200 Đề thi Ngữ văn 12 năm 2023 (có đáp án) – VietJack.com

Bộ 200 Đề thi Ngữ Văn lớp 12 năm học 2022 – 2023 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ Văn 12.

Đề thi Ngữ văn 12 năm 2023 (có đáp án)

Xem thử Đề văn 12 Gk2 Xem thử Đề văn 12 Ck2

Chỉ từ 100k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 12 bản word có lời giải chi tiết:

  • B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 – NGUYEN THANH TUYEN – Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official – nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi

Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn 12

  • Bộ 20 Đề thi Ngữ văn 12 Giữa học kì 1 năm 2022 tải nhiều nhất

    Xem đề thi

  • Đề cương ôn tập Ngữ văn 12 Giữa học kì 1 năm 2022 (10 đề)

    Xem đề thi

  • Hệ thống kiến thức Ngữ văn 12 Giữa học kì 1 năm 2022 (15 đề + ma trận)

    Xem đề thi

  • Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Hà Nội năm 2022 (10 đề)

    Xem đề thi

  • Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Đà Nẵng năm 2022 (10 đề)

    Xem đề thi

  • Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Hồ Chí Minh năm 2022 (10 đề)

    Xem đề thi

  • Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 12 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề)

    Xem đề thi

Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn 12

  • Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 có đáp án (10 đề)

    Xem đề thi

  • Bộ 15 Đề thi Ngữ văn 12 Học kì 1 năm 2022 tải nhiều nhất

    Xem đề thi

  • Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 12 năm 2022 có ma trận (20 đề)

    Xem đề thi

  • Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Hà Nội có đáp án (10 đề)

    Xem đề thi

  • Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Đà Nẵng có đáp án (10 đề)

    Xem đề thi

  • Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Hồ Chí Minh có đáp án (10 đề)

    Xem đề thi

  • Bộ 20 Đề thi Ngữ Văn lớp 12 Học kì 1 năm 2022 tải nhiều nhất

    Xem đề thi

  • Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 năm 2022 có ma trận (10 đề)

    Xem đề thi

Đề thi Giữa kì 2 Ngữ Văn 12

  • Top 50 Đề thi Ngữ văn 12 Giữa kì 2 năm 2022 – 2023 có đáp án

    Xem đề thi

  • Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 12 có đáp án (10 đề)

    Xem đề thi

  • Bộ 15 Đề thi Ngữ văn 12 Giữa kì 2 năm 2023 tải nhiều nhất

    Xem đề thi

  • Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 12 năm 2023 có ma trận (20 đề)

    Xem đề thi

Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn 12

  • Đề thi Học kì 2 Ngữ văn 12 có đáp án (10 đề)

    Xem đề thi

  • Bộ 15 Đề thi Ngữ văn 12 Học kì 2 năm 2023 tải nhiều nhất

    Xem đề thi

  • Đề thi Học kì 2 Ngữ văn 12 năm 2023 có ma trận (20 đề)

    Xem đề thi

Bộ Đề thi Ngữ văn 12 năm 2022 - 2023

Tham khảo tài liệu học tốt môn Ngữ văn 12 hay khác:

  • 500 bài văn hay lớp 12 (năm 2022 mới)
  • Văn mẫu lớp 12
  • Tác giả – Tác phẩm Văn 12
  • 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 12 (có đáp án)
  • 1000 Câu hỏi ôn tập Ngữ văn 12
  • Tổng hợp Sơ đồ tư duy môn Văn 12 hay nhất
  • Lý thuyết, Bài tập Tiếng việt – Tập làm văn 12
  • Kiến thức trọng tâm tác giả tác phẩm Ngữ văn 12 năm 2022
  • Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 12

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng…”

(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan)

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3 (1,5đ): Đoạn văn đã giúp anh/chị nhận ra bài học gì?

PHẦN II: LÀM VĂN (7đ):

Câu 1 (2đ): Giải thích và chứng minh câu nói: “Người không học như ngọc không mài”.

Câu 2 (5đ): Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến (14 câu thơ đầu).

-HẾT-

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3đ)

Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.

Câu 2 (1đ): Nội dung chính của đoạn văn: Những cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam cần được nhận thức rõ trong quá trình xây dựng nền kinh tế mới.

Câu 3 (1,5đ): Bài học được rút ra:

– Không nên học vẹt, học chay, cần phải kết hợp giữa học và hành.

– Biết hoàn thiện bản thân, trau dồi kiến thức để hòa nhập với cuộc sống.

II. LÀM VĂN (7đ):

* Dàn ý giải thích và chứng minh câu nói: “Người không học như ngọc không mài”

1. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu nói: “Người không học như ngọc không mài”.

2. Thân bài

a. Giải thích:

+ “ngọc không mài”: viên ngọc sần sùi, thô ráp của tự nhiên, không có tác động của con người, chưa được chế tác hay mài giũa để trở nên tỏa sáng, làm đẹp cho đời, cho người.

– Ý cả câu: con người không được học hành sẽ không trở thành người tài giỏi, giúp ích cho xã hội, tỏa sáng, không giúp cho xã hội phát triển. Đề cao vai trò của việc học tập trong cuộc sống mỗi người và trong sự phát triển chung của xã hội.

b. Phân tích:

– Để có được cuộc sống tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn, con người cần phải học tập, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mình.

– Không có học hành, con người sẽ chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định và xã hội không thể phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

– Nếu tất cả con người đều cố gắng mài giũa bản thân, trau dồi kiến thức, vươn lên, hướng về phía trước thì xã hội sẽ phát triển và tốt đẹp hơn.

c. Chứng minh

– Học sinh tự lựa chọn dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

(Lưu ý: dẫn chứng phải gần gũi, xác thực và tiêu biểu được nhiều người biết đến).

d. Phản biện

– Trong xã hội có những người tuy có điều kiện tốt để học tập và phát triển bản thân nhưng lại không biết trân trọng và cố gắng mà chỉ biết lao theo những thú vui của bản thân mình. Những người này đáng bị chỉ trích và phê phán thẳng thắn.

3. Kết bài

– Khái quát lại vấn đề nghị luận (Câu nói: “Người không học như ngọc không mài”) và rút ra bài học và bản thân.

Câu 2 (5đ):

* Dàn ý Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và khổ thơ đầu.

2. Thân bài

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.”

– Câu cảm thán thể hiện sự tiếc nuối của tác giả về những ngày cùng binh đoàn Tây Tiến.

+ “nhớ chơi vơi”: trơ trọi, cô độc, mỗi nhớ vô định luôn thường trực.

+ Từ biểu cảm “ơi” + từ láy chơi vơi: âm hưởng tha thiết, ngân vang mãi trong lòng người.

Đọc thêm:  Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học sgk Ngữ văn 12

→ Nỗi nhớ da diết, trào dâng, tha thiết vang lên bao trùm cả không gian và thời gian.

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.”

– “Sài Khao, Mường Lát” là những địa danh mà binh đoàn đặt chân qua gợi những kỉ niệm về một vùng núi cao, sương mờ → không gian thơ mộng, trữ tình.

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,

….………………………………………

Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi.”

+ “khúc khuỷu, thăm thẳm” gợi sự hiểm trở, gian nan của thiên nhiên.

+ “heo hút cồn mây” gợi độ cao của núi và độ sâu của dốc, vắng lặng, hoang vu.

+ “ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” diễn tả độ gập ghềnh, trắc trở của rừng núi giúp bạn đọc hình dung ra khó khăn, gian khổ mà người chiến sĩ Tây Tiến phải trải qua.

+ “Pha Luông, mưa xa khơi” đứng ở trên cao phóng ánh nhìn ra xa, thu vào tầm mắt của người lính Tây Tiến là cảnh làng xóm Pha Luông mờ ảo trong lớp sương vô cùng thơ mộng.

→ Đây là món quà xứng đáng cho những nỗi lực của người chiến sĩ.

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”

+ Những khó khăn, gian khổ đôi khi làm người chiến sĩ nản chí, muốn buông xuôi.

Sự ra đi của những người đồng đội là niềm đau xót cho những người ở lại.

→ Những con người dạt dào tình cảm.

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét,

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.”

– Người chiến sĩ ngày đêm đối mặt với nguy hiểm luôn rình rập nơi rừng thiêng nước độc.

– Bằng sự hài hước, dí dỏm các chiến sĩ coi những nguy hiểm đó là chỉ là những tiếng gầm thét, những sự “trêu người” bên tai.

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”

– Người chiến sĩ nhớ về ngày mùa ở Mai Châu: những ngày mùa, những gia đình lên khói nấu cơm đầu mùa, những hương vị nếp xôi và cả những cô gái nơi đây.

3. Kết bài

– Khái quát lại vấn đề.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

“Thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một khía cạnh của cuộc sống. Đa số những người thuộc thế hệ trẻ còn phải chấp nhận một thực tế phũ phàng nữa là cuộc sống riêng tư không phải lúc nào cũng suôn sẻ, đem lại cho họ toàn là những sự mãn nguyện và những niềm vui. Nói với thế hệ trẻ một cách đơn giản rằng nếu cố gắng mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thì chỉ là nói cho có chuyện, là gây ảo tưởng cho những bộ óc ngây thơ. Một giáo sư triết học người Ba Lan nổi tiếng, ông Leszek Kolaczhowski đã từng nói: “Một nền văn hóa thực sự có giá trị là nền văn hóa giúp cho mọi người biết cách chịu đựng thất bại, bởi cuộc sống suy cho cùng không phải gì khác ngoài việc con người đi từ thất bại này đến thất bại khác”. Câu triết lí vừa dẫn có thể làm cho nhiều người lo ngại. Tuy nhiên cần phải ý thức được rằng những khái niệm như “thất bại”, “rủi ro trong suốt một đời”, muốn hay không, vẫn tồn tại như một phần cuộc sống. Nhà thơ Ba Lan Czeslaw Milosz, người được tặng giải thưởng Nobel văn học năm 1980, vừa kỉ niệm ngày sinh lần thứ 90 của mình, khi được hỏi: “Ông có nghĩ mình là người hạnh phúc hay không? đã trả lời gọn lỏn “không”. Câu trả lời làm mọi người suy ngẫm: Một người như ông ta còn nói thế, nói gì đến chúng ta, những con người hết sức bình thường”.

(Trích Nhà trường cần giúp đỡ người học có cách nhìn tương lai đúng đắn của TS. Nguyễn Chí Thuật, dẫn theo báo GD&TĐ, số 45, 46 – 2001)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm): Tại sao tác giả cho rằng: “Thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một khía cạnh của cuộc sống” ?

Câu 3 (1,0 điểm): Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Nói với thế hệ trẻ một cách đơn giản rằng nếu cố gắng mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thì chỉ là nói cho có chuyện, là gây ảo tưởng cho những bộ óc ngây thơ.” không? Vì sao?

Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại.

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh bát cháo hành của Thị Nở trong truyện Chí Phèo (Nam Cao) và nồi cháo cám của bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt (Kim Lân).

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

-HẾT-

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ SỐ 3

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính nghị luận.

Câu 2: Tác giả cho rằng: “Thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một khía cạnh của cuộc sống”, bởi lẽ, thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một phương diện, một phần của cuộc sống; mà con người ngoài nghề nghiệp còn quan tâm, phấn đấu trong nhiều lĩnh vực khác. Và thành công trong nghề nghiệp không phải là tất cả đối với cuộc đời mỗi người.

Câu 3: Lựa chọn các phương án:

– Nếu đồng tình cần lập luận theo hướng: Cuộc sống không bao giờ đơn giản, một chiều, mà nó là hành trình của những niềm vui- nỗi buồn, thành công và thất bại. Có những việc bản thân đã nỗ lực nhưng vẫn không thể đạt được như mong muốn. Vì vậy mỗi người hãy chủ động trước những biến động của cuộc đời

– Nếu phản đối, cần lập luận theo hướng: Có rất nhiều những thử thách trong cuộc sống của con người, tuy nhiên bằng ý chí, nghị lực và niềm tin con người có thể vượt qua mọi trở ngại. Vì thế, đừng bao giờ mất niềm tin vào cuộc sống. Hãy sống lạc quan và tin rằng cuộc sống là tốt đẹp. Thành công, hạnh phúc sẽ đến với những con người sống có ước mơ, và luôn suy nghĩ và hành động tích cực.

– HS có thể lập luận theo hướng khác. Nếu vừa đồng tình, vừa phản đối, học sinh có thể kết hợp hai hướng lập luận trên hoặc theo hướng khác nhau nhưng phải chặt chẽ, hợp lí, không trái với đạo đức và pháp luật.

Câu 4: HS trình bày hợp lí, thuyết phục về thông điệp của đoạn trích có ý nghĩa nhất với mình. Tham khảo một số thông điệp sau:

+ Hãy biết vượt qua những khó khăn thử thách của cuộc sống

+ Không nên tuyệt đối hóa sự thành đạt trong nghề nghiệp

+ Biết cách chịu đựng thất bại

PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại.

* Yêu cầu chung

– Viết đúng hình thức 01 đoạn văn (200 chữ).

– Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận.

– Giải thích: Tình yêu là bản chất của trái tim con người. Tình yêu là sự trao và nhận yêu thương, sự quan tâm ân cần. Tình yêu có biết bao nhiêu cung bậc, thường thì khi trao tình yêu người ta mong được đáp lại. Nhưng tình yêu không hẳn lúc nào cũng công bằng như thế, có người trao đi và không nhận lại. Vì người ta trao đi và không cần được đáp lại.

– Bàn luận:

+ Tại sao lại có người chỉ trao tình yêu mà không cần nhận lại?

Đọc thêm:  Lý thuyết Động cơ không đồng bộ ba pha (mới 2023 + Bài Tập)

• Vì trái tim hoạt động theo qui luật của riêng nó, không phụ thuộc vào lí trí, nên đôi khi người trao biết là không thể ép buộc sự đền đáp của tình yêu.

• Vì có những tình yêu cao thượng không trông chờ sự đáp lại.

• Ví dụ: Tình cảm yêu thương bố mẹ trao cho con cái; tình cảm ân cần, sẻ chia dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn…

+ Tuy nhiên, tình cảm cần chân thành, phù hợp. Có những tình cảm cần từ hai phía như tình yêu nam nữ, tình bạn. Nếu chỉ có một bên trao thì không thể có một tình cảm đẹp.

+ Bài học nhận thức và hành động:

• Cần biết trân trọng tình cảm của mọi người dành cho mình.

• Bồi dưỡng tâm hồn, trái tim để biết yêu thương, sẻ chia mà không phải lúc nào cũng cần được đáp lại.

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh bát cháo hành của Thị Nở trong truyện Chí Phèo (Nam Cao) và nồi cháo cám của bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt (Kim Lân).

* Yêu cầu chung

– Viết đúng hình thức 01 bài văn.

– Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

*Yêu cầu cụ thể

– Khái quát chung:

+ Giới thiệu Nam Cao, truyện Chí Phèo và chi tiết bát cháo hành.

+ Giới thiệu Kim Lân, truyện Vợ nhặt và chi tiết nồi cháo cám.

– Cảm nhận

+ Hình ảnh bát cháo hành:

• Sự xuất hiện: Hình ảnh này xuất hiện ở phần giữa truyện. Chí say rượu, gặp Thị Nở ở vườn chuối. Khung cảnh hữu tình của đêm trăng đã đưa đến mối tình Thị Nở – Chí Phèo. Sau hôm đó, Chí bị cảm, Thị Nở thương tình đã về nhà nấu cháo hành mang sang cho hắn.

• Về nội dung:

‣ Hình ảnh bát cháo hành thể hiện tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí.

‣ Là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà lần đầu tiên Chí được hưởng.

‣ Là liều thuốc giải cảm và giải độc tâm hồn Chí: gây ngạc nhiên, xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình. Nó khơi dậy niềm khao khát được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện. Như vậy, bát cháo hành đã đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí.

• Về nghệ thuật:

‣ Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.

‣ Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm hoá của tình người.

+ Hình ảnh nồi cháo cám:

• Sự xuất hiện: Hình ảnh này xuất hiện ở cuối truyện, trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới của gia đình bà cụ Tứ.

• Về nội dung:

‣ Đối với gia đình Tràng, nồi cháo cám là món ăn xua tan cơn đói, là món ăn duy nhất của bữa tiệc cưới đón nàng dâu mới về. Qua đó, tác giả đã khắc sâu sự nghèo đói, cực khổ và rẻ mạt của người nông dân trong nạn đói 1945.

‣ Qua chi tiết nồi cháo cám, tính cách của nhân vật được bộc lộ:

º Bà cụ Tứ gọi cháo cám là “chè khoán”, bà vui vẻ, niềm nở, chuyện trò với các con. Ở bà hiện lên hình ảnh người mẹ nhân hậu, thương con, và có tinh thần lạc quan. Nồi cháo cám là nồi cháo của tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng. Trong hoàn cảnh đói kém, mẹ con Tràng dám cưu mang, đùm bọc thị, chia sẻ sự sống cho thị. Bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui, đem nồi cháo cám ra đãi nàng dâu vốn để làm không khí vui vẻ hơn.

º Vợ Tràng đã có sự thay đổi về tính cách. Hết sức ngạc nhiên trước nồi cháo cám nhưng người con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào miệng để làm vui lòng mẹ chồng. Chứng tỏ, Thị không còn nét cách chỏng lỏn như xưa nữa mà đã chấp nhận hoàn cảnh, đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới.

• Về nghệ thuật: Chi tiết góp phần bộc lộ tính cách các nhân vật, thể hiện tài năng của tác giả Kim Lân trong việc lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn.

– So sánh:

+ Tương đồng:

• Cả 2 hình ảnh đều là biểu tượng của tình người ấm áp.

• Đều thể hiện bi kịch của nhân vật và hiện thực xã hội: Ở Chí Phèo là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, bát cháo hành rất bình di, thậm chí là nhỏ bé, tầm thường nhưng đó là lần đầu tiên Chí được cho mà không phải đi cướp giật. Ở Vợ nhặt, số phận con người cũng trở nên rẻ mạt.

• Đều thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc, cái nhìn tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu thương con người của các nhà văn.

+ Khác biệt:

• Bát cháo hành: biểu tượng của tình thương mà thị Nở dành cho Chí Phèo nhưng xã hội đương thời đã cự tuyệt Chí, đẩy Chí vào bước đường cùng. Qua đó, chúng ta thấy bộ mặt tàn bạo, vô nhân tính của xã hội thực dân nửa phong kiến cũng như cái nhìn bi quan, bế tắc của nhà văn Nam Cao.

• Nồi cháo cám: biểu tượng tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng vào phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động trong nạn đói. Sau bát cháo cám, mọi người nói chuyện về Việt Minh. Qua đó, thức tỉnh ở Tràng khả năng cách mạng. Như vậy ở Kim Lân có cái nhìn lạc quan, đầy tin tưởng vào sự đổi đời của nhân vật, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

+ Lí giải sự giống và khác nhau đó:

• Về nội dung:

‣ Do hai nhà văn đều viết về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Họ đều chịu ảnh hưởng bởi cái đói do phát xít thực dân mang lại.

‣ Có sự khác nhau đó là do ảnh hưởng của lí tưởng Cách mạng với mỗi nhà văn. Nam Cao có cái nhìn bi quan, bế tắc về số phận của người nông dân. Kim Lân có cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.

• Về nghệ thuật:

‣ Nhà văn miêu tả nhân vật đặc sắc từ chân dung, tính cách đến đời sống tâm lí phong phú, đa dạng; khắc họa thành công nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

‣ Giọng điệu tự sự xen lẫn trữ tình, ngôn ngữ đa thanh, đa giọng, mang tính triết lí sâu sắc về cuộc sống và thân phận con người.

– Đánh giá chung: Tóm lại, mỗi chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm lại hiện lên với vẻ đẹp khác nhau, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của cốt truyện, đem đến cho người đọc những áng văn bất hủ, giàu giá trị. Nam Cao và Kim Lân chính là những “hóa công” đã xây nên hai chi tiết nghệ thuật đặc sắc, đầy ý nghĩa này.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn. Kinh nghiệm cuộc đời cho tôi thấy có ba yếu tố quyết định sự lựa chọn của chúng ta: một là năng lực trí tuệ, hai là giá trị, ba là tầm nhìn. Hiển nhiên là năng lực trí tuệ có vai trò quan trọng trong sự lựa chọn. Năng lực trí tuệ ở đây là nắm bắt được những thông tin đầy đủ, phân tích những thông tin ấy và nhận thức được bản chất của những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta…Giá trị là những gì chúng ta xem là quan trọng, thiết yếu, sống còn đối với mình, là những gì chúng ta có thể sẵn sàng đánh đổi tự do, an toàn, sự no ấm của mình để bảo vệ nó. Mỗi người có thể có những giá trị giống nhau và khác nhau. Nó là một cái thang bậc đa dạng thể hiện thứ tự ưu tiên của những gì chúng ta coi trọng. Mơ ước một cuộc sống đầy đủ không có gì là xấu, ngược lại còn là động lực của sự tiến bộ. Người ta chỉ khác nhau ở con đường đạt đến mục tiêu. Chính các giá trị đã hướng dẫn chúng ta chọn con đường nào để đạt đến mục tiêu. Điều cần nhớ: cái gì cũng có hai mặt, mỗi sự lựa chọn đều đòi hỏi chúng ta phải trả giá. Vì vậy điều quan trọng là hiểu rõ hậu quả những lựa chọn của chúng ta. Tầm nhìn là khả năng nhìn ra một viễn cảnh xa hơn bối cảnh thực tế mà mình đang sống. Tầm nhìn ngắn hạn là chạy theo những ngành thời thượng, là chọn nghề dựa trên những nhu cầu trước mắt. Tầm nhìn dài hạn là phân tích bối cảnh xã hội, xác định năng khiếu, đặc điểm và năng lực của bản thân, trong đó quan trọng nhất là năng lực tự học và phẩm chất cá nhân. Đó mới là giá trị cốt lõi quyết định những thành tựu mà ta có thể đạt được. Với tầm nhìn dài hạn đó, chúng ta sẽ không nản lòng với khó khăn trước mắt và kiên trì với sự lựa chọn của mình.

Đọc thêm:  Bài 3 trang 135 SGK Ngữ văn 12 tập 2 | Soạn bài Ông già và biển cả

(Phạm Thị Ly)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Văn bản trên được trình bày theo cách thức nào sau đây: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp?

Câu 2 (0,5 điểm): Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 3 (1,0 điểm): Theo tác giả bài viết có mấy yếu tố quyết định sự lựa chọn của mỗi người trong cuộc đời? Trong những yếu tố ấy, yếu tố nào mang ý nghĩa cốt lõi quyết định thành tựu mà mỗi người có thể đạt được?

Câu 4 (1,0 điểm): Anh/Chị có đồng ý với quan điểm: “Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn.” không? Vì sao?

PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về lòng nhân ái của con người?

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Việt qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

-HẾT-

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ SỐ 4

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

– Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

– Văn bản trên được trình bày theo cách thức: diễn dịch.

Câu 2: Học sinh xác định chính xác 2 trong 3 thao tác lập luận sau đây: giải thích, phân tích, bình luận.

Câu 3:

– Theo tác giả bài viết có 03 yếu tố quyết định sự lựa chọn của mỗi người trong cuộc đời: năng lực trí tuệ, giá trị, tầm nhìn.

– Yếu tố mang ý nghĩa cốt lõi quyết định thành tựu mà mỗi người có thể đạt được: Tầm nhìn dài hạn.

Câu 4:

– Học sinh có thể trả lời: đồng tình, không đồng tình hoặc vừa đồng tình vừa không đồng tình

– Lí giải: phải hợp lí và thuyết phục với cách lựa chọn của bản thân.

– Gợi ý làm bài:

+ Nếu lựa chọn đúng đắn dựa trên năng lực của bản thân và đam mê…, con người sẽ dễ dàng đi đến thành công và hạnh phúc… Nếu lựa chọn sai lầm: con người có thể sẽ phải trả giá…

+ Tuy nhiên, lựa chọn đúng đắn chỉ là một trong những yếu tố giúp con người thành công. Muốn đạt được những thành tựu, chúng ta cần phải có sự cố gắng, ý chí, nghị lực, niềm tin….

PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về lòng nhân ái của con người?

* Giới thiệu: Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao quý của con người.

* Giải thích: Lòng nhân ái là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa con người và con người.

* Chứng minh:

– Tại sao chúng ta phải có lòng nhân ái?

+ Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có.

+ Khi thể hiện tình yêu thương, nó mang đến cho chúng ta suy nghĩ, dư âm ngọt ngào và bình yên trong tâm hồn.

+ Là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người.

+ Lòng nhân ái có khả năng giúp đỡ con người qua cơn khốn khó, mang đến cho họ suối nguồn của tình thương con người.

+ Lòng nhân ái còn giúp cho những con người đang lầm đường lỡ bước quay lại với con đường chân chính.

+ Yêu thương thật sự đem lại hạnh phúc cho mọi người không chỉ riêng ta mà là cả nhân loại.

– Dẫn chứng: Nêu ra những con người thể hiện sự yêu thương trong xã hội mà người học biết (thông qua sách báo, truyền hình…).

* Bình luận: Phê phán những con người có hành động coi thường, khinh rẻ những người nghèo khó cần được sự giúp đỡ, yêu thương đặc biệt là người nghèo, trẻ em cơ nhỡ.

* Khẳng định vấn đề:

– Lòng nhân ái là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người.

– Cần mở rộng tấm lòng của mình ra xung quanh cuộc sống để thấy rằng xung quanh ta còn có rất

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Việt qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

* Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết cách làm bài văn nghị luận văn học theo thể loại.

– Kết cấu bài viết chặt chẽ, bố cục mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý sau đây:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

– Cảm nhận chung về nhân vật Việt.

+ Việt: Là một thanh niên mới lớn, rất hồn nhiên (không sợ chết nhưng lại rất sợ ma, hay tranh giành với chị, đi chiến đấu vẫn mang súng cao su trong người,…);

+ Có một tình yêu thương gia đình sâu đậm, một tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu gan dạ, kiên cường.

+ Trong anh có dòng máu của những con người gan góc, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc (còn nhỏ mà dám tấn công kẻ giết cha, xin đi tòng quân và chiến đấu rất dũng cảm…)

+ Nghệ thuật

• Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam Bộ.

• Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh…

– Khẳng định lại vấn đề: Chiến và Việt là hai khúc sông trong dòng sông truyền thống của gia đình. Hai chị em là sự tiếp nối thế hệ của chú Năm và má, song lại mang dấu ấn riêng của thế hệ trẻ Miền Nam thời kì chống Mỹ – cứu nước.

* Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, bài làm phải có dẫn chứng minh họa.

Xem thử Đề văn 12 Gk2 Xem thử Đề văn 12 Ck2

Xem thêm các đề thi các môn học lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác:

  • Bộ Đề thi Toán 12

  • Bộ Đề thi Tiếng Anh 12

  • Bộ Đề thi Tiếng Anh 12 mới

  • Bộ Đề thi Hóa 12

  • Bộ Đề thi Lịch Sử lớp 12

  • Bộ Đề thi Địa Lí 12

  • Bộ Đề thi GDCD 12

  • Bộ Đề thi Công nghệ 12

  • Bộ Đề thi Tin học 12

Săn SALE shopee tháng 5:

  • Mỹ phẩm SACE LADY giảm tới 200k
  • SRM Simple tặng tẩy trang 50k
  • Combo Dầu Gội, Dầu Xả TRESEMME 80k
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button