
A. cồn.
B. muối ăn.
C. xút.
D. giấm ăn
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
Để hạn chế khí SO2 bay ra, người ta sử dụng bông tẩm xút vì xút có khả năng phản ứng:
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Câu 2. Dãy chất nào sau đây tác dụng được với Khí SO2
A. BaO, K2SO4, Ca(OH)2
B. KOH, CaO, H2O
C. Ca(OH)2, H2O, BaCl2
D. KCl, H2O, CaO
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 3. Hòa tan V lít khí SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 1,2M thì thu được 10,02 gam hỗn hợp hai muối. Tìm giá trị của V
A. 2,016 lít.
B. 1,344 lít.
C. 0,672 lít.
D. 2,24 lít.
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 4. SO2 là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường là do
A. SO2 là chất có mùi hắc, nặng hơn không khí.
B. SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
C. SO2 là khí độc, tan trong nước mưa tạo thành axit gây ra sự ăn mòn kim loại.
D. SO2 là một oxit axit mạnh
Lời giải:
Đáp án: C
SO2 là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường là do SO2 là khí độc, tan trong nước mưa tạo thành axit gây ra sự ăn mòn kim loại.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!