[TOP 10] Cách dạy bé ghép chữ cái tiếng Việt dễ dàng nhất – Monkey

[TOP 10] Cách dạy bé ghép chữ cái tiếng Việt dễ dàng nhất – Monkey

Vì sao cần phải dạy bé ghép chữ cái tiếng Việt?

Dạy bé học ghép chữ cái, kết hợp cùng đánh vần tiếng Việt là bài học quan trọng, cần thiết. Đây là bài học giúp bé hiểu rõ hơn về bảng chữ cái tiếng Việt, đọc hiểu dễ hơn, cũng như là nền tảng để học các kiến thức cao và các môn học khác…

Một số khó khăn khi dạy ghép chữ cho bé mà nhiều phụ huynh gặp phải

Đối với các bé mới bắt đầu làm quen và học chữ cái, có lẽ kiến thức ghép chữ với con sẽ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, với bố mẹ trong quá trình dạy, hướng dẫn bé cách ghép vần cũng sẽ gặp một số vấn đề như:

  • Con chưa nhận diện được mặt chữ: Nhiều bé khi chưa nhớ được 29 chữ cái tiếng Việt đã chuyển sang dạy bé học ghép chữ thì tất nhiên con không thể nào học được.
  • Một chữ bé đọc được nhưng khi ghép chữ thì không đọc được: Vì khi ghép vần thường sẽ phải từ 2 chữ trở lên, nên sẽ có cách đọc khác nhau nên con thường sẽ không nhớ được những từ ghép này.
  • Bé phát âm sai: Tiếng Việt khá phức tạp, khi chữ cái đứng một mình sẽ phát âm khác, nhưng ghi ghép vần sẽ có cách phát âm khác, nên nhiều bé thường phát âm sai chúng và dẫn đến viết sai.
  • Bé dễ học trước quên sau: Đây có lẽ là nỗi khó khăn lớn nhất của bố mẹ khi dạy con học tập, nên đòi hỏi bạn phải có phương pháp học tập khác hữu hiệu hơn.
  • Con còn khá ham chơi: Các bé trong độ tuổi học chữ thường rất ham chơi, cùng với kiến thức học ghép chữ khó nên nhiều bé không có sự hứng thú và việc học tập kém hiệu quả.

Những khó khăn trong khi dạy bé ghép chữ này đều bắt nguồn từ việc bố mẹ chưa có phương pháp dạy hợp lý. Vậy nên, hãy thứ tham khảo một số cách dạy con học kiến thức này hiệu quả mà Monkey chia sẻ phần sau đây.

Phương pháp dạy bé ghép chữ cái tiếng Việt hiệu quả bố mẹ nên thử áp dụng

Để có thể khắc phục được những khó khăn trên, cũng như giúp con học ghép chữ trong tiếng việt hiệu quả thì bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Đọc thêm:  Soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh | Soạn văn 8 hay nhất

Dạy bé làm quen với mặt chữ cái, nhất là chữ cái ghép vần tiếng Việt

Quan trọng và đầu tiên khi dạy bé học ghép chữ chính là nhận diện được hết mặt chữ cái, rồi cho con làm quen với bảng chữ cái tiếng Việt ghép.

Đây là kiểu bảng chữ cái có đầy đủ những chữ cái được ghép với nhau theo đúng quy tắc, kèm theo màu sắc, hình ảnh minh họa sẽ giúp bé học một cách dễ dàng hơn, thay vì học bảng chữ cái 29 chữ cái thông thường.

Tuy nhiên, để bé học được bảng chữ cái ghép vần này, đòi hỏi các bé đã phải nhận diện được 29 mặt chữ tiếng Việt. Nếu không thì bố mẹ cần phải giúp con học phần này trước, không nên “nhảy cóc” trong quá trình dạy học sẽ khiến bé bị hổng kiến thức.

Dạy bé học 11 chữ cái ghép từ những từ đơn giản

Hiện tại, trong bảng chữ cái tiếng Việt có tổng cộng 11 chữ ghép mà bố mẹ nên dạy lần lượt cho bé như:

  • Âm c ghép cùng h sẽ tạo thành ch: Cha, cho, chú, chung, che chở….
  • Âm g ghép cùng h sẽ tạo thành gh: ghi, ghẹ, ghế,…
  • Âm g ghép cùng i sẽ tạo thành gi: giây, giờ, giàu…
  • Âm n ghép cùng h sẽ tạo thành nh: nhớ, nhỏ, nhẹ…
  • Âm n ghép cùng g sẽ tạo thành ng: nghèo, ngầu, ngủ…
  • Âm n ghép cùng g và h sẽ tạo thành ngh: nghề nghiệp, nghi, nghinh…
  • Âm k ghép cùng h sẽ tạo thành kh: không khí, khâu, khập khiễng…
  • Âm p ghép cùng h sẽ tạo thành ph: Phở, phóng, phượng,…
  • Âm q ghép cùng u sẽ tạo thành qu: quạ, quýt, quê…
  • Âm t ghép cùng h sẽ tạo thành th: tha thiết, tha thứ, thanh thản…
  • Âm t ghép cùng r sẽ tạo thành tr: tre, trúc, trên, trong…

Dạy bé học ghép chữ với các nguyên âm và phụ âm

Để có thể ghép chữ trong tiếng Việt một cách chính xác, đòi hỏi bố mẹ cần giúp con học và nắm chắc các nguyên âm và phụ âm.

Cụ thể, trong tiếng Việt sẽ có tổng cộng 12 nguyên âm bao gồm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y (trong đó sẽ có một số nguyên âm biến thể là ă, â, ê, ô, ơ, ư). Đi kèm với đó là 17 phụ âm bao gồm b, c, d, đ, g, h, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.

Bên cạnh đó, trong các chữ ghép thường sẽ là phụ âm + nguyên âm: ba, bê, con, dê….hay là sự kết hợp của nhiều nguyên âm hợp lại mà thành như oai, ay, ai,…

Vậy nên, khi nắm chắc được kiến thức về nguyên âm và phụ âm sẽ giúp bé học chữ ghép một cách hiệu quả hơn.

Dạy bé cách ghép chữ đơn giản theo quy tắc

Thực chất, việc học tiếng Việt cũng không quá khó vì cách ghép chữ đều có những quy tắc riêng khi phát âm, nên bố mẹ hoàn toàn có thể áp dụng những quy tắc này để giúp bé học một cách hiệu quả hơn. Cụ thể:

Quy tắc 1: Mẫu tự + nguyên âm + mẫu tự/nguyên âm + dấu (nếu có) + chữ ghép vần.

Ví dụ:

  • Mẹ: mờ – e – me – nặng – mẹ.
  • Ba: bờ – a – ba
Đọc thêm:  Soạn bài Đi đường | Soạn văn 8 hay nhất – VietJack.com

Quy tắc 2: Phụ âm ghép + vần + phụ âm ghép/vần + dấu (nếu có) + chữ ghép vần.

Ví dụ:

  • Người: Ngờ – ươi – ngươi – huyền – người.
  • Bạn: bờ – an – ban – nặng – bạn.

Giúp bé học ghép chữ cái thông qua các trò chơi yêu thích

Đối với lứa tuổi của trẻ mới bắt đầu học chữ thường từ 3 – 5 tuổi, các con đang trong độ tuổi khám ham chơi. Nên việc áp dụng các bài học thông qua các trò chơi sẽ là tuyệt chiêu giúp mỗi giờ học của bé trở nên thú vị và hứng thú hơn, để từ đó giúp con tiếp thu nhanh chóng hơn.

Chẳng hạn như bé đang chơi đồ chơi nào đó, bạn có thể hướng dẫn con cách ghép chữ của đồ chơi đó. Điều này vừa giúp bé ghép chữ, đánh vần vừa hình dung được hình dáng thực tế của từ đó hiệu quả.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể dạy con học ghép chữ thông qua trò chơi “tìm chữ cái bị mất”, chẳng hạn như chữ “gà” thì chỉ còn chữ “..à”, để bé đi tìm chữ còn lại giữa hai chữ “g” và “d” hay nhiều lựa chọn khác để bé lựa chọn. Nếu bé chọn sai hãy yêu cầu con chọn lại, nếu chọn đúng thì có thể vỗ tay, có những phần quà nhỏ tặng bé để khích lệ tinh thần.

Dạy bé ghép vần những từ có ý nghĩa, gắn liền với thực tế

Với các bé nhỏ, các con sẽ không hiểu từ này từ kia có công dụng là gì. Vậy nên, để giúp bé dễ hiểu, dễ hình dung để ghi nhớ tốt đòi hỏi bố mẹ nên đưa ra các ví dụ gắn liền với thực tế, có ý nghĩa.

Chẳng hạn như học chữ b thì có thể lấy ví dụ về cái bàn, rồi cùng con ghép vần của từ bàn là (bờ an ban huyền bàn),… với những ví dụ về thực tế sẽ giúp bé dễ hiểu để học chúng hiệu quả hơn.

Học kết hợp với thực hành nhiều hơn

Thay vì chỉ học dựa trên lý thuyết, mẹ đọc chữ a con cũng đọc chữ a,… thì bố mẹ nên cho bé thực hành nhiều hơn.

Việc thực hành ở đây có thể thông qua việc cho bé học phát âm chính xác, kết hợp với tập viết, làm bài tập, cùng chơi trò chơi,…

Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần sắp xếp thời gian học tập hợp lý, bởi vì bé sẽ có nhiều kiến thức khác phải làm quen, học tập và luyện tập. Nếu không cần bằng được sẽ dễ khiến con cảm thấy nhàm chán và không còn hứng thú, nên học tập cũng sẽ giảm hiệu quả.

Trang bị những dụng cụ hỗ trợ việc dạy bé ghép chữ cái tiếng Việt

Để có thể hỗ trợ con học ghép chữ hiệu quả hơn, bố mẹ có thể đầu tư những dụng cụ hỗ trợ như bảng chữ cái tiếng Việt loại 29 chữ và loại chỉ mỗi chữ ghép, hoặc các đồ chơi học chữ, flash card,… với những giáo cụ hỗ trợ này sẽ giúp bé học chữ dễ dàng và đạt kết quả tốt hơn.

Hướng dẫn bé học chữ ghép tiếng Việt một cách từ tốn, ân cần

Thay vì dạy bé học liên tục nhiều chữ ghép khác nhau, bố mẹ nên từ tốn trong cách dạy của mình. Nên dạy con học từng chữ một, kết hợp với ví dụ cho đến khi bé hiểu mới chuyển sang chữ tiếp theo.

Đọc thêm:  Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên 3 Dàn ý & 24 bài văn mẫu lớp 7

Ngoài ra, nhiều bố mẹ thường hay quát mắng con khi bé lỡ “học trước quên sau”. Chính điều này sẽ vô tình tạo áp lực khiến bé sợ học, nên bạn hãy dạy con học một cách ân cần và từ tốn hơn nhé.

Giúp bé học chữ ghép tiếng việt hiệu quả hơn cùng Vmonkey

Với những bố mẹ không có nhiều thời gian để hỗ trợ bé học, hoặc nhiều trường hợp bố mẹ không có năng khiếu sư phạm lẫn kiến thức thì có thể lựa chọn Vmonkey làm người bạn đồng hành cùng con.

Vmonkey được biết đến là ứng dụng dạy học tiếng Việt online cho bé 3 – 10 tuổi được hàng triệu bố mẹ tin dùng.

Cụ thể, với ứng dụng này bé sẽ được học mọi kiến thức liên quan tới tiếng Việt từ bảng chữ cái, cách đánh vần, ghép chữ, luyện phát âm… thông qua hàng ngàn sách truyện và sách nói được minh họa với hình ảnh ngộ nghĩnh, giọng đọc đúng chuẩn để bé dễ dàng hình dung và học tập hơn.

Chưa kể, lồng ghép với mỗi bài học là những trò chơi tương tác để bé ôn luyện và củng cố kiến thức, giúp con ghi nhớ hiệu quả hơn.

Đảm bảo, với Vmonkey sẽ tạo được nền tảng tiếng Việt vững chắc cho bé, hỗ trợ việc học trên trường tốt hơn, tăng kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ, cảm xúc một cách hiệu quả mà bố mẹ không nên bỏ lỡ.

CLICK TẢI VMONKEY: TẠI ĐÂY.

Một số lưu ý quan trọng khi bố mẹ dạy chữ ghép cho bé

Với kiến thức ghép chữ trong tiếng Việt khá khó, nên trong quá trình dạy bé học thì bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Luôn đồng hành cùng con: Việc luôn có bố mẹ đồng hành hướng dẫn, chỉ bảo sẽ giúp bé tự tin hơn trong quá trình học tập, cũng như gia tăng tình cảm gia đình.
  • Phân chia thời gian học tập hợp lý: Ngoài học ghép chữ thì tiếng Việt còn có nhiều kiến thức khác, chưa kể còn nhiều môn học, kỹ năng khác bé cũng cần luyện tập nên bố mẹ cần có kế hoạch dạy bé học hợp lý.
  • Không tạo áp lực học hành quá nhiều lên bé: Thay vì quát mắng khi con làm sai bài, phát âm sai,.. thì bố mẹ nên ân cần hướng dẫn con hiểu đúng, để tránh việc bé bị áp lực và sợ học.
  • Bố mẹ cũng cần chuẩn bị kiến thức cho mình khi dạy bé học: Bé sẽ không nắm được kiến thức hoặc hiểu sai cách học nếu như cả bố mẹ không hiểu về những gì mình dạy. Nên hãy tìm hiểu trang bị cho mình kiến thức đó trước khi bắt đầu hướng dẫn bé.

Xem thêm: Hướng dẫn dạy bé học chữ g “tưởng khó mà dễ” bố mẹ nên áp dụng

Kết luận

Trên đây là những thông tin hướng dẫn về cách dạy bé ghép chữ, một kiến thức khá khó với trẻ. Vậy nên, bố mẹ hãy tìm hiểu và áp dụng những phương pháp mà Monkey đưa ra để có được kết quả tốt nhất nhé.

Đánh giá bài viết