Mẫu biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp và hướng dẫn soạn thảo

Tai nạn rủi ro nghề nghiệp là một điều khó tránh khỏi trong lao động, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi tham gia vào thị trường lao động thì hệ thống pháp luật Việt Nam đã quy định về vấn đề. Tai nạn rủi ro nghề nghiệp được xác nhận thông qua biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Mẫu biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp là gì?

Mẫu biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về tai nạn rủi ro nghề nghiệp

Mẫu biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp được dùng để xác nhận về việc tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

2. Mẫu biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-

BIÊN BẢN

Tai nạn rủi ro nghề nghiệp

Họ và tên:………….Tuổi:…………. Giới tính: ……..(1)

Nghề nghiệp:….(2)

Nơi công tác:…….(3)

Hoàn cảnh xảy ra tai nạn: (tường trình chi tiết):…..(4)

Thông tin về vết thương, tình trạng phơi nhiễm:…(5)

Thông tin về nguồn lây nhiễm:…..(6)

Đã xử trí như thế nào:…..(7)

Tình trạng sức khỏe của cán bộ bị tai nạn:….(8)

……., ngày…tháng…năm…

Cán bộ bị tai nạn

Người chứng kiến

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

3. Hướng dẫn soạn thảo:

(1): Điền họ tên, tuổi, giới tính của người bị tai nạn

(2): Điền nghề nghiệp của người tai nạn rủi ro nghề nghiệp

(3): Điền nơi công tác của người bị tai nạn

(4): Trình bày hoàn cảnh xảy ra tai nạn

(5): Điền thông tin về vế thương, tình trạng phơi nhiễm

(6): Điền thông tin về nguồn lây nhiễm

(7): Điền thông tin về việc xử lý ra sao

(8): Điền tình trạng sức khỏe của cán bộ bị tai nạn

4. Tham khảo một số mẫu đơn khác liên quan:

Mẫu đơn tình hình mắc và tử vong do tai nạn thương tích:

Biểu số: 4/YTTN Ban hành theo Thông tư Số: 29/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế

Đơn vị báo cáo:……………….

Đơn vị nhận báo cáo:…………

TÌNH HÌNH MẮC VÀ TỬ VONG DO TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

Báo cáo 6 tháng và 12 tháng

TT Tên TNTT Mắc Tử vong 1 2 3 4 TỔNG SỐ 1 TN Giao thông 2 Đuối nước 3 Ngộ độc thực phẩm 4 Tự tử 5 TN lao động 6 TN khác ………….., ngày…tháng…năm… Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) Giám đốc (Ký tên và đóng dấu)

1. Mục đích:

Đánh giá tình hình mắc và tử vong do tai nạn thương tích phục vụ công tác tuyên truyền giáo dục người dân phòng tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra, đồng thời có giải pháp nhằm hạn chế mắc và tử vong do tai nạn.

Đọc thêm:  KS nghĩa là gì? Tại sao nó lại bị nhiều người ghét đến vậy? - Đại

2. Kỳ báo cáo: 6 và 12 tháng.

3. Cách tổng hợp và ghi chép: Chỉ tổng hợp bị TNTT điều trị tại cơ sở.

Biểu gồm: 4 cột

Cột 1 (số thứ tự): Đã được đánh số theo loại TNTT.

Cột 2 (tên TNTT): Thống kê một số TNTT như đã ghi trong biểu.

Cột 3 (mắc): Ghi số mắc TNTT theo từng loại TNTT.

Cột 4 (tử vong): Ghi số tử vong do TNTT tương ứng với loại TNTT.

4. Nguồn số liệu: Sổ khám bệnh A1/YTCS của cơ sở.

* Mẫu đơn tình hình mắc và tử vong do tai nạn thương tích

TÌNH HÌNH MẮC VÀ TỬ VONG DO TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

Báo cáo 3, 6, 9, 12 tháng

TT Tên cơ sở y tế Tổng số TNGT Đuối nước Ngộ độc TP Tự tử TNLĐ TN khác M TV M TV M TV M TV M TV M TV M TV 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 TỔNG SỐ A Y tế công I Tuyến tỉnh II Tuyến huyện và xã B Y tế tư nhân

– Mục đích: Thống kê tất cả các trường hợp bị TNTT đến khám và điều trị tại cơ sở y tế. Số liệu của biểu này sẽ phục vụ đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu chiến lược phòng chống TNTT của từng vùng và quốc gia. Xây dựng các giải pháp can thiệp kịp thời làm giảm mắc và tử vong do TNTT.

Thời gian báo cáo: 3 tháng; 6 tháng; 9 tháng và 12 tháng (cả năm).

Cách tổng hợp và ghi chép

Cột 1: Ghi số thứ tự các cơ sở y tế.

Cột 2: Ghi tên các cơ sở y tế.

Cột 3 và cột 4: Ghi số tổng số mắc và tử vong do TNTT.

Cột 5 và cột 6: Ghi số mắc và tử vong do TNGT.

Cột 7 và cột 8: Ghi số mắc và tử vong do đuối nước.

Cột 9 và cột 10: Ghi số mắc và tử vong do ngộ độc thực phẩm.

Cột 11 và cột 12: Ghi số mắc và tử vong do tự tử.

Cột 13 và cột 14: Ghi số mắc và tử vong do Tai nạn lao động.

Cột 15 và cột 16: Ghi các Tai nạn khác như sặc bột, trâu/bò húc. v.v…

– Thông tư 15/1016/TT- BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH, trong đó hướng dẫn cụ thể việc chẩn đoán, giám định danh mục 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH.

– Cụ thể, những bệnh nghề nghiệp khác được hưởng BHXH, bao gồm: bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp; bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp; bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp; bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp; bệnh bụi phổi than nghề nghiệp; bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp; bệnh hen nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng; bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp; bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn; bệnh giảm áp nghề nghiệp; bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân; bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ; bệnh phóng xạ nghề nghiệp; bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp; bệnh nốt dầu nghề nghiệp; bệnh sạm da nghề nghiệp; bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm; bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài; bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su; bệnh Leptospira nghề nghiệp; bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp; bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp; bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.

Đọc thêm:  Mua iPhone 12 - Apple (VN)

Nguyên tắc chẩn đoán, điều trị, dự phòng đối với người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp ( Điều 3)

– Người lao động sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cần được:

+ Hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó;

+ Điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đối với nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời;

+ Điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.

– Một số bệnh nghề nghiệp (bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, do rung toàn thân, nhiễm độc mangan, các bệnh bụi phổi nghề nghiệp trừ bệnh bụi phổi bông) và ung thư nghề nghiệp, ung thư do các bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định cần chuyển khám giám định ngay.

– Trường hợp chẩn đoán các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian bảo đảm không nhất thiết phải có các xét nghiệm xác định độc chất trong cơ thể.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

– Bước 1: Cá nhân, tổ chức làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp phải chuẩn bị và nộp hồ sơ theo quy định.

– Bước 2: Sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tổ chức họp Hội đồng tư vấn chuyên môn để thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo rõ lý do cho cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp biết để cơ sở bổ sung hoặc hoàn chỉnh hồ sơ.

Đọc thêm:  Từ chỉ sự vật là gì? Đặc điểm của Từ chỉ sự vật khi học tiếng việt lớp 2

– Bước 3: Sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày họp thẩm định, Hội đồng tư vấn chuyên môn phải trình biên bản thẩm định lên Lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp để xem xét và quyết định cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; trường hợp không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh (Phòng Nghiệp vụ Y) cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận.

– Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

+ Bản sao hợp pháp kết quả xét nghiệm HIV dương tính của người bị phơi nhiễm với HIV sau khi được cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Quyết định số 120/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với HIV, người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, bao gồm cả bản đọc kết quả xét nghiệm bằng kỹ thuật ELISA;

+ Công văn đề nghị cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp của cơ quan, đơn vị nơi người bị nhiễm HIV đang công tác.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC: Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận hồ sơ đề nghị và xét cấp Giấy chứng nhận cho người đang công tác, thực tập tại các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Điều kiện để xác định người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp:

– Có giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Quyết định số 120/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với HIV, người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

– Kết quả xét nghiệm HIV của người bị phơi nhiễm với HIV tại một trong ba thời điểm 01 tháng, 03 tháng, 06 tháng sau khi bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp là dương tính do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button