I. So sánh tính chất vật lý của Glucozơ, tinh bột, saccarozơ và
Vì vậy bài viết này sẽ so sánh tính chất hóa học và tính chất vật lý của Glucozơ, tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ như một cách hệ thống lại kiến thức giúp các em dễ ghi nhớ hơn.
I. So sánh tính chất vật lý của Glucozơ, tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ
* Tính chất vật lý của Glucozo
– Là chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt.
* Tính chất vật lý của Saccarozo
– Là chất kết tinh, không màu, không mùi, có vị ngọt, tan tốt trong nước, độ tan tăng nhanh theo nhiệt độ
* Tính chất vật lý của tinh bột
– Chất rắn, ở dạng bột, vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh.
– Trong nước nóng, hạt tinh bột sẽ ngậm nước và trương phồng lên tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.
* Tính chất vật lý của xenlulozo
– Chất rắn, dạng sợi màu trắng, không mùi vị. Không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ, chỉ tan trong nước svayde.
• Giống nhau: Cả 4 chất Glucozơ, tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ đều là chất rắn.
• Khác nhau: Saccarozơ và glucozơ đều dễ tan trong nước; tinh bột và xenlulozơ đều không tan trong nước. Glucozơ à dạng tinh thể, saccarozơ ở dạng kết tinh, xenlulozơ ở dạng sợi, tinh bột ở dạng bột vô định hình.
II. So sánh tính chất hóa học của Glucozơ, tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ
* Glucozơ
+ Có tính chất của ancol đa thức
– Tác dụng Cu(OH)2
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
– Phản ứng este
CH2OH(CHOH)4CHO + 5(CH3CO)2O → CH3COOCH2(CHOOCCH3)4CHO + 5CH3COOH
+ Có tính chất của andehit
– Phản ứng tráng bạc (oxi hóa glucozơ bằng dd AgNO3 trong amoniac)
C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag
CH2OH(CHOH)4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
– Oxi hóa glucozơ bằng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
CH2OH(CHOH)4CHO + Cu(OH)2 + NaOH CH2OH(CHOH)4COONa + Cu2O↓(đỏ gạch) + 3H2O
– Khử glucozơ bằng hidro
CH2OH(CHOH)4CHO + H2 CH2OH(CHOH)4CH2OH
– Phản ứng lên men.
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2↑
* Saccarozơ
Do không có nhóm chức andehit nên saccarozo không có tính khử như glucozo, nhưng có tính chất của ancol đa chức.
Do được cấu tạo từ hai gốc monosaccarit nên saccarozo có phản ứng thủy phân.
– Phản ứng với Cu(OH)2
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
– Phản ứng thủy phân:
C12H22O11 + H2O C6H12O6 (glucozo) + C6H12O6 (fructozo)
* Tinh bột
– Phản ứng thủy phân
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
– Phản ứng màu với iot.
* Xenlulozo
– Phản ứng thủy phân
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
– Phản ứng với axit nitric
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 (đặc) [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
Từ tính chất hóa học trên của Glucozơ, tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ ta thấy:
– Chỉ Glucozơ có tính chất nhóm chức andehit (phả ứng tráng bạc, khử hidro,…)
– Tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ cả 3 đều có phản ứng thủy phân
– Chỉ tinh bột làm iot (tinh bột hấp thụ iot cho màu xanh tím)
– Glucozơ và Saccarozơ cùng có tính chất của nhóm ancol phản ứng Cu(OH)2. tạo thành dung dịch màu xanh lam.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!