Soạn bài: Các thao tác nghị luận

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 tập 1
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 10
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 10 (Ngắn Gọn)
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 10
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Tập 2
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 10 Tập 1
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 10 Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 10 Tập 1 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 10 Tập 2 Nâng Cao

Sách giải văn 10 bài các thao tác nghị luận (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 10, sách giải ngữ văn lớp 10 bài các thao tác nghị luận sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 10 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 10, giải bài tập sgk văn 10 đạt được điểm tốt:

I. Khái niệm.

– Thao tác được dùng để chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kỹ thuật nhất định.

– Thao tác nghị luận là một họat động của tư duy, là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kỹ thuật được qui định trong họat đông nghị luận.

II. Một số thao tác nghị luận cụ thể.

1. Ôn lại các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp.

Đọc thêm:  TOP 9 Đề thi Vật lý 10 học kì 1 năm 2022 - 2023 (Có đáp án)

a. Đáp án đúng cần điền lần lượt là:

– Tổng hợp

– Phân tích

– Quy nạp

– Diễn dịch

b.

– Dẫn chứng từ Trích diễm thi tập, tác giả đã dùng thao tác phân tích, nhằm chia một nhận định chung thành các mặt riêng biệt, để làm rõ hơn các nguyên nhân khiến cho thơ văn xưa không truyền lại đầy đủ đựơc.

– Dẫn chứng từ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, tác giả sử dụng thao tác: từ phân tích sang diễn dịch với luận điểm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

c. Tác giả sử dụng thao tác tổng hợp: Thâu tóm những ý bộ phận thành một kết luận chung

– Với bài Hịch tướng sĩ, tác giả sử dụng thao tác qui nạp, những ý đầu là dẫn chứng, để phục vụ cho kết luận : từ xưa các bậc trung…

d.

– Nhận định thứ nhất đúng khi tiền đề đã biết chân thực và cách suy luận khi diễn dịch phải chính xác. Khi đó rút ra kết luận sẽ mang tính tất yếu, không thể bác bỏ, không phải chứng minh.

– Nhận định thứ hai chưa chính xác. Bởi quá trình quy nạp còn chưa xét đầy đủ toàn bộ các trường hợp riêng thì kết luận được rút ra còn chưa chắc chắn, tính xác thực của kết luận phải chờ thực tiễn chứng minh.

– Nhận định thứ ba đúng vì phải có quá trình tổng hợp sau khi phân tích thì công việc xem xét, tìm hiểu một sự vật, hiện tượng mới thực sự hoàn thành.

2. Thao tác so sánh

a.

– Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả sử dụng thao tác so sánh nhằm chỉ ra những điểm giống nhau giữa các hiện tượng thực tế.

Đọc thêm:  Bài 1 trang 63 SGK Ngữ văn 10 tập 1 - Đọc Tài Liệu

– Trong đoạn Bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu tác giả sử dụng thao tác so sánh nhằm chỉ ra sự khác nhau.

b. Thao tác so sánh gồm hai loại: so sánh giống nhau và so sánh khác nhau.

c.

– Ý kiến cho rằng: “mọi sự so sánh đều khập khiễng” tuy cũng có ý đúng nhưng nó mang tính chất phiến diện và mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn.

– Để thao tác so sánh có thể tiến hành đúng cách, ta cần chú ý những điểm sau:

+ Những đối tượng được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt nào đó.

+ Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với nhận thức bản chất của vấn đề.

+ Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 134 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

– Tác giả muốn chứng minh: “Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn hoá dân gian, văn học dân gian”

– Thao tác nghị luận chủ yếu được tác giả sử dụng là thao tác phân tích. Tác giả đã phân chia luận điểm chung thành những bộ phận nhỏ (thi liệu dân gian, ngôn ngữ dân gian, …). Mỗi bộ phận nhỏ lại được phân chia thành những bộ phận nhỏ hơn (chẳng hạn, ngôn ngữ dân gian được chia ra thành tục ngữ, thành ngữ, ca dao, thanh điệu, …). Nhờ thế, luận điểm của đoạn trích được xem xét một cách cặn kẽ, thấu đáo.

Đọc thêm:  Điểm chuẩn lớp 10 năm 2023 Ninh Bình công bố chính thức

– Câu cuối cùng của đoạn trích sử dụng thao tác quy nạp. Từ trường hợp riêng của Nguyễn Trãi, tác giả đã nâng lên thành sứ mệnh, thành chức năng cao quý của văn chương nghệ thuật. Nhờ thao tác quy nạp, tầm vóc tư tưởng của đoạn trích được nâng lên rõ rệt.

Câu 2 (trang 134 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Viết một đoạn văn nghị luận sao cho đạt được các yêu cầu sau đây:

– Đoạn văn đề cập tới một vấn đề đang đặt ra cấp thiết trong đời sống.

– Sử dụng có hiệu quả một hoặc nhiều thao tác nghị luận đã học.

Tham khảo bài sau để viết đoạn văn của mình:

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu nóng bỏng của toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Phần lớn môi trường sống bị hủy hoại do các hoạt động của con người như khai thác tài nguyên thiên nhiên cho các sản xuất công nghiệp và sự đô thị hóa. Hàng năm có hàng triệu tấn rác thải không phân hủy vứt bữa bãi khắp nơi làm tắc cống rãnh và giết chết các loài sinh vật. Những cánh rừng ở đầu nguồn cũng dần dần vắng bóng khiến cho nạn lũ lụt, lở đất ngày càng hoành hành, dữ dội hơn. Quá trình công nghiệp hóa phát triển làm nguồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm nặng. Đặc biệt là các ngành phát triển công nghiệp thải ra không khí khói bụi gây ô nhiễm bầu khí quyển và làm thủng tầng ozon. Ô nhiễm môi trường đang là hồi chuông cảnh báo rung lên đối với sự sống của chính con người, hãy biết bảo vệ và chung sức cứu lấy môi trường.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button