Lý giải hiện tượng ma trơi trong hóa học

Lý giải hiện tượng ma trơi trong hóa học

Ma trơi là hiện tượng mà khi chúng ta ra ngoài bãi tha ma vào buổi tối thường hay thấy những đốm sáng lập lòe. Đây là một hiện tượng hóa học có thể giải thích được trong hóa học và ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nó. Nhưng trước khi lí giải hiện tượng ma trơi trong hóa học trên chúng ta sẽ nghiên cứu sơ lược về nguồn gốc tạo ra ma trơi, đó chính là Photpho.

Nội dung chính

Bạn đang xem bài: Lý giải hiện tượng ma trơi trong hóa học

Tính chất hóa học của Photpho

– Photpho hoạt động hóa học mạnh hơn Nitơ (ở điều kiện thường), do liên kết kém bền hơn.

– Photpho trắng hoạt động hơn Photpho đỏ.

– Trong phản ứng hóa học, phân tử P4 được viết dưới dạng NT P

– Có các số oxi hóa: -3 0 +3 5

PH3 P P2O3 H3PO4

=> Thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa

Lý giải hiện tượng ma trơi trong hóa học

Ma trơi thường xuất hiện ở đâu?

Ma trơi là một từ ngữ được người việt gọi xuất hiện cùng những câu chuyện ly kỳ trong dân gian. Hiện tượng này thường xuất hiện vào cuối mùa xuân, ma trơi xuất hiện khi thời tiết có mưa phùn ở các miền núi phía Bắc hoặc là những cơn gió bấc. Tương truyền ma trơi xuất hiện thành từng cặp hoặc cũng có thể là đơn lẻ. Vị trí xuất hiện là xung quanh nghĩa địa. Đây tưởng chừng là câu chuyện mang tính chất giải trí, nhưng nó xuất hiện cũng có cơ sở khoa học của nó. Người ta thường gọi ma trơ là những bóng ma lập lè, có người còn tỏ ra khá quen thuộc với hiện tượng “bóng ma” này. Dù biết rõ ràng đây là một hiện tượng hóa học, nhưng vẫn có nhiều người vẫn không hết bỡ ngỡ khi thấy hiện tượng này.

Đọc thêm:  Zn(OH)2 + HCl → ZnCl2 + H2O - vietjack.me

Lý giải hiện tượng ma trơi

– Trong các số oxi hóa của Photpho, có số oxi hóa -3 với hợp chất Photphin PH3, là nguyên nhân tạo ra hiện tượng ma trơi.

– Photpho có nhiều trong xương và trong răng của chúng ta, nên khi người chết bị phân hủy, thì trong môi trường hiếm khí ở dưới đất, Photpho chuyển hóa thành photphin PH3 và đi-photphin P2H4, hỗn hợp này rất dễ cháy trong không khí ở nhiệt độ thường. Nên khi hỗn hợp này thoát ra khỏi mặt đất gặp không khí ở nhiệt độ thường liền cháy tạo ra một đốm sáng màu xanh bay lên.

Phương trình hiện tượng ma trơi

2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O

PH3 chỉ cháy trong không khí ở nhiệt độ 150 độ C, tuy nhiên khi có sự xuất hiện của P2H4, hỗn hợp này liền cháy ngay trong không khí ở nhiệt độ thường. Quá trình này xảy ra cả ngày lẫn đêm, tuy nhiên vào ban ngày do có tia sáng của mặt trời nên chúng ta không thể quan sát rõ hiện tượng này như ban đêm.

Còn về việc ma trơi đuổi theo người, là do khi chúng ta chạy tạo ra sự thay đổi về luồng khí trong không khí, mà khi hỗn hợp PH3 và P2H4 cháy trong không khí do có sự thay đổi này nên nó sẽ bị cuốn theo luồng khí mà chúng ta chạy. Do thần hồn nhát thần tính nên chúng ta nghĩ là có ma trơi đang đuổi theo chúng ta.

Đọc thêm:  Giải bài tập Hóa 9 Bài 37: Etilen - VnDoc.com

Sau khi đã lý giải hiện tượng ma trơi trong hóa học chúng ta có thể yên tâm hơn, không còn lo sợ khi gặp những đốm sáng ngoài nghĩa địa nữa. Đây bản chất chỉ là một hiện tượng hóa học chứ không tâm linh, huyền bí như người ta thường đồn thổi. Cũng từ hiện tượng này mà người ta thêu dệt lên rất nhiều câu truyện ma mị, khi đã biết về hiện tượng này chúng ta chỉ nên xem đây là những câu truyện giống như những truyện cổ tích, không nên cả tin rồi tự mình dọa mình nhé!

Ghé chuyên mục Hóa Học xem thêm nhiều bài học và bài tập bổ ích nữa nhé.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận! Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/ly-giai-hien-tuong-ma-troi-trong-hoa-hoc/

Trang chủ: tmdl.edu.vn Danh mục bài: Giáo dục

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button