Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng

Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo.

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác

Dàn ý Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh.

2. Thân bài

a. Giải thích

Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục: là việc chúng ta không cố gắng, nỗ lực trong công việc và cuộc sống để tạo lập một tương lai tốt đẹp mà chỉ dửng dưng, sống an phận.

Tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác: đây là hậu quả của việc lời biếng, không cố gắng ở quá khứ, chúng ta sẽ có một tương lai vất vả, khổ cực.

Câu nói khuyên nhủ con người sống phải biết lo nghĩ cho tương lai, cố gắng lao động, tạo lập một cuộc sống tốt đẹp.

b. Phân tích

Xã hội luôn phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ lực, cố gắng sẽ bị thụt lùi về sau và sớm muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã hội.

Mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì mới trở thành công dân có ích giúp đất nước giàu đẹp.

Trên con đường chinh phục ước mơ, thành công chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và những vấp ngã, sau khi đứng lên sau vấp ngã, khó khăn đó chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học quý giá cho bản thân, từ đó tích lũy được kinh nghiệm sống, hoàn thiện mình.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người cố gắng vươn lên để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải thật tiêu biểu, nổi bật được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Có nhiều người sống không có ước mơ, không biết phấn đấu vươn lên, chỉ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, không biết tự làm chủ cuộc sống của mình hoặc khi vấp ngã thì nản chí,… những người này sẽ không có được thành công, sẽ sớm bị xã hội đào thải; đáng bị xã hội chỉ trích, phê phá.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác) và rút ra bài học cho bản thân mình.

Dàn ý Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác mẫu 2

1. Mở Bài

Giới thiệu, trích dẫn câu nói của nhà thơ Gamzatov: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”

2. Thân Bài

– Giải thích ý nghĩa câu nói, nêu ý nghĩa

– Nêu lên quan điểm cá nhân

– Phân tích:

Tại sao khi anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác

Biểu hiện của lối sống này trong thực tế

Chúng ta phải sống như thế nào?

Bài học thực tế, mở rộng vấn đề

3. Kết Bài

Khẳng định lại luận điểm, vấn đề nghị luận

Nghị luận về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác

II. Văn mẫu Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác

Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác – Bài làm 1

Xã hội luôn phát triển, vận động theo chiều hướng tiến bộ và đi lên. Chính vì thế, con người cũng cần thay đổi, phát triển và nâng cao giá trị của bản thân, bởi lẽ “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Câu nói khuyên nhủ con người sống hãy biết trau dồi, hoàn thiện bản thân và hướng về phía trước. Hoàn thiện bản thân là việc mỗi cá nhân không ngừng học hỏi, cải thiện để mình tiến bộ hơn, hoàn hảo hơn từng ngày. Việc thay đổi bản thân của mỗi cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đối với cuộc sống, sự phát triển của xã hội. Người biết thay đổi bản thân là người không ngừng nỗ lực học tập, tích lũy, tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Họ biết nhìn nhận vào những lỗi sai của mình, từ đó rút ra bài học và khắc phục. Bên cạnh đó, họ còn có ý thức vươn lên trong cuộc sống, sống có đam mê và cố gắng theo đuổi đam mê… Việc thay đổi bản thân có ý nghĩa to lớn với con người và xã hội: thay đổi để làm cho bản thân ngày càng tốt hơn, mở mang tầm hiểu biết, khắc phục được những khuyết điểm của bản thân mình từ đó được mọi người tín nhiệm, tin tưởng. Người biết hoàn thiện bản thân sẽ tiến bộ từng ngày và nhận được tình yêu thương từ mọi người. Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người sống an phận, nghe theo sự sắp đặt của người khác hoặc quá lười biếng, không có ý thức vươn lên để hoàn thiện bản thân mình,… những người này sẽ không phát triển được bản thân, dần dần sẽ tụt về sau và không có được thành công trong cuộc sống. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần, quỹ thời gian của chúng ta cũng giống nhau, chính vì thế, mỗi người hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, vươn lên và nắm bắt những cơ hội quý giá trong cuộc sống của mình.

Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác – Bài làm 2

Mỗi người muốn thực hiện được ước mơ, muốn trở thành một con người có ích cho xã hội thì trước hết phải có cho mình sự chuẩn bị, một hành trang thật tốt để có thể đối mặt với những khó khăn, sóng gió, thử thách của cuộc đời, bởi lẽ: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục mang nghĩa là việc chúng ta không cố gắng, nỗ lực trong công việc và cuộc sống để tạo lập một tương lai tốt đẹp mà chỉ dửng dưng, sống an phận. Tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác là hậu quả của việc lời biếng, không cố gắng ở quá khứ, chúng ta sẽ có một tương lai vất vả, khổ cực. Câu nói khuyên nhủ con người sống phải biết lo nghĩ cho tương lai, cố gắng lao động, tạo lập một cuộc sống tốt đẹp. Xã hội luôn phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ lực, cố gắng sẽ bị thụt lùi về sau và sớm muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã hội. Bên cạnh đó, mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì mới trở thành công dân có ích giúp đất nước giàu đẹp. Trên con đường chinh phục ước mơ, thành công chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và những vấp ngã, sau khi đứng lên sau vấp ngã, khó khăn đó chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học quý giá cho bản thân, từ đó tích lũy được kinh nghiệm sống, hoàn thiện mình. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống không có ước mơ, không biết phấn đấu vươn lên, chỉ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, không biết tự làm chủ cuộc sống của mình hoặc khi vấp ngã thì nản chí,… những người này sẽ không có được thành công, sẽ sớm bị xã hội đào thải; đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán. Mỗi chúng ta cần có sự chuẩn bị, trau dồi thật tốt để có thể có được thành công và có một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai.

Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác – Bài làm 3

Dĩ vãng, kỷ niệm ấy, quá khứ ấy, có thể nâng cao hoặc hạ thấp giá trị của con người. Quá khứ ấy, kỷ niệm ấy sẽ thành sức mạnh, niềm tự hào hoặc ngược lại. Nói chung và dễ thấy ở quá khứ và dĩ vãng, thường là chuyện buồn, sự đau đáu, man mác, hoài niệm, trăn trở,…

Quá khứ – dĩ vãng là những gì đời người đã trải qua, đã đi qua rồi, chỉ còn để lại trong ký ức nỗi nhớ, niềm bâng khuâng, dằn vặt nào đấy “rũ không ra, thả không buông”. Nếu mọi “sự đời” tất cả đều như thế thì con người ta không thể nào sống yên ổn một cách nhẹ nhõm, thanh thản được. Chẳng ai muốn thế, nhưng “sự đời” nó lại như thế. Chấp nhận hay không chấp nhận là bởi… tự mình. Không ai sống thay cho cuộc sống, cuộc đời của mình.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Yêu nhau, củ ấu cũng tròn. Ghét nhau, bồ hòn cũng méo”. Ký ức và quá khứ giữ vai trò “ghê lắm” về cái sự yêu, ghét ấy đối với nhau. Quá khứ nếu chỉ là điều buồn thảm, day dứt, thì đấy là quá khứ, hồi ức nguy hiểm, chỉ huỷ diệt không chỉ ý chí vươn lên của con người mà còn cả với tình yêu. Gọi là: Quá – khứ – tiêu – cực.

Nhằm chế ngự (giảm bớt, làm cho quên đi, mất đi) loại quá – khứ – tiêu – cực, con người cần phải rất tỉnh táo, sáng suốt và dũng cảm, nhân hậu. Xưa đã thế và nay cũng thế. Càng “hiện đại” càng phải tỉnh táo. Quá khứ trước, sau… là việc đã qua rồi. Quan trọng là…bây giờ, là hiện tại. Quá khứ sẽ luôn luôn trỗi dậy, khi con người coi thường hoặc không coi trọng quá khứ. Đúng. Quá khứ trở về một cách dữ dội, nguy hiểm lắm. Khi tình yêu – lòng nhân hậu, yêu thương đã đứng ra ngoài, thì quá khứ sẽ tiêu diệt tình yêu. Đấy là sự thật, là chuyện có thật ở trên đời.

Quay lại vấn đề, “Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn lại bạn bằng đại bác”, câu nói thật hay và thật ý nghĩa, Chúng ta làm gì phải suy nghĩ cho tường tận, có trước có sau, có quá khứ thì mới có hiện tại hôm nay và tương lai ngày mai, một thoáng suy nghĩ bồng bột, nông cạn để chứng tỏ và thỏa mãn một cái gì đó mà trút bỏ quá khứ tất cả là điều không hay chút nào, phải suy xét cho tường tận, rộng và sâu một vấn đề, tâm và tầm cho một quyết định,… để quá khứ và hiện tại luôn ôn hòa, để nhìn về quá khứ mà vẽ được hướng tương lai.

Đọc thêm:  TOP 11 mẫu Biểu cảm về một sự việc hoặc nhân vật mà em có ấn

Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác – Bài làm 4

Cuộc sống của con người được nuôi dưỡng bởi những ước mơ về tương lai tốt đẹp hơn, con đường trước mặt trải luôn thảm đỏ và hoa hồng. Nhưng liệu có ai có dịp ngoảnh lại chặng đường đã qua, để lục tìm trong kí ức những bài học dẫn đến thành công? Nhiều người tin rằng để thành công và thăng tiến trong cuộc sống cần phải biết lãng quên những sai lầm và thất bại trong quá khứ. Nhưng một số người khác lại coi kí ức như một điều quan trọng trong cuộc sống, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Vậy kí ức gây cản trở hay giúp con người trong nỗ lực học hỏi từ quá khứ để thành công trong hiện tại?

Quả thật khi có những ý kiến trái chiều nhau, mỗi bên đều có lý do riêng để bảo vệ quan điểm của mình. Những ai cho rằng “cần phải biết lãng quên những thất bại và sai lầm trong quá khứ” có lẽ e ngại những kí ức về quá khứ thất bại và sai lầm sẽ làm con người trở nên do dự khi tiến hành chinh phục một mục tiêu nào đó. Quá khứ đối với họ như một vết đen, một dấu ấn không tốt luôn ám ảnh, thậm chí có thể làm ảnh hưởng đến sự nghiệp và tiền đồ của họ. Còn phía những người cho rằng kí ức là “cầu nối giữa quá khứ và hiện tại” thì tỏ ra lạc quan hơn, họ dám nhìn thẳng vào những sai lầm thất bại trong quá khứ để rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết để tránh vấp ngã trong tương lai. Dù muốn lãng quên hay mang theo ký ức trên hành trang tiến vào tương lai, cả hai phía đều không thể phủ nhận sự tồn tại hiển nhiên của kí ức trong mỗi con người.

Thực tế trong cuộc sống, ai không có những thất bại và sai lầm, xuất phát từ hoàn cảnh khách quan và yếu tố chủ quan của mỗi người. Nhà cách mạng Phan Bội Châu đã từng đúc kết thành bài học: “Tay ba lần gãy – mới biết thuốc tiên – Đánh trăm trận quen – Mới nên tướng giỏi – Nếu không thất bại – Sao có thành công? – Xưa nay anh hùng – từng thua mới được!”. Nhà thơ cộng sản Tố Hữu cũng từng viết : “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại? Ai nên khôn mà không dại đôi lần?”. Các ý kiến trên điều chứng tỏ vai trò quan trọng không thể phủ nhận của những bài học từ quá khứ sẽ quyết định cho sự thành bại của con người trong tương lai. Quá khứ dù có sai lầm hay thất bại thì ta cũng không thể chối bỏ được nó. Nhà thơ Abutalip của Đaghextan từng phát biểu: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Nếu không biết tôn trọng quá khứ thì con người sẽ không tránh khỏi những va vấp trong cuộc sống, sẽ chuốc lấy những thất bại. Thực tế con đường đi tới thành công không bao giờ chỉ trải thảm đỏ và hoa hồng. Con người phải luôn đối mặt khó khăn thử thách thì mới có cơ hội thực sự trưởng thành và thăng tiến trong sự nghiệp. Những người muốn lãng quên quá khứ sai lầm và thất bại thực ra sẽ không thể nào dứt bỏ được kí ức mà ngược lại, kí ức ấy tồn tại một cách vô hình mỗi khi con người gặp những cảnh ngộ, những tình huống ở hiện tại tương tự như họ đã từng gặp trong quá khứ. Muốn thành công, họ không thể lặp lại vết xe đổ trước đó, còn nếu lãng quên thật sự thì chắc chắn sẽ chuốc lấy thất bại mà thôi! Sự thăng tiến ở những con người ấy nếu có, cũng chỉ là từ sự khôn ranh, cơ hội, che đậy suy nghĩ vụ lợi đầy tính toán ích kỷ, biểu hiện của lối sống bị cả xã hội lên án.

Quan sát trong đời sống, mỗi một sự phát triển đi lên bao giờ cũng gắn với những con người biết khắc phục sai lầm quá khứ, biết vươn lên từ thất bại. Nhà phát minh người Mỹ Thomas Edison khi được vinh danh như con người vĩ đại của nước Mỹ vì công lao thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại vẫn không quên những lời phỉ báng của cô giáo chủ nhiệm năm lớp Bốn. Chính sự miệt thị thiếu công bằng, sự xúc phạm từ tuổi thơ đã thôi thúc ông chứng minh mình không phải là đứa học trò “dốt, lười, hư và hỗn láo” qua hàng ngàn phát minh sáng chế, để tên tuổi của ông được đặt một cách trang trọng cho ngôi trường mà ông đã bị đuổi học. Những ai từng đọc giai thoại về Cao Bá Quát chắc chắn còn nhớ câu chuyện rèn chữ của ông. Dù văn hay nhưng chữ xấu, Cao Bá Quát đã khiến quan huyện nổi giận phạt người được ông viết giúp đơn. Nỗi nhục chữ xấu ám ảnh khiến Cao Bá Quát ngày đêm luyện chữ, trở thành người chữ đẹp nổi tiếng hàng đầu thời nhà Nguyễn. Giả sử không tự sửa mình, Cao Bá Quát sẽ không thể nào được người đời sau ca tụng không chỉ “văn hay” mà còn “chữ tốt”. Kí ức không chỉ có vai trò quan trọng đối với cá nhân mà còn có vai trò vô cùng cần thiết với xã hội, với cộng đồng. Dân tộc ta nhờ phát huy truyền thống chống giặc ngoại xâm mà lần lượt đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Nhưng từ sự sai lầm chủ quan duy ý chí bất chấp thực tế khách quan mà chúng ta vấp phải hàng loạt những sai lầm trong xây dựng kinh tế. Việc chỉ hướng về tương lai tốt đẹp mà không tự vạch ra con đường riêng của mình, rập khuôn những mô hình lạc hậu về kinh tế đã khiến chúng ta phải trả một giá đắt. Đại hội VI của Đảng năm 1986 đã nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiệm từ những sai lầm để quyết tâm đổi mới, làm đất nước ta có bước phát triển vượt bậc, vững vàng hơn trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, có thể thấy kí ức sẽ đem lại cho ta những bài học kinh nghiệm, những thực tiễn quý báu để làm hành trang đi tới tương lai vững chắc.

Tuy nhiên, cũng cần phải có thái độ đúng đắn khi nhìn lại, nghĩ về quá khứ. Có những người quá nặng nề với quá khứ sẽ trở nên bi quan, thiếu tin tưởng vào bản thân, do dự trong suy nghĩ, thiếu quyết tâm hành động. Còn những người biết vượt qua quá khứ thất bại và sai lầm, có bản lĩnh, có ý chí vươn lên thì sẽ luôn tự tin, dám nghĩ dám làm, dám chấp nhận thử thách hiện tại để thành công trong tương lai. Những người như vậy đã “lãng quên quá khứ” một cách đúng đắn, gạt bỏ tảng đá nặng nề của kí ức trên đường để đến đích tương lai rộng mở!

Mỗi học sinh chúng ta cũng luôn cần tạo cho mình thái độ đúng đắn với quá khứ, tự rèn luyện bản thân, không chủ quan tự mãn hay tự ti trước quá khứ, có như vậy chúng ta mới thật sự trở thành những con người có ích cho xã hội mai sau.

Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác – Bài số 5

Ít lâu nay, mỗi lúc cần nói đến ý nghĩa của việc giữ gìn di sản văn hóa, nhiều người trong chúng ta thường viện đến câu của nhà thơ xứ Đaghextan (thuộc Liên bang Nga) Rasul Gamzatov: “Nếu anh bắn quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác!”.

Thiết nghĩ, cái ý thức bảo vệ di sản ngụ trong câu ấy hiện vẫn cần thiết, bởi ngay ở ta vẫn còn không ít những phần di sản của quá khứ đang tiếp tục bị “bắn bằng súng lục”, tức là bằng sự im lặng lãng quên, thậm chí bằng sự phá hoại.

Tuy nhiên, nếu đi hết cái ý nghĩa tích cực của tâm niệm nêu trên, ta lại đứng trước cái giới hạn này: mọi thứ trong quá khứ vốn không như nhau về ý nghĩa, về giá trị. Trên thực tế, chưa bao giờ và không bao giờ người ta lại sùng bái tất thảy mọi thứ có trong quá khứ, không một chút thiên vị, không một chút sàng lọc, theo cách của mình. Chúng ta đang ở một thời điểm của những quá trình ngược chiều nhau: trong khi ngày càng có thêm nhiều giá trị quá khứ tưởng đã lấp hẳn vào lớp bụi của quên lãng, bỗng sống dậy, như là đáp ứng một loại nhu cầu văn hóa bức thiết nào đấy rất chính đáng, thì đồng thời lại có một nhu cầu khác là nghiêm khắc điểm lại con đường vừa đi qua, chẳng những để xem liệu những giá trị nào có thể “sống lâu”, mà còn để xem chính chúng ta có những ấu trĩ, sai lầm nào trong quan niệm và phương hướng hoạt động.

Ở một tình huống, một thời điểm như vậy, nếu chỉ tự vũ trang bằng lời răn đe rằng bất cứ cái gì đã qua đều đáng “ăn đạn đại bác” của tương lai thì rõ ràng là một sự tự vũ trang không đầy đủ, thậm chí còn gói theo cả những sự lừa mị mới. Thiết nghĩ, cần vũ trang thêm phương châm này của Tvardovsky, nhà thơ được xem là lương tri của văn học Xô-viết: “Kẻ nào che giấu quá khứ sẽ không yên ổn được với tương lai!”. Phải sòng phẳng với quá khứ! Mà chúng ta, nói thật ra, chưa có sự sòng phẳng ấy.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, kể cả những hạn chế lịch sử, chúng ta mới chỉ tiếp nhận một phần di sản văn hóa của “quá khứ xa” (tạm coi là từ thế kỷ trước ngược về thời cổ) chủ yếu gồm những gì gắn với chủ nghĩa yêu nước. Mà chủ nghĩa yêu nước, dù là một phần cơ bản, vẫn chưa phải là toàn bộ giá trị của các di sản văn hóa Việt Nam. Đối với “quá khứ gần” (tôi muốn nói đến các tác giả và tác phẩm văn nghệ từ đầu thế kỷ này đến tháng 8-1945), chúng thấy rõ những sự phân biệt đối xử và thiếu công bằng ở hàng loạt trường hợp. Điều đáng mừng là gần đây đang có những nỗ lực khôi phục sự công bằng ấy, nói đúng hơn là trả dần cho công chúng hiện nay cái quyền được xúc tiếp với những giá trị văn nghệ vốn có trong di sản dân tộc. Quá trình này chắc chắn sẽ đẩy tới nhu cầu vẽ lại bức tranh văn nghệ dân tộc từ đầu thế kỷ đến nay, bởi ngay đến hiện giờ nhiều nhận định và khái quát hiện hành đã không còn phù hợp.

Tuy nhiên, có thể dự toán rằng sẽ không có chấn động gì lớn chung quanh sự trở về của những tác phẩm thuộc các giai đoạn văn nghệ từ trước 1945. Gây chấn động thật sự có lẽ chính là những gì thuộc về nền văn nghệ mới Việt Nam, từ tháng 8-1945, bởi vì những người can dự hiện vẫn là người đương thời của hôm nay, không dễ khách quan, vô tư trước mọi sự phân tích, mổ xẻ cần thiết. Thế mà yêu cầu của đổi mới lại buộc ta chẳng những phải thấy rõ những cái được thật thích đáng, mà còn phải thấy cả những cái yếu, cái non kém và những nguyên nhân khách quan và chủ quan đã gò bó, trói buộc, hạn chế văn nghệ phát triển. Lại cần phải tính đến một đặc điểm là: so với những thời kỳ trước, nền văn nghệ mới Việt Nam mang tính tổ chức, tính thống nhất cao, gần như nằm gọn trong một trường phái văn nghệ. Do vậy mà có sự tương ứng khá chặt chẽ giữa các tư tưởng lý luận chỉ đạo với thực tiễn sáng tác, thực tiễn các tác phẩm.

Một mặt, chẳng những mỗi thiên hướng, mỗi thiện cảm đối với từng loại chất liệu đời sống và chất liệu nghệ thuật, mà ngay cả mọi định kiến, mỗi biểu hiện giản đơn, phiến diện, cực đoan, v.v… trong tư tưởng chỉ đạo hầu như đều có hình bóng ở những tác phẩm nhất định. Mặc khác, những sáng tác tiêu biểu nhất lại hội trong mình chúng cả những quá trình bề mặt lẫn những quá trình sâu hơn, vẫn diễn ra bên trong văn nghệ dân tộc, cùng với kết quả tìm tòi mang dấu ấn riêng của tác giả thực tài. Cũng giống như mùa vụ cấy trồng, dù khí hậu có bất thường đến mấy, thời nào cũng có hoa trái của nó, trong trình độ và khả năng thực tế của nó. Đấy là một sự thật.

Đọc thêm:  Cách để nhận giấy phép Microsoft Office và Word giá rẻ

Đứng trước nhu cầu nhìn lại những chặng đường đã qua của nền văn nghệ mới Việt Nam, thiết tưởng cần có sự sòng phẳng này: trước hết phải tách ra để xem xét tương đối độc lập một bên là hoạt động tổ chức, quản lý, lãnh đạo văn nghệ, và một bên là thực tế sáng tác, là diện mạo cụ thể của các tác phẩm đã được tạo ra suốt thời gian ấy. Đúng là bên cạnh những tác dụng tốt, hoạt động tổ chức quá trình văn học còn mang những đặc điểm và nhược điểm đã hạn chế và trói buộc văn nghệ phát triển. Nhưng dù những hạn chế và trói buộc ấy có gay gắt đến mấy thì thật ra cũng đã không biến giá trị của những gì các nhà văn viết ra thành con số không. Những tác phẩm thuộc một thời gian lịch sử ấy, dù nay bị tác giả ghét bỏ hay còn được tác giả ưu ái, vẫn cứ là đối tượng cho sự chọn lựa của công chúng, cho sự phân tích của nhà nghiên cứu, hiện tại và mai sau. Dù sao thì cho đến bây giờ, các tác giả ấy cũng không thể xin “rút” tác phẩm của mình ra khỏi cái kho chung đã có, không thể tuyên bố mình “vô can” đối với tiến trình văn học đã tham dự. Dẫu anh tự thấy mình đã dễ dãi “minh hoạ” những chủ đề, những đề tài nào đó, thì chính chủ đề, đề tài tác phẩm ấy của anh cũng đã tham dự vào xu hướng tư tưởng xã hội chung đương thời. Chả lẽ trong đó không in dấu niềm tin của anh, nhận thức của anh, cứ cho là nó còn ấu trĩ đi? Nhưng ngoài ra, lẽ nào trong đó anh đã không phải tiến hành giải quyết, theo cách của anh, những vấn đề “nghề nghiệp” như là sự miêu tả con người và cuộc sống đương thời, các giải pháp thể loại, hoặc ít nhất là ngôn ngữ văn học? Đây lại là những phương diện khác nữa của một quá trình văn học liên tục, − không đi qua cái “thời xa vắng” ấy thì không tới hôm nay.

Nếu như cái kho những tác phẩm đã có vẫn còn đó, vừa làm đối tượng cho sự nghiên cứu và phân tích về mặt lịch sử và chịu luật sàng lọc tất yếu của công chúng và thời gian, thì hoạt động tổ chức văn nghệ ở những thời kỳ đã qua vừa là những cái đã không thể sửa chữa cho quá khứ (vì đã đi vào quá trình lịch sử văn nghệ, đã tạo ra các tình huống văn nghệ nhất định), nhưng lại là cái có thể rút kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai. Thái độ sòng phẳng với quá khứ càng trở nên cần thiết, vì quán tính của các tình huống văn nghệ đã qua, từ cơ chế tổ chức đến tâm lý xã hội, trong giới văn nghệ và trong công chúng, vẫn còn sức chi phối, tác động ngay khi ta đang vận động đổi mới. Thái độ sòng phẳng đối với tất cả những gì ở phía sau lưng có ý nghĩa rất lớn khi cất bước tiến tới. Nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương đảng về công tác văn hóa văn nghệ vừa qua đã nêu gương về thái độ tự phê bình nghiêm túc. Chắc chắn là việc tự phê bình như vậy cần được triển khai trong dịp tiến hành đại hội các hội sáng tác sắp tới. Vấn đề là ý thức được những quan niệm nào, những cơ chế tổ chức và phương thức hoạt động nào ngay ở thời gian trước đây cũng đã gò bó, hạn chế sáng tạo nghệ thuật, hoặc chúng chỉ thích hợp với thời gian trước đây, trong cơ chế hành chính tập trung quan liêu bao cấp, và không còn phù hợp với thời gian hiện tại và sắp tới, trong xu thế dân chủ hóa sinh hoạt xã hội. Những “lỗi lầm” của cơ chế dẫu hiển nhiên đến đâu cũng không thể biện hộ được cho những lỗi lầm và trách nhiệm cá nhân, tuỳ cương vị từng người, dù là người được tổ chức Đảng giao cho việc quản lý văn nghệ, là người đứng đầu các hội sáng tác hay là người nghệ sĩ, nhà phê bình.

Ngành phê bình văn nghệ cần được xem xét kỹ lưỡng hơn vì nó gắn nhiều hơn với các tư tưởng chỉ đạo và quản lý văn nghệ, với việc tạo ra các tình huống, khí hậu văn nghệ nhất định. Nhưng đây cũng không phải là chỗ để phác thảo lịch sử phê bình. Đây chủ yếu là chỗ để xem xét những quan niệm lý luận và phương pháp luận nào là sai lầm, thô thiển, trói buộc sáng tác; những khái quát nào không đúng với thực tế phát triển văn học; những nhận định và đánh giá nào là thiếu công bằng và khách quan đối với những tác phẩm và tác giả nhất định; những lề thói hoạt động phê bình nào là trái với nguyên tắc tự do phê bình, công khai, thẳng thắn, khách quan. Không thể vin vào chỗ việc phê bình trước đây thường nhân danh “tiếng nói của tập thể” để xóa mờ trách nhiệm riêng của từng nhà phê bình về các quan niệm và ý kiến của mình trước các vấn đề và sự kiện văn nghệ cụ thể. Trút trách nhiệm hoàn toàn cho “cơ chế” vô hình, thậm chí cho sự lãnh đạo của Đảng mà quên đi hoặc che giấu trách nhiệm của từng người, − là một thái độ không sòng phẳng về đạo đức.

Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác – Bài làm 6

Chúng ta được sinh ra và lớn lên rồi được học hành rèn luyện để trở thành những con người có ích cho đất nước trong tương lai. Trong quá trình học tập và phát triển ấy chắc hẳn không ai là không mắc lỗi, phạm phải sai lầm. Có những người may mắn và khôn ngoan khiến họ chỉ mắc lỗi một vài lần rồi có thể tự đứng dậy nhưng cũng có những người kém cỏi và yếu đuối và không thể vượt qua được nỗi đau của mình. Vậy là sau bao đau thương và mất mát họ quyết định phủ nhận cái sai lầm ấy, chối bỏ cái quá khứ đau thương ấy để mong sao có thể bắt đầu một cuộc sống mới dễ dàng hơn. Thế nhưng, cuộc sống không bao giờ là dễ dàng. vì vậy, họ lại tiếp tục sai trong cuộc đời của mình dẫn đến nhiều kết quả đáng buồn. Và đó cũng là một phần nội dung câu nói của nhà thơ Gamzatov: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”.

Gamzatov là một nhà thơ lỗi lạc được đông đảo mọi người yêu thích, cả cuộc đời gắn bó với nghệ thuật, ông đã xuất bản vô số tác phẩm nổi tiếng chứa đựng những triết lý nhân văn sâu sắc. Trong số triết lý đó có quan niệm về cuộc sống và cuộc đời: ” Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Đó là một quan niệm sống hoàn toàn đúng đắn và thiết thực bởi lẽ nếu không có bạn ngày hôm qua sẽ không có chúng ta ngày hôm nay. Bạn và tôi đều được sinh ra và lớn lên, trong suốt cuộc hành trình từ một đứa bé non nớt trở thành một con người hoàn thiện đủ đức đủ tài chúng ta đã trải qua bao chặng đường, vượt qua bao khó khăn vấp ngã để trưởng thành.

Chúng ta của hôm nay đã không còn là ta của những ngày non nớt nhưng bản thân vẫn là giữ được bản chất thuở ban đầu của mình. Trong suốt thời gian trưởng thành, ta nhận ra bao điều mới lạ, ta biết yêu thương và trân trọng những thứ đang hiện hữu xung quanh, nhận ra rằng gia đình là điểm tựa, chỉ duy nhất gia đình là nơi trao cho chúng ta tình thương vô điều kiện. Xã hội ngoài kia có rất nhiều thứ xấu xa và nếu không làm chủ được suy nghĩ của mình cuộc đời ta sẽ tan tành bởi những phù du ảo mộng sẽ mang hồn ta theo gió. Ta nhận ra lớn lên là cả một quá trình dài và có quá nhiều đớn đau. Ta muốn quay về những ngày còn thơ bé được bao bọc trong vòng tay của bố mẹ. Lúc nhỏ bị bắt nạt hay hễ gặp khó khăn là ta lại chạy về nhà mách cha mẹ để đòi lại công bằng, thế nhưng, lớn lên ta nhận ra mình cần phải tự chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình, ta không còn than vãn nhiều về cuộc sống của mình với bố mẹ, ta bị người ta chà đạp, bị chơi xấu thế nhưng ta tự gánh vác tất cả.

Bầu trời của chúng ta khi lớn đã rộng và lớn hơn nhưng đó lại là cả một bầu trời giông bão. Bình yên ngày nhỏ mà chúng ta cảm nhận được, những công bằng mà ta nhận được là do có người đã gánh vác giúp ta để ta có cuộc sống bình yên và tự do phát triển. Gia đình và cuộc sống đã cho ta tất cả, những vấp ngã những đắng cay khiến ta trưởng thành hơn, trở thành người chín chắn và không ngoan hơn trước những cám dỗ và trở ngại của cuộc sống. Thế nhưng lại có những người muốn rũ bỏ đi cái quá khứ thơ mộng của mình, họ muốn phủ nhận những chuyện mà mình đã trải qua, muốn thoát khỏi quá khứ của mình. Quá khứ đã trôi qua nhưng nó lại là nền tảng kinh nghiệm để ta bước chân vào tương lai. Tại sao chúng ta lại rũ bỏ hết công lao và sức lực một thời của mình, đau phải tự ta vượt qua những khó khăn ấy, lẽ nào ta lỡ phủ nhận cả tình yêu thương và sự giúp đỡ của những người nuôi ta lớn, những cánh tay nâng ta dậy?

Bởi vậy “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác” là triết lý nhân sinh hoàn toàn đúng đắn. Cuộc sống luôn là những khó khăn và thử thách, lần lượt vượt qua những khó khăn ấy sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm và kỹ năng để giải quyết vướng mắc của mình, nếu ta phủ nhận quá khứ thì cũng đồng nghĩa với việc tự mình vứt bỏ đi những kinh nghiệm và bài học mà ta đã rút ra trước đó. Sống đã mỏi mệt lắm rồi tại sao chúng ta vẫn còn muốn chối bỏ? Chẳng lẽ vẫn muốn thất bại thêm lần nữa? Lớn lên ta có suy nghĩ thấu đáo và mạnh mẽ hơn, ta biết chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình. Nhưng tự bản thân bạn có thể gắng gượng đến lúc nào, một người lạc quan và mạnh mẽ đến đâu rồi cũng có lúc cảm thấy khó khăn và con người ta không thể tự giải quyết được những vấn đề đó, nếu bạn vẫn cứng đầu không chịu nhận ra quy luật của cuộc đời thì rồi đến một lúc nào đó bạn sẽ thực sự gục ngã. Bạn mất đi nghị lực, hy vọng và lại muốn quay trở lại những ngày bé thơ được che chở, bạn nhận ra những thứ đã trôi qua thì không bao giờ có thể quay trở lại. Bạn cảm thấy làm trẻ nhỏ thật tốt, chúng vô tư chẳng phải lo nghĩ, những vết thương ngoài da thịt có thể chữa lành chứ những vết thương về tinh thần và sứt mẻ về tình cảm thì chẳng bao giờ có thể lành lại. Bạn thấy quá khứ ấy thật là đáng quý thế nhưng bạn đã phủ nhận cái quãng thời gian quý báu đó.

Không có bạn hôm qua thì làm sao có bạn của ngày hôm nay. Nhiều người tự hào vì đứng trên đỉnh cao của thành công, khi nhiều tiền, họ bắt đầu quên đi nguồn gốc của mình, họ khinh bạc những người nghèo khổ, cắt đứt quan hệ với gia đình, họ hàng vì cho rằng điều đó làm họ mất mặt. Nhiều người tự ngụy trang cho mình một hồ sơ lý lịch đẹp đẽ, một cha một mẹ nhặt về từ đâu đó chẳng có quan hệ máu mủ gì với họ. Hằng ngày họ đi ra đi vào nhìn mặt nhau, hỏi thăm nhau thế nhưng đó là những lời sáo rỗng hời hợt, quan hệ dựa vào của cải vật chất liệu có bền vững, một ngày nào đó họ phá sản trở thành kẻ nghèo hèn thì những người cha người mẹ danh nghĩa trên giấy tờ ấy có còn ở bên họ hay thực sự biến mất và khinh bạc họ. Mình đối xử với người khác thế nào thì mình cũng sẽ bị đối xử lại như thế, nếu không tôn trọng và biết ơn cha mẹ cũng như biết ơn quá khứ của chúng ta thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt được thành công. Chúng ta tự tay cắt đi mối quan hệ ruột thịt của mình với những người đã luôn dõi theo và dìu dắt ta đạt được thành công ấy, chúng ta thà nhặt lấy vài món đồ đắt tiền ở những cửa hàng sang trọng còn hơn giữ lấy những thứ thân thuộc, chúng ta trở thành người chuộng vật chất, máu lạnh. Nên nhớ rằng vật chất của cải chỉ là cái nổi bên trên và không lâu dài, tiền nhiều, xe sang không thể hiện được giá trị con người. Nếu bạn là một con người thô lỗ và vô ơn thì bạn không có giá trị, dù bạn có nhiều tiền nhưng bạn sẽ không nhận được sự công nhận của mọi người, đẳng cấp ư, giàu sang ư, bạn đang đánh mất giá trị bản thân, đang tự hạ thấp nhân cách của mình đấy!

Đọc thêm:  Phân tích những bài học được rút ra từ văn bản Mẹ tôi - Toploigiai

Vô ơn và không tôn trọng quá khứ là hành động của những kẻ ngu dốt, vậy nên hãy tự hành động để thể hiện mình là một người thông minh. Sống hài hòa với mọi người, đừng tự cao hay thiếu tôn trọng người khác chỉ vì họ nghèo hơn mình, đừng nghĩ thành công của mình là tự bản thân làm được và không cần sự giúp đỡ của ai, cũng đừng nghĩ cha mẹ mình nghèo khổ khiến mình thấy xấu hổ. Đó là những suy nghĩ vô ơn và ngu xuẩn biết nhường nào, suy nghĩ ngu xuẩn sẽ dẫn đến những hành động hèn hạ và thấp kém. Quá khứ cho ta nhiều bài học, ta nên biết ơn bản thân của quá khứ vì đã chịu đựng và cố gắng để ta có được thành công ngày hôm nay, sống thật với bản thân mình và đừng quá giả tạo sống theo vật chất mà quên đi những điều đáng quý xung quanh mình.

Quá khứ đáng trân trọng, không có quá khứ sẽ không có tương lai, vì vậy tôn trọng lịch sử và những thế hệ đã hy sinh máu xương để gìn giữ hòa bình cho chúng ta cũng là một điều đáng quan trọng, không nên quên đi nguồn gốc tổ tiên của mình, đừng vì ham mê cái mới và những thứ sành điệu để rồi tự chối bỏ đất nước và lịch sử của mình. Hãy tôn trọng và biết ơn những thế hệ đi trước và giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Cuộc sống thực sự quá nhiều khổ đau và bất hạnh vậy nên hãy giúp đỡ những người mà ta có thể giúp đỡ được, vì cuộc sống là cho đi, sống là để cống hiến.

Tôi và bạn đang sống và tồn tại, để có được chúng ta ngày hôm nay không chỉ có mình sự phấn đấu của bản thân mà còn có sự giúp sức của những người khác nữa, vậy nên phải sống vì mọi người, biết ơn người đã nuôi dạy và giúp đỡ mình. Đó là đạo đức và nhân cách tối thiểu để có thể là một con người, nếu bạn phủ nhận quá khứ của mình bạn sẽ đánh mất bản thân mình và dần dần bị đồng hóa trở thành phần con và đánh mất phần người.

Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác- Bài làm 7

Đời người là một hành trình dài bất tận với những khát khao cháy bỏng hướng về một tương lai tươi sáng. Trên hành trình ấy, ai trong chúng ta cũng từng trải qua những năm tháng quá khứ với biết bao kỉ niệm đọng sâu vào kí ức. Quá khứ của một con người có thể đầy hạnh phúc nhưng cũng có thể ngập tràn thất bại, đau thương. Nói về thái độ của con người với quá khứ, nhà thơ Gamzatov từng viết: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Ý kiến khác lại nói: “Nếu không dám bước qua nỗi buồn củ quá khứ thì làm sao có thể đặt chân đến tương lai”. Vậy còn bạn, bạn sẽ ứng xử như thế nào với quá khứ của chính mình?

Dòng chảy của thời gian luôn tuôn trào mạnh mẽ. Trong dòng chảy ấy, quá khứ là những điều đã xảy ra, trôi đi và không bao giờ lấy lại được. Tương lai là những điều chưa xảy ra, chất chứa bao điều nằm ngoài khả năng dự đoán của con người. Quá khứ lẫn lộn buồn vui, đắng cay hạnh phúc còn tương lai ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra? Từ lúc sinh ra, lớn lên cho đến khi trưởng thành, già yếu ai không có một quá khứ với vô vàn kỉ niệm. Đó là những năm tháng tuổi thơ êm đềm bên gia đình, bè bạn; đó là thời thanh niên sôi nổi với bao nhiêu hoài bão, ước mơ và còn bao nhiêu điều không thể nào quên in đậm trong kí ức.

Ý kiến thứ nhất khuyên con người một lối sống ân tình với quá khứ, kêu gọi mọi người cần phải biết trân trọng quá khứ, giữ gìn kỉ niệm. “Bắn vào quá khứ súng lục” là hành động gạt bỏ, quay lưng, thờ ơ với quá lom. “Tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác” là hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu cho hành động vô ơn với quá khứ. So với đại bác, súng lục chỉ là một thứ vũ khí có sức công phá yếu. So với súng lục, đại bác lại có một sức công phá lớn lao. Mượn hai hình ảnh độc đáo này, nhà thơ Gamzatov muốn gửi gắm một lời nhắn nhủ ràng những kẻ quay lưng với quá khứ sẽ phải trả một cái giá vô cùng đắt trong tương lai, sẽ khó có thể nào đạt được thành công trong cuộc sống.

Ý kiến thứ hai khuyên con người nên dũng cảm đối diện, vượt lên những sai lầm, thất bại trong quá khứ để mạnh mẽ hơn trong hiện tại và vững bước hướng đến tương lai. Quá khứ của một đời người đâu chỉ có hạnh phúc huy hoàng mà còn chất chứa biết bao buồn đau, u ám. Nếu con người cứ mang nặng nỗi buồn của quá khứ, mãi day dứt với những sai lầm, thất bại trong quá khứ thì làm sao có thể tự tin bước tiếp trên hành trình cuộc sống.

Hai ý kiến khác nhau nhưng đều dạy cho con người cách sống để hướng đến tương lai tươi sáng, đồng thời đem đến cho ta những bài học nhân sinh sâu sắc. Quá khứ đã trôi qua nhưng không phải là vô nghĩa. Dầu kí ức là buồn hay vui, thương đau hay hạnh phúc, mồi chúng ta đều phải biết giữ gìn, trân trọng, nâng niu nó như là một phần quan trọng của cuộc đời ta. Thật bất hạnh cho những ai đánh mất quá khứ của mình vì đánh mất quá khứ sẽ không có nơi nương tựa để hướng đến tương lai, sẽ không có nơi ta hướng về mỗi khi cuộc đời gặp phải đau thương. Giẫm đạp lên quá khứ cũng có nghĩa là giẫm đạp lên chính cuộc đời ta. Do đó mỗi con người cần phải trân trọng quá khứ dẫu quá khứ ấy như thế nào đi chăng nữa. Nếu quá khứ là ánh sáng thì hãy lấy nó làm điểm tựa, tiếp tục hướng tới những điều tươi sáng hơn. Nếu quá khứ là bóng đêm thì hãy lấy nó làm bài học kinh nghiệm trên hành trình cuộc sống. Tôi từng nghe kể câu chuyện về một anh thanh niên sinh ra, lớn lên ở một vùng nông thôn nghèo khó. Lớn lên, anh ra thành phố lập nghiệp và đạt được những thành công vang dội. Khi đã giàu sang rồi người nông dân muốn từ bỏ quá khứ nghèo khổ của mình, không chịu thừa nhận mình lớn lên ở vùng quê nghèo khổ ấy. Anh xa lánh những người thân yêu ở quê mình. Gặp ai anh cũng nói dối ràng anh có một xuất thân giàu có. Đen khi thất bại trong sự nghiệp, ở thành phố ai cũng xa lánh anh. Lúc đó anh mới nhận ra rằng nơi duy nhất mà anh có thể trở về là vùng quê nghèo khổ kia. Những người “bắn vào quá khứ bằng súng lục” như anh sẽ không bao giờ có được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc đời.

Đời người không ai có thể tránh được những sai lầm, thất bại trong quá khứ. Kí ức đôi khi là nỗi buồn đau thê thiết. Nếu con người cứ mang nặng mặc cảm sai lầm, thất bại; day dứt mãi về những buồn đau trong quá khứ thì sẽ không có đủ dũng khí, tự tin mà bước tiếp đến tương lai. Do đó cần phải biết gác sang một bên nỗi buồn của quá khứ đề tiếp tục sống, cống hiến trong cuộc đời tươi đẹp. Tuy nhiên, gác sang một bên quá khứ không có nghĩa là vứt bỏ hoàn toàn quá khứ. Quá khứ dù u ám, đen tối vẫn phải trân trọng. Chỉ có điều đừng để nỗi buồn của quá khứ cản bước chân ta. Hãy dũng cảm bước qua nó để bước tiếp trong cuộc đời. Có những vấp ngã là kinh nghiệm của đời người, là bước ngoặt để mình “thay da đổi thịt”. Bạn sẽ thành công khi biết vượt qua quá khứ buồn đau của mình, biết biến sai lầm. thất bại thành động lực cho riêng mình. Nước Nhật biết vượt lên một quá khứ sai lầm và thất bại trong chiến tranh mà trở thành một nước giàu mạnh. Nếu không vượt qua được nồi u uất trong quá khứ thì làm sao nhà thơ Huy Cận có thê tạo ra những vần thơ tươi sáng, lộng gió thời đại. Biết bao nhiêu con người vì dũng cảm đối diện, mạnh mẽ vượt lên nồi buồn của quá khử mà tạo nên được những thành công vang dội.

Hai ý kiến trên gửi gắm những triết lí nhân sinh cao đẹp. Chúng bổ sung cho nhau để đem cho chúng ta những bài học cuộc sống lớn lao, giúp ta hoàn thiện một lối sống đúng đắn. Nâng niu, trân trọng quá khứ là một lối sống đẹp. Nhưng người sống đẹp còn phải là người biết chắt lọc những bài học từ trong quá khứ, không mù quáng níu kéo quá khứ để rồi phải đánh mất hiện tại và tương lai. Đáng buồn là trong cuộc sống của chúng ta, bên cạnh những con người biết trân trọng quá khứ, biết lấy quá khứ làm động lực cho cuộc sống, vẫn còn không ít người khinh thường, muốn từ bỏ quá khứ hoặc không dám bước qua nỗi buồn của quá khứ để hướng tới tương lai. Đó là những cách sống sai lầm có thể khiến con người thất bại. Do đó, mỗi người chúng ta cần phải có một thái độ đúng đắn với quá khứ. Phải luôn luôn gìn giữ những kỉ niệm đã qua, đồng thời phải biết biến quá khứ thành động lực cho hành trình cuộc sống của mình.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau đồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Bài viết đã cung cấp cho chúng ta dàn ý và các bài văn mẫu nghị luận xã hội. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 12 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 và biết cách soạn bài lớp 12 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button