Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022 – 2023
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 11 năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 11 tham khảo.
Đề cương ôn thi cuối kì 2 Sử 11 gồm giới hạn kiến thức kèm theo các dạng bài tập trọng tâm. Qua đề cương Sử 11 học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 2 Lịch sử 11 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm: đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 11, đề cương ôn tập học kì 2 tiếng Anh 11.
A. Kiến thức ôn thi học kì 2 Lịch sử 11
Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
* Nhận biết
– Biết được nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
– Biết được những sự kiện lớn trong diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai ở mặt trận châu Âu và mặt trận châu Á-Thái Bình Dương.
– Biết được kết cục của chiến tranh.
* Thông hiểu
– Hiểu được tác động những chiến thắng lớn của phe Đồng minh chống phát xít có tác động sâu sắc đến cục diện của chiến tranh.
– Hiểu được những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945).
Bài 19-20: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858-1884)
* Nhận biết
– Biết được các sự kiện chủ yếu về quá trình xâm lược của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam (1858-1884).
* Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
* Nhận biết
– Biết được những sự kiện tiêu biểu trong diễn biến của những cuộc khởi nghĩa: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, phong trào nông dân Yên Thế.
* Thông hiểu
– Hiểu được nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cần vương.
– Hiểu được nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế.
Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
* Nhận biết
– Biết được những biểu hiện về chuyển biến kinh tế và xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914).
* Thông hiểu
– Giải thích được nguyên nhân chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX – đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
* Nhận biết
– Biết được những sự kiện tiêu biểu trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914).
* Thông hiểu
– Giải thích được sự xuất hiện của phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
– Giải thích được tính chất dân chủ tư sản của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX và nguyên nhân thất bại.
B. Câu hỏi tự luận ôn thi cuối kì 2 Sử 11
1. Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc nước ta bị thực dân Pháp xâm lược vào nửa sau thế kỷ XIX?
* Nguyên nhân sâu xa:
Giữa thế kỷ XIX, Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhu cầu thị trường và thuộc địa trở nên cấp bách. Pháp tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên khoảng sản.
Vào giữa thế kỷ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược. Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền nhưng chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
* Nguyên nhân trực tiếp: Lấy cớ bảo vệ đạo Kitô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn quân trước cửa biển Đà Nẵng.
Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng chính thức tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
2. Em hãy phân tích những nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương (1885 – 1896)?
* Nguyên nhân sâu xa: Với các bản hiệp ước Hắcmăng và Patơnốt, thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam. Chúng bắt đầu xúc tiến việc thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì.
* Nguyên nhân trực tiếp:
Dưới sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, phe chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua có tư tưởng thân Pháp, đưa Hàm Nghi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.
Đêm ngày 4 rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, song do chuẩn bị vội vã, thiếu chu đáo nên sức chiến đấu của quân ta nhanh chóng giảm sút. Rạng sáng 5/7, quân Pháp phản công. Chúng cướp bóc và tàn sát nhân dân ta vô cùng man rợ. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).
Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua cứu nước.
3. Em hãy phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1858-1884)?
Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hòa, không đoàn kết với nhân dân.
Nhân dân chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa có đường lối đúng đắn và giai cấp tiên tiến lãnh đạo.
Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.
4. Em có đánh giá như thế nào về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX?
Triều đình nhà Nguyễn duy trì chính sách bảo thủ, lạc hậu. Giữa thế kỷ XIX, khi Pháp đánh chiếm Việt Nam, có nhiều nhà tư tưởng đề nghị canh tân, đổi mới đất nước. Nhưng nhà Nguyễn đã từ chối con đường này. Tiếp tục thực hiện chính sách cũ, làm cho đất nước ngày càng suy yếu, mất dần sức đề kháng trong cuộc chiến chống Pháp.
Trong quá trình kháng chiến chống Pháp, nhà Nguyễn còn mắc nhiều sai lầm như từ bỏ con đường vũ trang chống Pháp, đi theo con đường thương lượng đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn.
5. Em hãy so sánh về điểm tương đồng và khác biệt trong chủ trương và hành động cứu nước Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh?
* Tương đồng:
Đều do những văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo, họ đoạn tuyệt với ý thức hệ phong kiến, tiếp thu các tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Đều dựa vào thế lực bên ngoài để thực hiện mục đích cứu nước (Phan Bội Châu dựa vào Nhật, Phan Chu Trinh dựa vào Pháp).
Cả hai đều thất bại. Tuy nhiên, đặt nền móng cho những cuộc cách mạng sau này.
* Khác biệt:
Xu hướng cách mạng: Phan Bội Châu theo xu hướng bạo động. Phan Chu Trinh theo xu hướng cải cách.
Phương thức hoạt động: Phan Bội Châu bí mật, bất hợp phát, lập tổ chức chính trị. Phan Chu Trinh công khai, hợp pháp, không xây dựng các tổ chức chính trị mà chủ yếu kêu gọi, hô hào cải cách.
*Đối với học sinh:
– Hình thức thi: 70% trắc nghiệm, 30% tự luận.
– Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm với các mức độ nhận biết, thông hiểu; Nội dung tự luận với các mức độ vận dụng và vận dụng cao. (Cụ thể đã chỉ rõ trong đề cương)
– Khi ôn tập cần căn cứ trên đề cương (đặc biệt là phần trắc nghiệm) kết hợp với vở, SGK, sách bài tập và các sách có câu hỏi trắc nghiệm.
– HS cần ghi nhớ thời gian, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của các sự kiện quan trọng trong lịch sử.
*Đối với giáo viên:
– Chủ động ôn tập ít nhất 1 tiết cho HS.
……..
C. Đề thi minh họa học kì 2 môn Lịch sử 11
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất
Câu 1: Chọn câu sai trong những nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương là
A. Thực dân Pháp còn mạnhB. Các cuộc KN chưa có sự liên kết thống nhấtC. Chưa có đường lối rõ ràngD. Chưa có sự lãnh đạo thống nhất trong cả nước
Câu 2/ Trong những cuộc khởi nghĩa sau đây cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong trào Cần vương
A. Ba đìnhB. Bãi sậyC. Hương khêD. Yên thế
Câu 3/ Chọn câu đúng nhất: Mục đích Pháp xâm lược Việt nam
A. Biến VN thành thuộc địa.B. Khai thác tài nguyên .C. Làm bàn đạp xâm lược Lào và Căm pu chiaD. Chiếm đất Việt nam lập các đồn điền
Câu 4/ Tướng giặc bị giết chết ở trận Cầu giấy lần thứ nhất là:
A. Đuy- puyB. Gác- ni- êC. Ri- vi- eD. Hác- măng
Câu 5/ Hiệp ước Giáp Tuất được ký năm:
A. 1864B. 1862C.1874D.1784
Câu 6/ Sau khi không chiếm được Đà nẵng, Pháp chuyển quân vào đánh Gia định nhằm:
A. Làm bàn đạp xâm lược Căm pu chiaB. Chiếm vựa lúa Nam bộ, gây khó khăn cho nhà NguyễnC. Nhằm cô lập 3 tỉnh Miền Tây nam kỳD. Gia định là nơi giàu có
Câu 7/ Tính đến 1858 Việt nam là một nước
A. Là nước thuộc địaB. Là nước phong kiến lệ thuộc vào nước ngoàiC. Là nước nửa thuộc địa nửa phong kiếnD. Theo chế độ quân chủ , có độc lập chủ quyền
Câu 8/ Pháp tấn công Gia định lần thứ nhất năm
A. 1860B. 1861C. 1859D. 1862
Câu 9/ Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt nam:
A. 1/9/1858B.11/8/1858C.31/8/1858D. 3/8/1858
Câu 10/ Thời kỳ đầu phong trào Cần vương lãnh đạo trực tiếp là:
A. các thủ lĩnh nông dânB. Phan Đình PhùngC. Các sỹ phu, văn thânD. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
Câu 11/ Cuộc khởi nghĩa được coi là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa
A. Bãi sậyB. Hương khêC. Yên thếD. Ba đình
Câu 12/ Trong các cuộc KN sau đây cuộc KN nào tồn tại lâu nhất
A. Yên thếB. Hương khêC. Bãi sậyD. Ba đình
II. TỰ LUẬN( 7 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm): Trình bày tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược? Cho biết vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm vị trí tấn công đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
Câu 2 (3,0 điểm): Nguyên nhân nào dẫn đến Nguyễn Ái Quốc Sang phương tây tìm đường cứu nước?
Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử 11
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm. Mỗi câu đúng = 0,25 điểm)
Câu123456789101112Đáp ánDDABCBDCADBA
II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
Trình bày tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược? Cho biết vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm vị trí tấn công đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
4,0
* Tình hình Việt Nam…
Trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là quốc gia phong kiến độc lập dân tộc nhưng chế độ phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX khủng hoảng và suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực.
0,5
– Chính trị: Các vua triều Nguyễn ra sức khôi phục, củng cố chế độ quân chủ chuyên chế. Quyền lực tập trung trong tay vua.
+, Chỗ dựa nhà nước là giai cấp địa chủ, tư tưởng nho giáo được đề cao. Trật tự phong kiến được coi là bất di bất dịch. Với tư tưởng bảo thủ không tạo được bước phát triển mới.
0,5
0,5
– Quân sự lạc hậu, tinh thần chiến đấu sa sút, chính sách đối ngoại có những sai lầm. nhất là việc ”cấm đạo”, “sát đạo” tạo cớ cho thực dân Pháp xâm lược nước ta.
0,5
– Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, sa sút, nông dân không có ruộng hoặc ít ruộng đất, đất đai phần lớn bị địa chủ bao chiếm, mất mùa, đói kém liên miên, nhân dân lưu tán…;Công thương nghiệp đình đốn, chính sách độc quyền công thương của nhà nước hạn chế sự phát triển sản xuất, thương mại; chính sách”Bế quan tỏa cảng” khiến cho nước ta bị cô lập.
0,5
– Xã hội: Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với triều đình Huế ngày càng gay gắt,.. Hơn 400 cuộc khởi nghĩa nổ ra trong suốt nửa đầu thế kỷ XIX.
0,5
* Đánh Đà Nẵng đầu tiên là vì:
– Đà Nẵng có vị trí chiến lược quan trọng…Thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp…
0,5
– Đà Nẵng có hải cảng biển sâu và rộng, cách kinh thành Huế không bao xa, gần đồng bằng Nam- ngãi…
0,5
Câu 2
Nguyên nhân nào dẫn đến Nguyễn Ái Quốc Sang phương tây tìm đường cứu nước?
3,0
– Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, cách mạng Việt Nam bị khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
– Các cuộc đấu tranh bị đàn áp và nhanh chóng thất bại…
0,5
0,5
– Người sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, lớn lên giữa một vùng quê giàu truyền thống cách mạng.
– Người có tinh thần yêu nước và ý trí cách mạng…
0,5
0,5
– Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối đi trước như PBC, PCT…nhưng không tán thành con đường cách mạng của họ
0,5
– Với tư tưởng sang nước Pháp tìm hiểu về bẩn chất của kẻ thù, tìm hiểu về tự do, bình đẳng, bác ái…về giúp đồng bào đứng lên làm cách mạng…
0,5
……………..
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 11
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!