Nguyên tố hóa học là gì? Có bao nhiêu nguyên tố hoá học?
Nguyên tố hóa học là gì? Có bao nhiêu nguyên tố hoá học? Một trong những khái niệm mà bất kỳ ai cũng phải làm quen khi bắt đầu học Hoá học đó chính là nguyên tố hoá học. Vậy nguyên tố hoá học là gì? Có tất cả bao nhiêu nguyên tố hoá học? Đặc điểm của các nguyên tố hoá học như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tất cả những thông tin về nguyên tố hoá học qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé,
Nguyên tố hoá học là gì?
Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. Mỗi nguyên tố hoá học sẽ được xác định dựa theo số proton trong hạt nhân nguyên tử của nó.
Nếu một nguyên tố hoá học được thêm vào hoặc bớt đi một nguyên tử thì sẽ tạo ra một nguyên tố mới. Bên cạnh đó, các nguyên tử của cùng một nguyên tố sẽ có cùng số hiệu nguyên tử.
Có bao nhiêu nguyên tố hoá học?
Khi xã hội ngày càng phát triển thì con người ngày càng tìm ra nhiều nguyên tố hoá học hơn. Bảng tuần hoàn hóa học hiện nay có tổng cộng 118 nguyên tố hoá học được công nhận và chia thành nhiều nhóm khác nhau. Các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo chiều tăng của số proton trong hạt nhân nguyên tử. Các nhóm nguyên tố hoá học được phân chia bao gồm: nhóm kim loại, nhóm phi kim, nhóm khí hiếm và nhóm nguyên tố đất hiếm.
Xem thêm nhiều thông tin kiến thức hay tại AMA
Phân loại nguyên tố hóa học
Nguyên tố kim loại
Nguyên tố kim loại thường ở dạng đơn chất, thể rắn trong điều kiện thường (trừ một số kim loại đặc biệt như thuỷ ngân, xeri và gali ở thể lỏng). Hiện nay, có tất cả 81 nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn hoá học.
Oxit của các nguyên tố kim loại thường là oxit bazơ hoặc oxit lưỡng tính. Một số trường hợp kim loại có mức oxi hoá cao thì oxit của nó là oxit axit. Nguyên tố kim loại thường có từ 1e đến 3e ở lớp ngoài cùng.
Nguyên tố phi kim
Nguyên tố phi kim là những nguyên tố thường ở dạng đơn chất, thể khí ở điều kiện thường. Hiện có tổng cộng 16 nguyên tố phi kim trong bảng tuần hoàn hoá học. Oxit của các nguyên tố phi kim là oxi axit hoặc oxit trung tính. Nguyên tố phi kim thường có 4e đến 7e ở lớp ngoài cùng, chỉ trừ các khí hiếm có 8e ở lớp ngoài cùng.
Nguyên tố á kim
Nguyên tố á kim là những nguyên tố ở dạng đơn chất và là chất bán dẫn, thường mang cả tính chất của kim loại và phi kim. hiện trong bảng tuần hoàn có 5 nguyên tố á kim gồm Bo, Silic, Asen, Telu và Gemani. Oxit của các nguyên tố á kim là oxit lưỡng tính.
Nguyên tố hóa học có thể tồn tại ở những dạng nào
Dạng tự nhiên và hóa hợp
Xem thêm H2SO4 là gì
Nguyên tố hóa học có thể tồn tại ở trạng thái nào
Rắn, lỏng, khí
Nguyên tố hóa học tiếng Anh là gì
Nguyên tố hóa học tiếng Anh là chemical element
Ý nghĩa ký hiệu hóa học
Mỗi nguyên tố hoá học thường được thể hiện bằng một ký hiệu đặc trưng, được gọi là kí hiệu hoá học. Các kí hiệu này được tổ chức quốc tế quy ước và thường viết tắt bằng 1-2 chữ cái ở đầu tên nguyên tố. Các nguyên tố hoá học cũng có thể được phiên âm bằng tiếng Anh, tiếng Latinh hoặc các ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga,…
Mỗi nguyên tố hoá học thường được biểu thị bằng tên, ký hiệu hoặc số nguyên tử của nguyên tố đó. Trong đó, các ký hiệu của nguyên tố thường được bắt đầu bằng chữ cái in hoa ở đầu nguyên tố. Nếu lấy 2 ký tự thì chữ cái thứ 2 thường sẽ được viết thường.
Ví dụ:
Nguyên tố có 1 chữ cái: Lưu huỳnh (S), Nito (N), Photpho (P),…
Nguyên tố có 2 chữ cái: Natri (Na), Canxi (Ca), Sắt (Fe), Magie (Mg)
Nguyên tử khối là gì
Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử đó. Theo tổ chức Đo lường Thế giới, khối lượng của nguyên tử cacbon được lấy làm đơn vị đo nguyên tử khối, thường được ký hiệu là đvC.
Mỗi nguyên tố hoá học sẽ khác nhau về số proton nên khối lượng nguyên tử của chúng cũng khác nhau. Đơn vị khối lượng nguyên tử thường được ký hiệu là u.
Theo hệ đo lường quốc tế 1u = 1/NA(g) = 1/1000 NA (kg). Trong đó NA là số lượng nguyên tử có trong 12g đồng vị Cacbon 12 hay còn được gọi là số nguyên tử có trong 1 mol chất.
Xem lại bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Cách đọc tên nguyên tố hóa học
Một số thông tin về nguyên tố hoá học
Những nguyên tố nhẹ nhất bao gồm hidro, đơteri và triti là những nguyên tố đầu tiên được xuất hiện trong vụ nổ lớn (the Big Bang). Tất cả các nguyên tố nặng hơn đều được tìm thấy hoặc sản xuất tự nhiên hay nhân tạo qua một loạt các phương thức khác nhau của tổng hợp hạt nhân.
Mỗi nguyên tố hoá học đều có tên và ký hiệu riêng được quy định bởi Liên đoàn Quốc tế và Hoá về Hoá học Thuần túy và Ứng dụng (International Union of Pure and Applied Chemistry – IUPAC). IUPAC chấp nhận tên gọi mà người phát hiện ra lựa chọn, do đó có nhiều tranh luận xoay quanh việc ai thực sự là người tìm ra nguyên tố đó, dẫn tới việc từ nguyên tố thứ 104 trở đi việc đặt tên trở nên chậm trễ hơn rất nhiều.
Các nguyên tố hoá học cũng có những ký hiệu hoá học riêng biệt và được thống nhất dựa trên cơ sở của nguyên tố đó. Thông thường ký hiệu hoá học sẽ được hiểu trên phạm vị toàn thế giới nhưng tên thông thường của nó có thể được đọc khác nhau ở các quốc gia khác nhau.
Nguyên tử của các nguyên tố hoá học có thể kết hợp với nhau để tạo thành các đơn chất hoặc hợp chất tuỳ theo trạng thái khối nguyên tử đó là đơn hay đa nguyên tử. Ví dụ như nguyên tố oxi có thể tồn tại ở các trạng thái là oxi nguyên tử (O), oxi phân tử (O2) hoặc ozon (O3), hợp chất vô cơ (muối, nước, oxi), hợp chất hữu cơ. Trong các trường hợp này, thành phần, thuộc tính và cấu trúc của nguyên tử cũng sẽ cố định.
Phần lớn các kim loại thường kết hợp với nhau để tạo nên một cấu trúc mới có thể thay đổi các thành phần trong đó. Trường hợp này thường sẽ để nói về trạng thái liên kết hơn là về hợp chất. Tóm lại, một chất hoá học có thể là hỗn hợp của cả hai dạng đã được đề cập ở trên.
Trên đây là toàn bộ tài liệu hóa học về nguyên tố hoá học là gì mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn. Hy vọng rằng qua thông tin được chia sẻ trong bài viết, bạn sẽ hiểu hơn và ứng dụng được nguyên tố hoá học trong các bài tập thực hành.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!