Hướng dẫn cách đo thể tích chất lỏng CHI TIẾT – Zicxa books

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn phải xác định thể tích của một chất lỏng. Đây là việc xảy ra thường xuyên và liên tục. Ví dụ như khi mẹ nhờ bạn đi mua 2 lít rượu, cô bán hàng sẽ đong như thế nào để đủ 2 lit rượu mà bạn cần? Chủ đề vật lý 6 hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách đo thể tích chất lỏng và những dụng cụ để đo chất lỏng.

Lý thuyết cơ bản

Đơn vị đo thể tích

Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối: m3 và lít: l

1m3 = 1000dm3 = 1 000 000cm3

1m3 = 1000l = 1 000 000ml = 1 000 000 000cc

MỤC TIÊU:

Kiến thức:

– Hs được ôn lại đơn vị đo thể tích chất lỏng. Biết kể tên 1 số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng. Biết xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo.

– Xác định được thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.

Kỹ năng:

– Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng trong thực tế.

Thái độ:

– Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.

Cách đo thể tích chất lỏng

Dụng cụ đo

Cách 1:

– Ca có: GHĐ: 1lít; ĐCNN: 1lít

– Ca có: GHĐ: 1/2lít; ĐCNN: 1/2lít

– Can nhựa có: GHĐ: 5lít; ĐCNN: 1lít

Cách 2:

– GHĐ: 1 lít; ĐCNN: 1 lít

– GHĐ: 200ml; ĐCNN: 50ml

– GHĐ: 300ml; ĐCNN: 50ml

Cách 3:

Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng: ca, bình chia độ.

Đọc thêm:  Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Văn 12

Đo thể tích chất lỏng

– Ước lượng thể tích cần đo.

– Chọn bình chia đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

– Đặt bình chia độ thẳng đứng

– Đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong bình.

– Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.

Lưu ý về cách đo thể tích của chất lỏng:

– Một số dụng cụ thông dụng dùng để đo thể tích của chất lỏng như ca đong, can, chai, lọ có ghi sắn dung tích (thường dùng để đong xăng dầu, nước mắm…), bình chia độ (thường dùng để đo thể tích trong phòng thí nghiệm).

– Để đo thể tích của chất lỏng bằng bình chia độ được nhanh và chính xác, ta cần tuân thủ các quy tắc sau: ước lượng thể tích cần đo; chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp; đặt bình chia độ thẳng đứng; đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình. Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.

– Đối với các ca đong hoặc các chai, lọ có ghi sẵn dung tích chỉ có một độ chia nên ĐCNN của chúng chính bằng GHĐ của chúng.

Bài tập áp dụng

Bài 1: Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống dưới đây: 1 m3 = (1)…… dm3 = (2)…………..cm3 . 1 m3 = (3)……..lít = (4)……….ml = (5)…………cc.

Đáp án:

(1) 1000 dm3 (2): 1000000 cm3 (3) 1000 lít

(4) 1000000 ml (5): 1000000 cc

Bài 2: Quan sát hình sau và cho biết tên dụng cụ đo, giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của những dụng cụ đó.

Đọc thêm:  Soạn bài Bác ơi Soạn văn 12 tập 1 tuần 14 (trang 167) - Download.vn

huong-dan-cach-do-the-tich-chat-long-chi-tiet

Đáp án:

Ca đong to có giới hạn đo 1 lít và độ chia nhỏ nhất là 0,5 lít; Ca đong nhỏ có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất là 0,5 lít; Ca nhựa có giới hạn đo là 5 lít và độ chia nhỏ nhất là 1 lít.

Bài 3: Ở nhà, nếu không có ca đong thì em có thể dùng những dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng?

Đáp án:

Chai (hoặc lọ, ca, bình…) đã biết sẵn dung tích: chai côcacôla 1 lít, chai lavi (lavie) nửa lít hoặc 1 lít, xô 10 lít, thùng gánh nước 20 lít,…; bơm tiêm, xilanh,…Bài 4: Trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng (hình dưới). Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của từng bình chia độ này.

Đáp án: GHĐ ĐCNN Bình a 100 ml 2 ml Bình b 250 ml 50 ml Bình c 300 ml 50 ml

Lưu ý: Nhiều bình chia độ dùng trong phòng thí nghiệm (ví dụ các bình chụp ở hình trên), vạch chia đầu tiên không nằm ở đáy bình, mà là vạch tại một thể tích ban đầu nào đó (chẳng hạn, binh a là vạch 10 ml).

Bài 5: Điền vào chỗ trống của câu sau: Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm ……..

Đáp án:

Chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích; các loại ca đong (ca, xô, thùng) đã biết trước dung tích; bình chia độ, bơm tiêm.

Bài 6: Ở hình dưới đây hãy cho biết cách đặt bình chia độ nào cho phép đo thể tích chất lỏng chính xác?

huong-dan-cach-do-the-tich-chat-long-chi-tiet

Đáp án:

b) Đặt thẳng đứng.

Đọc thêm:  Học viện Chính trị Công an nhân dân tuyển sinh đại học chính quy

Bài 7: Xem hình sau, hãy cho biết cách đặt mắt nào cho phép đọc đúng thể tích cần đo?

Đáp án:

b) Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng ở giữa bình.

Bài 8: Hãy đọc thể tích đo theo các vị trí mũi tên chỉ bên ngoài bình chia độ ở hình sau rồi rút ra kết luận.

Đáp án:

a) 70 cm3 b) 50 cm3 c) 40 cm3;

Bài 9: Chọn từ thích hợp trong các từ sau (ngang, độ chia nhỏ nhất, thẳng đứng, gần nhất, giới hạn đo, thể tích) để điền vào chỗ trống trong các câu sau: Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần: a) Ước lượng (1)……. cần đo. b) Chọn bình chia độ có (2)……… và có (3)……. thích hợp. c) Đặt bình chia độ (4)…………… d) Đặt mắt nhìn (5)….. với độ cao mực chất lỏng trong bình. e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (6)…………. với mực chất lỏng.

Đáp án:

(1) – thể tích (2) – giới hạn đo (3) – độ chia nhỏ nhất (4) – thẳng đứng (5) – ngang (6) – gần nhất.

Bài khác:

Cách đo khối lượng của một vật.

Sau khi biết được cách đo thể tích chất lỏng, chúng ta có thể thay bố mẹ đi mua hàng mà không sợ bị bán thiếu hay có thể phụ giúp bố mẹ bán hàng trong những lúc bố mẹ không có ở nhà. Ngoài ra chúng ta lại có thêm một kĩ năng trong cuộc sống. Qua bài này chúng ta cũng nhớ lại được cách đổi đơn vị giữa m3, cm3, lít và ml.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button