Giải Hóa 9 Bài 10: Một số muối quan trọng – VnDoc.com

VnDoc xin giới thiệu bài Giải Hóa 9 Bài 10: Một số muối quan trọng với lời giải chi tiết rõ ràng giúp các bạn học sinh nắm chắc được những kiến thức căn bản của bài học để hiểu rõ hơn về một số muối quan trọng trong chương trình SGK môn Hóa lớp 9. Mời các bạn tải về tham khảo chuẩn bị tốt cho bài học sắp tới của mình

A. Giải bài tập Hóa 9 trang 36

Bài 1 trang 36 SGK Hóa 9

Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên:

a) Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó?

b) Không độc nhưng cũng không nên có trong nước ăn vì vị mặn của nó?

c) Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao?

d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?

Đáp án hướng dẫn giải bài tập 1

a) Pb(NO3)2

b) NaCl

c) CaCO3

d) CaSO4

Bài 2 trang 36 SGK Hóa 9

Hai dung dịch tác dụng với nhau, sản phẩm thu được có NaCl. Hãy cho biết hai dung dịch chất ban đầu có thể là những chất nào. Minh họa bằng các phương trình hóa học.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập 2

Từ dung dịch ban đầu, phản ứng có sinh ra muối NaCl, suy ra một dung dịch phải là dung dịch của hợp chất có chứa Na, dung dịch còn lại là dung dịch của hợp chất có chứa Cl. Mặt khác, vì NaCl tan nên sản phẩm còn lại phải là hợp chất không tan, chất khí hay H2O, thí dụ:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

BaCl2 + NaSO4 → 2NaCl + BaSO4↓

CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2↓

Bài 3 trang 36 SGK Hóa 9

a) Viết phương trình điện phân dung dịch muối ăn (có màng ngăn).

b) Những sản phẩm của sự điện phân dung dịch NaCl ở trên có nhiều ứng dụng quan trọng:

Khí clo dùng để: 1)…, 2)…, 3)…

Khí hidro dùng để: 1)…, 2)…, 3)…

Đọc thêm:  Al + HCl → AlCl3 + H2 | Al ra AlCl3 - vietjack.me

Natri hiđroxit dùng để: 1)…, 2)…, 3)…

Điền những ứng dụng sau đây vào những chỗ để trống ở trên cho phù hợp:

Tẩy trắng vải, giấy; nấu xà phòng; sản xuất axit clohi đric; chế tạo hóa chất trừ sâu, diệt cỏ dại; hàn cắt kim loại; sát trùng, diệt khuẩn nước ăn; nhiên liệu cho động cơ tên lửa; bơm khí cầu, bong thám không; sản xuất nhôm, sản xuất chất dẻo PVC; chế biến dầu mỏ.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập 3

a) Phương trình điện phân dung dịch NaCl (có màng ngăn):

2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2↑ + Cl2↑

b) Khí clo dùng để: 1) Tẩy trắng vải, giấy; sát trùng, diệt khuẩn nước ăn; 2) sản xuất axit HCl; 3) sản xuất chất dẻo PVC, chất trừ sâu, diệt cỏ dại.

Khí hidro dùng để: 1) hàn cắt kim loại; 2) làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa; 3) bơm khí cầu, bóng thám không.

Natri hiđroxit dùng để: 1) nấu xà phòng; 2) sản xuất nhôm; 3) chế biến dầu mỏ.

Bài 4 trang 36 SGK Hóa 9

Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt 2 muối có trong mỗi cặp chất sau được không? (nếu được thì ghi dấu (x), Nếu không thì ghi dấu (o) vào các ô vuông).

a) Dung dịch K2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3.

b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4.

c) Dung dịch NaCl và dung dịch BaCl2.

Viết các phương trình hóa học, nếu có.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập 4

Các phương trình hóa học:

Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3↓

CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2↓

(Những dung dịch K2SO4, Na2SO4, NaCl, BaCl2 đều không phản ứng với dung dịch NaOH).

Bài 5 trang 36 SGK Hóa 9

Trong phòng thí nghiệm có thể dùng những muối KClO3 hoặc KNO3 để điều chế khí oxi bằng phản ứng phân hủy.

a) Viết các phương trình hóa học đối với mỗi chất.

b) Nếu dùng 0,1 mol mỗi chất thì thể tích khí oxi thu được có khác nhau hay không? Hãy tính thể tích khí oxi thu được.

c) Cần điều chế 1,12 lít khí oxi, hãy tính khối lượng mỗi chất cần dùng.

Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập 5

a) Các phương trình phản ứng

2KNO3 overset{t^{circ } }{rightarrow} 2KNO2 + O2 ↑ (1)

2KClO3 overset{t^{circ } }{rightarrow} 2KCl + 3O2 (2)

b) Theo (1), (2), thấy số mol hai muối tham gia phản ứng như nhau nhưng số mol oxi tạo thành khác nhau do đó thể tích khí oxi thu được là khác nhau:

Đọc thêm:  KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 - VnDoc.com

Theo (1): nO2 = 1/2nKNO3 = 0,1/0,2 = 0,05 mol; VO2 = 0,05 x 22,4 = 1,12 lít

Theo (2): nO2 = 3/2nKClO3 = (0,1.0,3)/2 = 0,15 mol; VO2 = 0,15.22,4 = 3,36 lít

c) Để thu được 1,12 lít khí (0,05 mol) O2, thì:

Theo (1) nKNO3 = 2nO2 = 0,1 mol => mKNO3 = 0,1.101 = 10,1 gam

Theo (2): nKClO3 = 2/3nO2 = 2/3.0,05 mol; VKClO3 = 2/3.0,05.122,5 = 4,086 gam

>> Bài tiếp theo tại: Giải Hóa 9 Bài 11: Phân bón hóa học

B. Tóm tắt lý thuyết Hóa 9 bài 10: Một số muối quan trọng

1. Muối natri clorua (NaCl)

  • Trạng thái tự nhiên: Natri clorua tồn tại ở dạng hòa tan trong nước biển.
  • Tính chất vật lý của muối tinh khiết

Muối NaCl là chất rắn kết tinh không màu hoặc màu trắng

  • Tính chất hóa học

NaCl là chất điện li mạnh, phân li hoàn toàn trong nước, tạo ra các ion âm và dương.

Natri Clorua là muối của bazơ khá mạnh và axit mạnh nên nó mang tính trung tính → do đó tương đối trơ về mặt hóa học.

Tác dụng với muối Ag + (phản ứng trao đổi): NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

Tác dụng với nước: Ứng dụng để sản xuất HCl.

  • Cách khai thác

– Ở những nơi có biển hoặc hồ nước mặn, người ta khai thác NaCl từ nước mặn trên. Cho nước mặn bay hơi từ từ, thu được muối kết tinh.

– Ở những nơi có mỏ muối, người ta đào hầm hoặc giếng sâu đến mỏ muối để lấy muối lên. Muối mỏ sau khi khai thác, được nghiền nhỏ và tinh chế để có muối sạch.

  • Ứng dụng

Muối NaCl có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất, nó được dùng để:

Làm gia vị và bảo quản thực phẩm.

Làm nguyên liệu để sản xuất: Na, NaOH, H2, Cl2, Na2CO3, nước Javen (NaClO),…

2. Kali nitrat KNO3

Muối kali nitrat còn có tên gọi là diêm tiêu, là chất rắn màu trắng. Trong tự nhiên chỉ có 1 lượng nhỏ kali nitrat.

KNO3 là chất rắn, tan nhiều trong nước, khi tan thu nhiệt,

KNO3 bị nhiệt phân: 2KNO3 2KNO2 + O2

Ứng dụng:

Dùng chế tạo thuốc nổ, làm phân bón, bảo quản thực phẩm trong công nghiệp.

C. Giải SBT Hóa 9 bài 10: Một số muối quan trọng

Để giúp các bạn học sinh luyện tập được với các dạng bài tập của bài cũng như hoàn thành tốt các bài tập trong sách bài tập hóa 9 bài 10 VnDoc biên soạn hướng dẫn giải chi tiết bài tập tại: Giải Sách bài tập Hóa học 9 bài 10

Đọc thêm:  Hoá học 12 Bài 18: Tính chất của kim loại và Dãy điện ... - HOC247

D. Trắc nghiệm hóa 9 bài 10 Một số muối quan trọng

Câu 1. Trong tự nhiên muối natri clorua có nhiều trong

A. Nước mưa

B. Nước biển

C. Nước giếng khoan

D. Cây cối thực vật

Câu 2. Thuốc thử dùng để phân biệt Na2SO4 và Na2SO3

A. Dung dịch AgNO3

B. Dung dịch NaOH

C. Dung dịch BaCl2

D. Dung dịch HCl

Câu 3. Muối nào dưới đây bị nhiệt phân hủy

A. NaCl

B. FeS2

C. KNO3

D. CuCl2

Câu 4. Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của NaCl

A. Chế tạo thuốc nổ đen

B. Gia vị và bảo quan thực phẩm

C. Làm nguyên liệu sản xuất NaOH

D. Làm nguyên liệu cơ bản cho nhiều ngành công nghiệp hóa chất.

Ngoài các dạng câu hỏi bài tập tự luận sách giáo khoa và sách bài tập hóa 9 bài 10 ra. Để giúp bạn đọc nâng cao, củng cố rèn luyện kĩ năng giải bài tập cũng như kiến thức bài học. VnDoc đã biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm hóa 9 bài 10 với 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan kèm theo đáp án hướng dẫn giải chi tiết tại: Trắc nghiệm hóa học 9 bài 10

Giải Hóa 9 Bài 10: Một số muối quan trọng. Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn trả lời các câu hỏi nằm trong SGK môn lớp 9, nắm chắc về một số muối quan trọng từ đó vận dụng vào giải các các bài tập Hóa học lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo chuẩn bị cho bài học sắp tới

  • Giải bài tập trang 43 SGK Hóa lớp 9: Luyện tập chương 1 – Các hợp chất vô cơ
  • Giải bài tập SGK Hóa học lớp 9 bài 14: Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối
  • Bài tập Hóa học lớp 9 – Kim loại
  • Giải bài tập trang 39 SGK Hóa lớp 9: Phân bón hóa học
  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học phần bài tập lớp 9

………………………………………

Ngoài Giải Hóa 9 bài 10: Một số oxit quan trọng. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các Trắc nghiệm Hóa học 9, Giải sách bài tập Hóa 9, Giải bài tập Hóa học 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button