Soạn văn 6 VNEN Bài 25: Cây tre Việt Nam – VietJack.com

Soạn văn 6 VNEN Bài 25: Cây tre Việt Nam

A. Hoạt động khởi động

Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Nếu được chọn một loài cây hoặc loài hoa biểu trưng cho đất nước và con người Việt Nam, em sẽ chọn loài cây hoặc loài hoa nào? Vì sao?

Trả lời:

Em sẽ chọn hoa sen vì hoa sen – loài hoa truyền thống – biểu tượng sự thanh khiết, sự vươn lên mạnh mẽ trong bùn lầy, như con người Việt, văn hoá, đạo đức dân tộc từ nô lệ, nghèo khổ mà đi lên anh dũng, kiên cường.

Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Nêu những hiểu biết của em về đặc điểm và giá trị của cây tre ở Viêt Nam.

Trả lời:

– Đặc điểm của tre:

+ Tre thuộc họ rễ chùm bám chắc vào đất, không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi.

+ Thân tre gầy, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Thân tre có nhiều gai nhọn.

+ Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.

– Tre trong đời sống:

+ Làm công cụ, vật dụng quen thuộc với người dân: cối xay tre, đan rổ, đan sàng, đôi đũa, giường chõng, tủ, điếu cày… Làm nhà (thời chưa có gạch ngói)

+ Tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn, là tuổi thơ của bao thế hệ trẻ chăn trâu dưới gốc tre, các trò chơi dân gian.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Câu 1 (trang 72, 73, 74 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Đọc văn bản sau: Cây tre Việt Nam.

Câu 2 (trang 74, 75, 76 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tìm hiểu văn bản.

Câu a (trang 74, 75 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Chọn câu phù hợp nhất với chủ đề của văn bản Cây tre Việt Nam.

A. Cây tre là người bạn thiết của nông dân Viêt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam

B. Trong mỗi gia đình nông dân Việt Nam, tre là người nhà, tre khăn khăng khít với đời sống hằng ngày.

C. Nhưng nứa tre sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia bùi sẻ ngot của những ngày mai tươi hát, còn mãi với chúng ta, vui hạnh phúc, hòa bình.

D. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

Trả lời:

Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu b (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Nối ý (cột B) với đoạn (cột A) để biết ý chính của mỗi đoạn trong Cây tre Việt Nam.

Trả lời:

Đoạn 1: d

Đoạn 2: c

Đoạn 3: a

Đoạn 4: b

Câu c (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Đọc kĩ đoạn 1 của văn bản Cây tre Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau:

(1) Những biện pháp nghệ thuật nào được nhà văn Thép Mới sử dụng để nói về cây tre?

(2) Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó là gì?

(3) Tác giả đã nói đến những phẩm chất nào của cây tre?

(4) Từ loại nào được dùng nhiều nhất để nói về những phẩm chất đó?

Trả lời:

(1)+(2): Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng:

– Sử dụng tính từ, so sánh: xanh tốt; dáng mộc mạc, màu nhũn nhặn; thanh cao, giản dị, chí khí như người => vẻ đẹp bình dị, phẩm chất quý của tre.

– Nhân hóa: Bóng tre trùm lên âu yếm; tre giúp người trăm nghìn công việc; Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. => Sự gắn bó của tre (Tre như người bạn, thành viên gia đình).

– Liệt kê, điệp ngữ: Tre chống lại, xung phong, giữ, hi sinh; tre, anh hùng lao động!; Tre, anh hùng chiến đấu! => Tre như người chiến sĩ dũng cảm, kiên cường.

– Điệp từ “là”: là khúc nhạc đồng quê; là bóng mát; là biểu tượng cao quý… => khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa tre và dân tộc.

– Ẩn dụ: “măng non mọc thẳng” => Niềm tin tưởng sâu sắc của tác giả vào thế hệ trẻ Việt Nam.

(3) Tác giả đã nói đến những phẩm chất của cây tre: giản dị, mộc mạc, thanh cao, kiên cường, dẻo dai.

(4) Tính từ là từ loại được dùng nhiều nhất để nói về những phẩm chất đó.

Câu d (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Đọc kĩ đoạn 2 và 3 của văn bản và điền vào chỗ trống trong sơ đồ thể hiện sự gắn bó của cây tre với con người:

Đọc thêm:  Soạn bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (trang 68)

Trả lời:

– Trong cuộc sống hằng ngày và trong lao động:

+ Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn, tre chung thủy.

+ Tre là cánh tay của người nông dân

+ Tre là người nhà

+ Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già

– Trong chiến đấu

+ Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre

+ Tre xung phong vào xe tăng, đại bác

Câu e (trang 76 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Đọc kĩ đoạn kết của văn bản và cho biết:

– Tác giả mở đầu đoạn kết bằng hình ảnh nào ? Hình ảnh đó nói lên điều gì?

– Từ hình ảnh “măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam” tác giả đã hình dung như thế nào vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa?

Trả lời:

– Tác giả mở đầu đoạn kết bằng hình ảnh khúc nhạc đồng quê, nó để thể hiện vẻ đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc gắn liền với tre.

– Hình ảnh “măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam” – vị trí cây tre trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: Sắt thép xi măng sẽ dần dần thay thế cho tre, nứa nhưng bản sắc dân tộc vẫn sẽ còn mãi, không thể thay thế.

Câu g (trang 76 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Nhận xét về ngôn ngữ của văn bản theo những gợi ý sau:

– Ở mỗi đoạn, tìm ít nhất một câu văn nói lên đặc điểm của cây tre; một câu văn đánh giá, nhận xét về cây tre. Từ đó cho biết, trong bài văn, tác giả đã sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào?

– Việc tác giả đưa vào bài viết các câu thơ, các câu văn ngắn cùng với những hình ảnh đối xứng, đối ứng nhịp nhàng có tác dụng gì? Chia sẻ cảm nhận của em với các thành viên trong nhóm sau khi đọc đoạn trích.

Trả lời:

* Những câu văn nói lên đặc điểm của cây tre:

+ Vào đâu tre cũng sống ở đâu tre cũng xanh tốt

+ Dáng tre vươn mộc mạc màu tre tươi nhũn nhặn

+ Rồi tre lớn lên cứng cáp dẻo dai vững chắc

+ Tre trông thanh cao giản dị chí khí như người

+ Tre là thẳng thắn bất khuất

+ Tre xanh vẫn là bóng mát che là khúc nhạc tâm tình chơi sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi

– Câu văn đánh giá, nhận xét về cây tre:

+ Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

+ Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.

=> Tác giả sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, bình luận.

* Tác giả đưa câu thơ, câu văn ngắn, những hình ảnh đối xứng nhịp nhàng kéo gần cây tre tới người đọc, thể hiện những phẩm chất đặc điểm của cây tre.

– Đoạn trích cho em hiểu cái đẹp đầy sức sống, sự thanh cao giản dị của tre, sự thân thiết với con người trong lao động, trong chiến đấu như thế nào. Em hiểu mình nên trân trọng hơn giá trị của tre.

Câu h (trang 76 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Bài văn miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói hình ảnh cây tre là “tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam”?

Trả lời:

Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị, gắn bó giúp con người trong nhiều mặt. Cây tre mang những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam: nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam, là một giá trị truyền thống, là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

Câu i (trang 76 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Vẻ đẹp nào của cây tre trong bài văn đã để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất? Vì sao?

Trả lời:

Em ấn tượng với hình ảnh tre là vũ khí chống lại kẻ thù. Hình tượng tre thô sơ anh dũng chống lại xi măng cốt thép cứng rắn của kẻ thù để bảo vệ quê hương, đất nước, hình ảnh ấy thật đẹp tựa như con người Việt.

Câu 3 (trang 76, 77 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tìm hiểu về câu trần thuật đơn.

Câu a (trang 76 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Đọc đoạn văn sau :

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với bộ điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng :

– Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

Đọc thêm:  Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây - Chân trời sáng tạo

Tôi về, không một chút bận tâm.

(1) Gạch dưới các câu trần thuật có trong đoạn văn trên. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trần thuật vừa tìm được.

(2) Xếp các câu trần thuật đó thành hai loại:

– Câu do một cặp chủ ngữ – vị ngữ (một cụm C- V) tạo thành;

– Câu do hai hoặc nhiều cụm C – V sóng đôi tạo thành.

(3) Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu tả, kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

Hãy cho biết: Các câu trần thuật đơn mà em vừa tìm được dùng để làm gì?

Trả lời:

(1) + (2): Các câu trần thuật được liệt kê trong bảng, chủ ngữ – vị ngữ được in đậm và phân chia bởi dấu (/)

(3) Tác dụng: dùng để kể, tả, nêu ý kiến

Câu b (trang 76, 77 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tìm các câu trần thuật đơn trong đoạn văn sau. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu đó và cho biết tác dụng của mỗi câu.

Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.

Trả lời:

– Tác dụng của các câu đều là tả sự vật, tăng sức gợi hình gợi cảm.

Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tìm hiểu về thể thơ năm chữ

Câu a (trang 77 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Đọc các đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Đoạn 1:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

(Minh Huệ, Đêm nay Bác không ngủ)

Đoạn 2:

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay.

(Vũ Đình Liên, Ông đồ)

Đoạn 3:

Em đi, như chiều đi

Gợi chim vườn bay hết

Em về, tựa mai về

Rừng non xanh lộc biếc

Em ở, rừng mưa ở

Nắng sáng màu xanh che.

(Chế Lan Viên, Tình ca ban mai)

(1) Các câu trong mỗi đoạn thơ trên ngắt theo nhịp nào?

(2) Các đoạn thơ trên gieo theo vần nào? Xác định các tiếng hiệp vần với nhau trong mỗi đoạn thơ.

Trả lời:

(1) Cách ngắt nhịp:

– Đoạn 1: 3/2

– Đoạn 2: 2/3

– Đoạn 3: 2/3

(2) Đoạn 1: Gieo vần chân:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

Đoạn 2: Gieo vần chân – vần cách

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay.

Đoạn 3: Gieo vần cách

Em đi, như chiều đi

Gọi chim vườn bay hết

Em về, tựa mai về

Rừng non xanh lộc biếc

Em , rừng mưa

Nắng sáng màu xanh che

Câu b (trang 77 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Thơ năm chữ (còn gọi là thơ ngũ ngôn) là thể thơ mỗi dòng năm chữ, có nhịp 3/2 hoặc 2/3. Vần thơ thay đổi không nhất thiết là vần liên tiếp, số câu cũng không hạn định. Bài thơ thường chia khổ, mỗi khổ thường bốn câu, nhưng cũng có khi hai câu hoặc không chia khổ.

Tìm thêm một đoạn hoặc bài thơ năm chữ mà em đã học rồi trả lời các câu hỏi như mục a.

Trả lời:

Ngắt nhịp 3/2, gieo vần chân – cách

Từ hồi về/ thành phố

quen ánh điện/ cửa gương

vầng trăng đi/ qua ngõ

như người dưng/ qua đường

(Nguyễn Duy, Ánh trăng)

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1 (trang 78 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu a (trang 78 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Đọc các câu mở đầu những truyện đã học dưới đây, xác định chúng thuộc loại câu nào và có tác dụng gì?

– Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân.

– Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ.

– Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.

Trả lời:

Cả ba câu mở đầu được nêu đều là câu trần thuật đơn, tác dụng giới thiệu nhân vật.

Câu b (trang 78 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Những câu mở đầu sau đây có tác dụng gì?

– Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày.

Đọc thêm:  Bài soạn lớp 7: Từ đồng âm - baivan.net

– Người kiếm củi tên mỗ ở huyện Lạng Giang, đang bổ củi ở sườn núi, thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt mới vác búa đến xem, thấy 1 con hổ trán trắng, cúi đầu cào bới đất, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lấy chân móc họng, mở miệng nhe cái răng, máu me, nhớt dãi trào ra

Trả lời:

Cả hai câu mở đầu được nêu đều mang tác dụng giới thiệu nhân vật và miêu tả hoạt động nhân vật.

Câu c (trang 78 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Đặt 5 câu trần thuật đơn, trong đó có 3 câu dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật; 2 câu dùng để nêu ý kiến.

Trả lời:

– Câu để giới thiệu: Bố em là người đẹp trai nhất nhà.

– Câu dùng để kể: Bà em luôn là người dậy sớm nhất nhà.

– Dùng tả: Thời tiết hôm nay thật mát mẻ.

– Dùng để nêu ý kiến: Nghèo khó giúp ta mạnh mẽ hơn/ Trái tim hoàn thiện nhất là trái tim có nhiều mảnh vá.

Câu 2 (trang 78, 79 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tập làm thơ năm chữ.

Câu a (trang 78 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tập làm một đoạn thơ năm chữ về một chủ đề tự chọn theo vần và nhịp của đoạn thơ sau:

Mặt trời càng lên tỏ

Bông lúa chín thêm vàng

Sương treo đầu ngọn cỏ

Sương lại càng long lanh

Bay vút tận trời xanh

Chiền chiện cao tiếng hót.

(Trần Hữu Thung)

Trả lời:

Mặt trời càng xuống nhỏ

Ngọn lúa dần héo hon

Có chú chim nho nhỏ

Rủ cậu Vàng lon ton.

D. Hoạt động vận dụng

Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Cùng người thân tìm hiểu nghề mây tre đan – một nghề thủ công truyền thống của nhân dân ta qua ti vi, rađiô, internet, sách, báo…

Trả lời:

Tìm hiểu nghề mây tre đan làm Phú Vinh, Chương Mỹ.

– Lịch sử: gần 400 năm nhưng đến 2002 mới chính thức được công nhận là làng nghề truyền thống.

– Những sản phẩm đa dạng: đồ trang trí, đĩa, khay, lọ hoa, chao đèn, rè, cửa, bàn ghế, tranh chân dung, phong cảnh, hoành phi, câu đối, nhạc cụ dân tộc…

– Các kiểu đan khác nhau: đan xương cá, kết hình hoa, kết màu sắc, hoa văn nổi…

Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Nếu phải giới thiệu cho du khách nước ngoài hoặc những người chưa biết về cây tre Việt Nam em sẽ nói những gì? Lập dàn ý, ghi lại những ý chính và tập nói cho bạn bè hoặc những người thân trong gia đình cùng nghe.

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu khái quát tình cảm, công dụng thiết thực của cây tre Việt Nam.

Thân bài:

– Nguồn gốc: Tre gắn bó với người dân Việt Nam qua nghìn năm lịch sử.

– Các loại tre: Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…

– Đặc điểm sinh học:

+ Tre thuộc giống rễ chùm, không kén đất, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi.

+ Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre cứng cáp, dẻo dai, nở hoa 1 lần trong đời.

+ Thân tre gầy hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Thân tre có nhiều gai nhọn.

– Vai trò và ý nghĩa của tre:

+ Trong lao động: Tre giúp người trăm công nghìn việc.

+ Trong sinh hoạt: Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp. Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp

+ Trong chiến đấu: Tre là đồng chí, tre là vũ khí (gậy tre, chông tre), tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…, tre hy sinh.

Kết bài: Trong đời sống hiện đại ngày nay, tre vẫn sống, tre là văn hóa, là truyền thống, là biểu tượng.

Câu 3* (trang 79 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tập làm một đoạn hoặc bài thơ năm chữ về một trong các chủ đề: gia đình, bạn bè, nhà trường,…

Trả lời:

Làm em bé trong nhà

Cứ tưởng được bà yêu,

Ngày ngủ bon lăn lóc,

Khóc vỡ òa mẹ ru.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Đọc thêm: Lòng yêu nước

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 chương trình VNEN hay khác:

  • Bài 23: Lượm
  • Bài 24: Cô Tô
  • Bài 26: Câu trần thuật đơn có từ là
  • Bài 27: Ôn tập truyện và kí

Săn SALE shopee tháng 6-6:

  • Unilever mua 1 tặng 1
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button