C2H2 ra C2H6 l C2H2 + H2 → C2H6 l Axetilen ra Benzen

Phản ứng C2H2 + H2 → C2H6

C2H2 ra C2H6 l C2H2 + H2 → C2H6 l Axetilen ra Benzen (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng cộng giữa C2H2 và H2

C2H2 + H2 C2H6

2. Điều kiện phản ứng xảy ra C2H2 và H2

Nhiệt độ, xúc tác Niken.

Lưu ý: Ngoài ra khi cho C2H2 tác dụng với H2 ở điều kiện nhiệt độ chất xúc tác khác nhau cho sản phẩm khác nhau.

C2H2 + H2 C2H4

3. Bản chất của C2H2 (Axetilen) trong phản ứng

Do có một liên kết ba giữa hai nguyên tử cacbon trong một phân tử axetilen nên trong những điều kiện thích hợp, axetilen có phản ứng cộng với hidro cùng một số chất khác như HCl,…

4. Tính chất hóa học của Ankin

4.1. Phản ứng cộng

Phản ứng cộng halogen (phản ứng halogen hóa)

  • Cộng brom

CH ≡ CH + Br – Br → Br-CH = CH – Br

  • Cộng clo

C2H2+ Cl2 → C2H2Cl2

  • Phản ứng cộng hiđro (phản ứng hiđro hóa)

C2H2 + H2→ C2H6

Điều kiện phản ứng xảy ra C2H2 và H2: Nhiệt độ, xúc tác Niken

Lưu ý: Ngoài ra khi cho C2H2 tác dụng với H2 ở điều kiện nhiệt độ chất xúc tác khác nhau cho sản phẩm khác nhau

C2H2 + H2 → C2H4

  • Phản ứng cộng axit

C2H2 + HCl → C2H3Cl (Nhiệt độ và xúc tác HgCl2)

  • Phản ứng cộng nước (phản ứng hiđrat hóa

C2H2 + H2O → CH3CHO (Nhiệt độ: 80 độ C Xúc tác: Hg2+ Dung môi: H2SO4)

4.2. Phản ứng thế bằng ion kim loại

* Phản ứng của ank-1-in

CH≡CH + AgNO3 + NH3→ CAg≡CAg↓ (Bạc Axetilen) + 2NH4NO3

Nhận xét: Phản ứng này dùng để phân biệt ank-1-in với anken và ankan.

4.3. Phản ứng oxi hóa

Axetilen cháy hoàn toàn tạo ra CO2, H2O và tỏa nhiều nhiệt:

C2H2 + 5/2O2 → 2CO2 + H2O

Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn: tương tự anken và ankađien, ankin cũng có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4

Đọc thêm:  Al(OH)3 + HCl → AlCl3 + H2O - VnDoc.com

3C2H2 + 8KMnO4 + 4H2O → 3(COOH)2 + 8MnO2 + 8KOH

5. Bài tập trắc nghiệm liên quan ankin

Câu 1. Phương pháp điều chế etilen trong phòng thí nghiệm là

A. cracking ankan.

B. tách H2 từ etan.

C. cho C2H2 tác dụng với H2, xúc tác Pd/PbCO3.

D. đun C2H5OH với H2SO4 đặc ở 170oC.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 2. Tính chất hóa học nào sau đây không phải của etilen

A. etilen cháy tạo thành khí CO2 và H2O tỏa nhiệt nhiều

B. làm mất màu trong dd brom

C. tham gia phản ứng thế vs halogen

D. tham gia phản ứng trùng hợp

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 3. Ứng dụng nào sau đây không phải ứng dụng của etilen?

A. Điều chế PE.

B. Điều chế rượu etylic

C. Điều chế khí ga.

D. Dùng để ủ trái cây mau chín.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 4. Cho các hợp chất sau: CH4, C2H6, C2H4, H2. Có bao nhiêu chất tác dụng với dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Chất tác dụng với dung dịch nước brom là C2H4 vì trong phân tử C2H4 có liên kết đôi

CH2 = CH2 + Br2 → CH2Br=CH2Br

Câu 5. Tính chất vật lí của etilen là

A. Chất lỏng, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

B. Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

C. Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

D. Chất khí, không màu, không mùi, tan tốt trong nước và nhẹ hơn không khí.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Tính chất vật lí của etilen là: Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

Đọc thêm:  Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học CH4→ C2H2→ C4H4→ C4H6

Câu 6. Axetilen tham gia phản ứng cộng H2O (xúc tác HgSO4, thu được sản phẩm hữu cơ là:

A. C2H4(OH)2

B. CH3CHO

C. CH3COOH

D. C2H5OH

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 7. Đimetylaxetilen còn có tên gọi là:

A. propin

B. but-1-in

C. but-2-in

D. but-2-en

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 8. Để nhận biết các ankin có liên kết ba ở đầu mạch là phản ứng thế bằng ion kim loại do ankin có:

A. Liên kết 3 kém bền

B. 2 liên kết π ở liên kết ba kém bền

C. Nguyên tử H ở C nối ba linh động

D. Nguyên tử C lai hóa sp

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Để nhận biết các ankin có liên kết ba ở đầu mạch là phản ứng thế bằng ion kim loại do ankin có nguyên tử H ở C nối ba linh động

Câu 9. Chất X có công thức: CH3 – CH(CH3) – C=CH. Tên thay thế của X là

A. 2-metylbut-2-en

B. 3-metylbut-1-in

C. 3-metylbut-1-en

D. 2-metylbut-3-in

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 10. Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3?

A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 => có nối 3 đầu mạch

CH≡C-CH2-CH2-CH3

(CH3)2CH-C≡CH

Câu 11. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa?

A. CH3 – CH = CH2

B. CH2 – CH – CH = CH2.

C. CH3 – C ≡ C – CH3

D. CH3 – CH2 – C ≡ CH2

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 12. Trong điều kiện thích hợp, axetilen có thể tác dụng được với các chất dãy nào sau đây

A. H2, Br2, dung dịch H2SO4

B. H2, H2O, Br2, HCl

C. H2, H2O, Br2, HBr, dung dịch NaOH

D. H2, H2O, Br2, dung dịch H2SO4

Đọc thêm:  Cl2 + NaBr → NaCl + Br2 - Cl2 ra Br2 - VnDoc.com

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

C2H2 + H2 C2H4

CH ≡ CH + Br – Br → Br-CH = CH – Br

C2H2 + H2O CH3CHO

C2H2 +HCl C2H3Cl

Câu 13. Khi ném đất đèn xuống ao sẽ làm cá chết, đó là hiện tương do phản ứng nào gây ra

A. khí C2H2 sinh ra có độc tính

B. CaC2 cacbua canxi (thành phần chính của đất đèn) là một chất độc

C. trong thành phần của đất đèn, ngoài canxi cacbua CaC2 còn có một số muối sunfua, photphua gây độc cho cá

D. khí C2H2 tác dụng với nước sinh ra chất độc làm cá bị chất

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua CaC2, khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hiđroxit:

CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2

Axetilen có thể tác dụng với nước tạo ra anđehit axetic, chính chất này làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết.

Câu 14. Câu nào sau đây là sai về ankin?

A. Ankin có số đồng phân ít hơn anken tương ứng (số C ≥ 4).

B. Ankin tương tự anken đều có đồng phân hình học.

C. But-1-in phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 còn but-2-in thì không phản ứng.

D. Ankin và anken đều làm mất màu dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

A đúng.

B sai, ankin không có đồng phân hình học.

C đúng, do but-1-in có liên kết ba đầu mạch còn but-2-in không có liên kết ba đầu mạch.

D đúng, do chúng đều chứa liên kết bội kém bền.

Xem thêm các phương trình phản ứng hóa học khác:

C2H2 + H2 → C2H4

C2H2 + HCl → C2H3Cl

CH≡CH → CH2=CH-C≡CH

C2H4 + O2 → CH3CHO

C2H4 + H2O → C2H5OH

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button