CaCO3 → CaO + CO2↑ | CaCO3 ra CaO – Tailieumoi.vn

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình CaCO3 → CaO + CO2↑ gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Canxi. Mời các bạn đón xem:

Phương trình CaCO3 → CaO + CO2↑

1. Phương trình phản ứng hóa học:

CaCO3 → CaO + CO2↑

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

– Canxi cacbonat bị nhiệt phân giải phóng khí CO2

3. Điều kiện phản ứng

– Nhiệt độ: 900oC

4. Tính chất hóa học

– Mang đầy đủ tính chất hóa học của muối:

Tác dụng với axit mạnh:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

Kém bền với nhiệt:

CaCO3 -to→ CaO + CO2

CaCO3 tan dần trong nước có hòa tan khí CO2.

CaCO3 + CO2 + H2O ⇆ Ca(HCO3)2

→ Khi đun nóng:

Ca(HCO3)2 -to→ CaCO3↓ + CO2 + H2O

5. Cách thực hiện phản ứng

– Nhiệt phân CaCO3 ở nhiệt độ cao

6. Bạn có biết

Tương tự như CaCO3, các muối cacbonat không tan đều bị nhiệt phân trừ muối amoni

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Để điều chế Ca từ CaCO3 cần thực hiện ít nhất mấy phản ứng ?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phản ứng (1): CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Phản ứng (2): CaCl2 → Ca + Cl2 ↑

Ví dụ 2: Điều nào sai khi nói về CaCO3

Đọc thêm:  NH3 + O2 → NO + H2O | NH3 ra NO - vietjack.me

A. Là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước.

B. Không bị nhiệt phân hủy.

C. Bị nhiệt phân hủy tạo ra CaO và CO2.

D. Tan trong nước có chứa khí cacbonic.

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình nhiệt phân: CaCO3 → CaO + CO2 ↑

Ví dụ 3: Vôi sống sau khi sản xuất phải được bảo quản trong bao kín. Nếu để lâu ngày trong không khí, vôi sống sẽ “chết”. Hiện tượng này được giải thích bằng phản ứng nào dưới đây ?

A. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

B. CaO + CO2 → CaCO3

C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

D. CaO + H2O → Ca(OH)2

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Nếu để vôi sống lâu ngày trong không khí thì vôi sống sẽ tac dụng với khí cacbonic có trong không khí để tạo thành kết tủa CaCO3, không tạo thành vôi tôi được nữa

Ví dụ 4: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và Na2CO3 thu được 11,6 gam chất rắn và 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng CaCO3 trong X là

A. 6,25%.

B. 8,62%.

C. 50,2%

D. 62,5%.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Chỉ có phản ứng: CaCO3 → CaO + CO2

=> nCO2 = nCaCO3 = 0,1mol = nCaO

=> mNa2CO3 = 11,6 – mCaO = 6g

=> Trong hỗn hợp đầu có : 6g Na2CO3 và 10g CaCO3

=> %mCaCO3/hh đầu = 62,5%

Ví dụ 5: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Điện phân NaCl nóng chảy.

(b) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.

Đọc thêm:  NH3 + HNO3 → NH4NO3 - VnDoc.com

(c) Nhiệt phân hoàn toàn CaCO3.

(d) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư.

(e) Dẫn khí H2 dư đi qua bột CuO nung nóng.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 1.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

(a) NaCl → Na + Cl2

(b) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

(c) CaCO3 → CaO + CO2

(d) Na + H2O + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2 + H2

(e) H2 + CuO → Cu + H2O

Ví dụ 6: Cho 0,448 lít CO2 hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:

A. 1,182.

B. 3,940.

C. 2,364.

D. 1,970

Đáp án D

Ví dụ 7: Cho các chất sau đây: MCl, NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3,NaHCO3. Số chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là:

A. 5.

B. 3.

C. 2.

D. 1

Đáp án C

Ví dụ 8: Phản ứng sản xuất vôi: CaCO3(r) → CaO(r) + CO2(k); ΔH > 0 .

Biện pháp kĩ thuật tác động vào quá trình sản xuất vôi để tăng hiệu suất phản ứng là

A. giảm nhiệt độ.

B. tăng nhiệt độ và giảm áp suất khí CO2.

C. tăng áp suất.

D. giảm nhiệt độ và tăng áp suất khí CO2.

Đáp án B

8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Canxi và hợp chất:

CaCO3 + 2HCl → H2O + CO2↑ + CaCl2

CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2↑

CaCO3 + H2SO4 → H2O + CO2 ↑ + CaSO4↓

Đọc thêm:  Fe3O4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O - VnDoc.com

CaCO3 + H2CO3 → Ca(HCO3)2

3CaCO3 + 2H3PO4 → Ca3(PO4)2 ↓ + 3H2O + 3CO2↑

CaCO3 + 2HBr → H2O + CO2 ↑ + CaBr2

CaCO3 + 2HF → H2O + CO2 ↑ + CaF2

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button