Phân tích hình tượng cây Xà nu Siêu hay (17 Mẫu) – Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình tượng rừng xà nu trong Rừng xà nu gồm 17 mẫu dưới đây do Download.vn giới thiệu sẽ là tài liệu vô cùng hữu ích với các bạn học sinh lớp 12. Với dàn ý chi tiết và 17 bài phân tích rừng xà nu siêu hay được xây dựng đầy đủ, mạch lạc, rõ ràng từng phần các bạn có thể dễ dàng lựa chọn tham khảo cho bài văn của mình sắp viết.
Hình tượng cây xà nu nổi bật xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm để nói lên ý chí kiên cường bất khuất của con người Tây Nguyên trong trận chiến với đế quốc Mỹ xâm lược. Để hiểu rõ hơn về hình tượng cây xà nu, mời các bạn cùng theo dõi 17 bài văn mẫu dưới đây. Ngoài ra các bạn xem thêm bài văn phân tích Rừng xà nu, phân tích đôi bàn tay Tnú.
Dàn ý phân tích hình tượng cây xà nu
I. Mở bài
- Giới thiệu một số nét về tác giả: Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên, ông có nhiều tác phẩm viết về con người và mảnh đất này.
- Rừng xà nu được đánh giá là khúc sử thi của Tây Nguyên thời kì chống Mĩ, tái hiện con đường đấu tranh của dân làng Xô Man.
- Bên cạnh hình tượng con người anh dũng, nổi bật là hình tượng cây xà nu.
II. Thân bài
– Đây là hình ảnh trung tâm xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
– Gợi màu sắc, không gian núi rừng Tây Nguyên, gắn với cuộc sống sinh hoạt và những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man:
- Dân làng Xô Man lấy gỗ xà nu, khói xà nu nhuộm đen bảng để học chữ, lửa xà nu chiếu sáng mỗi gian nhà.
- Đuốc xà nu chiếu sáng cho nhân dân chuẩn bị vũ khí để đồng khởi.
- Cả rừng xà nu ưỡn thân mình để bao bọc, bảo vệ buôn làng khỏi những trận bom của địch, hàng vạn cây, không có cây nào là không thương tích.
– Hình tượng cây xà nu mang vẻ đẹp tương ứng, song hành với các thế hệ cách mạng tiếp nối của dân làng Xô Man.
- Những cây cổ thụ đại diện cho lớp người già như cụ Mết: chúng không thể bị quật ngã bởi gió bão, như cụ Mết chính là chỗ dựa tinh thần cho cả buôn làng.
- Những cây xà nu trưởng thành như Tnú, Mai, Dít: vết thương bom đạn mau lành như trên thân thể cường tráng (hình ảnh lưng Tnú bị chém ngang dọc nhưng cũng lành lại thành sẹo rất nhanh).
- Những cây xà nu mới mọc tượng trưng cho hình ảnh thiếu niên như bé Heng: “cây xà nu mới mọc lên khỏi mặt đất đã nhọn như mũi tên, mũi lê”, như bé Heng tuy còn nhỏ đã dũng cảm bước tiếp cha anh.
– Nhận xét: thế hệ này ngã xuống đã có thế hệ khác đứng lên đấu tranh giành tự do “bên cạnh một cây xà nu ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên”.
– Những nỗi đau cây xà nu phải chịu cũng mà con người nơi đây phải trải qua: “có những cây bị chặt ngang mình … ở chỗ vết thương nhựa ứa ra rồi dần bầm lại rồi đặc quyện thành từng cục máu lớn …”:
- Như hình ảnh anh Xút, bà Nhan bị chặt đầu treo lên cây vả
- Mai và đứa con bị tra tấn bằng gậy sắt đến chết
- Hình ảnh 10 đầu ngón tay Tnú bị đốt bằng nhựa xà nu đến mức chỉ còn 2 đốt.
– Là kiểu ẩn dụ độc đáo về sức sống bất diệt, tinh thần bất khuất, sức mạnh vùng dậy của dân làng Xô Man trong phong trào đấu tranh vũ trang.
- Cả ngọn đồi xà nu hàng trăm cây gắn bó với nhau như cộng đồng người Tây Nguyên đoàn kết đánh giặc.
- Cả cánh rừng bạt ngàn không bao giờ sẽ bị khuất phục: “cây mẹ ngã xuống, cây con mọc lên, đố nó giết hết cánh rừng này”.
- Cây xà nu sinh sôi nảy nở, ham ánh sáng mặt trời như người Tây Nguyên chân chất khao khát tự do.
– Kết cấu đầu cuối tương ứng: ở đầu và kết thúc câu chuyện đều là hình ảnh rừng xà nu bạt ngàn, tạo ra không gian sử thi cho tác phẩm.
III. Kết bài
- Cảm nhận hình tượng cây xà nu.
- Khái quát giá trị nghệ thuật: ngòi bút giàu chất sử thi, ngôn ngữ giản dị, đậm chất Tây Nguyên, âm hưởng trang trọng, …
- Khái quát giá trị nội dung: Rừng xà nu là một khúc sử thi văn xuôi hiện đại tái hiện vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, con người và truyền thống văn hóa Tây Nguyên.
Sơ đồ tư duy hình tượng cây xà nu
Phân tích hình tượng cây xà nu ngắn gọn nhất – Mẫu 1
Độc giả biết đến tên tuổi của Nguyên Ngọc qua tác phẩm xuất sắc Đất nước đứng lên của ông. Nhà văn gắn bó với đất nước và con người Tây Nguyên ấy, trong kháng chiến chống Mỹ lại cho ra đời Rừng xà nu. Dưới ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Trung Thành (bút danh mới của Nguyên Ngọc) và bằng bút pháp tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và lãng mạn, đất nước và con người Tây Nguyên chống Mỹ, lại biểu hiện trước mắt độc giả chân chất, dũng cảm, dạt dào lòng yêu nước và tinh thần bất khuất của những ngày đầu chống Mỹ cứu nước.
Ấn tượng sâu đậm trong người đọc chính là nhà văn đã xây dựng nên hình tượng cây xà nu, một loài cây tượng trưng cho sức sống bền bỉ, diệu kỳ của nhân dân làng Xô Man, của nhân dân Tây Nguyên. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn chọn hình tượng tiêu biểu này. Đây chính là sự quan sát có chọn lọc. Đế quốc Mỹ ngay từ những ngày đầu đổ quân vào miền Nam, đã khẳng định sức mạnh dã man muốn hủy diệt sự sống, muốn uy hiếp con người. Ấy thế mà cho dù long gốc, bị chặt đứt ngang cây nhựa đỏ như máu, cây xà nu vẫn biểu hiện cái sức sống bền bỉ, không bom đạn nào có thể phá hủy được. Hàng vạn cây xà nu kết lại thành rừng cũng như hàng ngàn, hàng vạn con người làng Xô Man và Tây Nguyên vẫn anh dũng bám trụ, chiến đấu. Cái sức chịu đựng ấy, cái tinh thần kiên cường ấy chẳng là kỳ diệu đến mức huyền thoại sao?.
Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời… cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng.
Bằng một loạt thủ pháp đặc sắc như nhân hóa (bi thương, nửa thân mình ưỡn tấm ngực lớn), từ gợi cảm (ào ào, tràn trề, ngào ngạt, xanh rờn), so sánh (như mũi tên lao thẳng lên bầu trời)… nhà văn đã diễn tả sức mạnh của cây xà nu như con người Xô Man, trước bom đạn quân thù. Làm sao lửa đạn có thể hủy diệt sức sống mãnh liệt ấy, trái lại những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng…
Cả làng Xô Man như một rừng xà nu, cụ Mết như một cây xà nu lớn. Họ là tượng trưng cho lịch sử, cho truyền thống bất khuất từ thời Đam San, Nơ Trang Long. Cụ Mết là người nuôi giữ khát vọng tự do, cụ nói với Tnú, người tiêu biểu của thế hệ tiếp nối “một cây xà nu” mới lớn căng đầy nhựa sống: “không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta…”. Và khi dân làng khởi nghĩa, “cả rừng Xô Man man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng”.
Trong Đất nước đứng lên, Nguyễn Trung Thành đã xây dựng thành công nhân vật anh Núp bắn Pháp chảy máu. Trong Rừng xà nu, ông lại sáng tạo nên một hình tượng mới: hình tượng cây xà nu. Đọc Rừng xà nu, người đọc có thể quên những chi tiết, những sự việc trong truyện, nhưng hình tượng cây xà nu bất khuất, tiêu biểu cho sức mạnh, cho lòng kiên cường của dân làng Xô Man và Tây Nguyên bất khuất thì không thể phai nhạt trong trí nhớ của mọi người Nguyễn Trung Thành bằng nghệ thuật xây dựng hình tượng này, là một đóng góp mới cho văn học Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
Hình tượng Rừng xà nu học sinh giỏi – Mẫu 2
Nguyễn Trung Thành là nhà văn có duyên nợ gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên. Qua hai cuộc kháng chiến cùng vào sinh ra tử với những người dân nơi đây đã cung cấp cho Nguyễn Trung Thành một vốn hiểu biết vô cùng sâu rộng về mảnh đất âm vang rộn tiếng cồng chiêng trong mùa lễ hội, nơi có những người con trung dũng, kiên cường.
Nếu trong kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Trung Thành – bút danh Nguyên Ngọc nổi tiếng cùng “Đất nước đứng lên”; thì trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là những năm 1965 khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam đang diễn ra gay go ác liệt thì Nguyễn Trung Thành cho ra mắt người đọc truyện ngắn “Rừng xà nu”. Tác phẩm này đã là một bản hùng ca, ca ngợi cuộc sống và con người Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh vĩ đại. Và nổi bật hơn cả trong tác phẩm chính là hình tượng cây xà nu.
Cây xà nu là một hình tượng nhân vật trung tâm trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Xuyên suốt trong tác phẩm ta bắt gặp những cánh rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời. Cây xà nu là một loài cây quen thuộc, có mặt trong cuộc sống hàng ngày của người dân Tây Nguyên. “Củi xà nu cháy trong mỗi bếp lửa gia đình, khói xà nu nhuộm bảng đen cho con trẻ học chữ, đuốc xà nu rọi sáng sân nhà Ưng trong những đêm lễ hội…”. Tất cả mọi hoạt động dù lớn dù nhỏ của người dân Tây Nguyên đều có sự góp mặt của cây xà nu. Sự sống của dân làng Xô Man đều gắn liền với những cánh rừng xà nu.
Khi Nguyễn Trung Thành viết : “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc, chúng nó bắn đã thành lệ, ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác của đồn giặc đều rơi vào những ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn”, nhà văn đã phản ảnh không khí căng thẳng của thời đại, gợi lên sự đối mặt quyết liệt giữa sự sống và cái chết. Nổi bật trên nền bối cảnh ấy, Nguyễn Trung Thành đã đi sâu miêu tả những đặc điểm nổi bật của câu xà nu. Cũng như bao loài cây khác, cây xà nu là một loài cây ham ánh sáng và khí trời “trong rừng ít có loài cây nào sinh sôi nảy nở khỏe đến vậy… ít có loài cây nào ham ánh sáng đến thế” cũng có nghĩa là ham sống, khao khát muốn được vươn lên giữa bầu trời cao rộng.
Thế nhưng trong những năm tháng chiến tranh ác liệt ấy, cũng như bao cánh rừng khác của Việt Nam, rừng xà nu đã bị tàn phá rất dữ dội “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão; ở chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt rồi dần dần bầm lại đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”. Tuy vậy, bất chấp mọi sự tàn phá huỷ diệt của chiến tranh, cây xà nu vẫn vươn lên với một sức sống mãnh liệt “cạnh cây mới ngã gục đã có bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Tư thế vươn lên mạnh mẽ ấy của cây xà nu như để thách thức với bom đạn của chiến tranh “đố chúng nó giết được cây xà nu đất ta”. Sức sống mãnh liệt đã giúp những cánh rừng xà nu vươn lên trong một màu xanh, hiện lên hiên ngang, kiêu dũng như một tráng sĩ “cứ thế hai ba năm sau, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng Xô man”.
Bằng nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, Nguyễn Trung Thành đã dựng lên thật thành công và rõ nét, ấn tượng về hình tượng cây xà nu. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Trung Thành còn đặt hình tượng cây xà nu vào trong quan hệ đối chiếu sóng đôi với con người mảnh đất Tây Nguyên. Nếu cây xà nu là một loại cây ham ánh sáng và khí trời, thì người dân Tây Nguyên yêu tự do, tin vào Đảng, đi theo bước chân cách mạng như muôn cây vẫn hướng vào ánh sáng mặt trời. Nếu cây xà nu bị tàn phá, huỷ diệt bởi đạn bom, khói lửa thì những người dân Tây Nguyên phải chịu bao đau thương mất mát do chính kẻ thù gây ra. Bao nhiêu người bị giặc giết chết như những cây xà nu bị chặt đứt ngang nửa thân mình, bao nhiêu người còn sống mà phải mang trong mình bao nỗi thương đau. Bằng cách miêu tả hình ảnh cây và người trong quan hệ sóng đôi như thế, Nguyễn Trung Thành đã khắc sâu tội ác dã man của kẻ thù để qua đó tác giả giúp ta hình dung rõ hơn những thảm cảnh dân ta phải chịu do bọn giặc gây ra.
Cũng giống như những cánh rừng quê hương, như những con người Việt Nam vẫn ý thức được rằng:
“Gươm nào chia được dòng Bến HảiLửa nào thiêu được dãy Trường SơnCăm hờn lại giục căm hờnMáu kêu trả máu đầu van trả đầu”
Các thế hệ nhân dân Tây Nguyên đã thay nhau tiếp nối đứng lên. ánh sáng của niềm tin “Đảng còn thì núi nước này còn” đã soi đường chỉ lối cho những bước chân đến với cách mạng. Thế hệ này ngã xuống, thế hệ sau tiếp nối đứng lên; anh Sút bà Nhan bị giặc giết, đi thay họ tiếp tế nuôi quân đã có Tnú và Mai. Cứ như thế, các thế hệ người Tây Nguyên đã thay nhau giữ vững ngọn lửa truyền thống, thay nhau giữ vững ý chí đánh giặc kiên cường, để giữ làng, giữ nước của dân làng Xô man nói riêng và của người Tây Nguyên nói chung.
Dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Trung Thành, cây xà nu hiện lên sừng sững, đồng hành với những bước đi, cuộc sống của dân làng Xô man. Gắn bó với cánh rừng anh dũng, kiêu hùng, những người dân Tây Nguyên như được tiếp thêm sức mạnh để đứng lên chiến đấu. Và gắn bó với con người Tây Nguyên ân tình, thuỷ chung, trung dũng như thế. Cây xà nu cũng luôn luôn sánh bước cùng họ để họ có cuộc sống bình yên hơn; để “hầu hết đạn đại bác của đồn giặc đều rơi vào những ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn” chứ không nhằm vào những người dân vô tội lầm than.
Cây xà nu là hình tượng mang đậm chất lý tưởng, tiêu biểu cho phẩm chất, số phận của người dân Tây Nguyên. Hình tượng cây xà nu trong tác phẩm mang đậm chất sử thi, tính hào hùng, nó làm rõ chủ đề tư tưởng của truyện ngắn “Rừng xà nu”. Để xây dựng một hình tượng xà nu như thế, Nguyễn Trung Thành đã sử dụng những câu văn miêu tả, những từ ngữ, hình ảnh chọn lọc đặc sắc, cùng nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, giọng văn miêu tả trong tác phẩm rất linh hoạt.
Hình tượng cây xà nu – Mẫu 3
Mỗi một nhà văn thường khẳng định vị trí của mình trên diễn đàn văn chương bằng một mảnh đất nghệ thuật. Khi bắt gặp mảnh đất nghệ thuật này, ngòi bút của người nghệ sĩ sẽ thực sự thăng hoa. Nếu như Tây Bắc được xem là một “miền đất hứa” với biết bao văn sĩ như Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Nguyễn Khải… thì Nam Bộ lại là mảnh đất nghệ thuật của Nguyễn Thi, Đoàn Giỏi. Nhưng sẽ thật là thiếu sót nếu ta không nhắc tới Nguyên Ngọc, nhà văn cả đời “trung thành” với mảnh đất đỏ bazan, với tiếng cồng chiêng âm vang, hạt bụi vàng lóng lánh. Ông bén duyên với mảnh đất này từ năm 1954 với tác phẩm “Đất nước đứng lên”. “Đất nước đứng lên” kể về cuộc nổi dậy của buôn làng Kông Hoa trong những năm kháng chiến chống Pháp. Qua tác phẩm này, Nguyên Ngọc hứa hẹn là một cây bút xuất sắc viết về đề tài Tây Nguyên. Ông tỏ ra am hiểu mảnh đất này từ thiên nhiên cho tới những phong tục tập quán. Mười năm sau, ông lại có dịp trở lại mảnh đất này và viết nên truyện ngắn nổi tiếng “Rừng xà nu”. Ở một phương diện nào đó, ta có thế thấy “Rừng xà nu” là sự thu nhỏ, cô đặc, chưng cất của tiểu thuyết “Đất nước đứng lên”. Điều gì giúp cho nhà văn thể hiện được cả trăm trang tiểu thuyết chỉ trong vài mươi trang truyện ngắn. Đó là việc Nguyễn Trung Thành đã xây dựng được hình tượng cây xà nu − một loài cây chỉ có ở Tây Nguyên, một loại cây ham ánh sáng đến lạ kỳ.
Có những người suốt đời lặn lội với văn chương mà chẳng để lại cho đời một áng văn hay, một bài thơ đẹp. Phải chăng họ đã không thể xây dựng một hình tượng nghệ thuật vô cùng sống động. Việc xây dựng nghệ thuật mang ý nghĩa sống còn với một người cầm bút chân chính vì họ thường chỉ sống và nói bằng hình tượng. Một sự vật, hiện tượng ở ngoài đời muốn bước vào thơ văn thì phải chân thực như ngoài đời bởi có ý kiến cho rằng: “Nhân vật trong văn học đôi khi thật hơn cả con người thật, nhân vật trong văn học mang đôi cánh của văn học bước ra ngoài đời thật lại là con người thật”. Nhưng chân thực thôi thì chưa đủ, nhà văn phải nâng nó lên một tầm cao mới để mang tính ám chỉ, tính tượng trưng. Đây mới là cái đích của văn chương nghệ thuật. Ta có thể kể tới hình tượng con tàu tượng trưng cho khát khao lên đường của biết bao thế hệ nhà thơ
“Lũ chúng con đầu thai nhầm thế kỷCả một đời u uất bơ vơ”
Trong bài “tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên. Hay như hình tượng “sóng” trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh tượng trưng cho khát vọng tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ. Trong tác phẩm “Rừng xà nu, việc nhà văn xây dựng hình tượng cây xà nu cũng không nằm ngoài quy luật đó.
“Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành là một tác phẩm xuất sắc. Yếu tố làm nên sự xuất sắc của tác phẩm này không gì khác là nhà văn đã xây dựng được hình tượng cây xà nu vô cùng chân thực, sống động. Truyện xoay quanh buôn làng Xô Man ở Tây nguyên. Ở đó có loài cây họ thông, gần giống cây Pơ mu, xa mu của miền Bắc, đó là cây xà nu. Xà nu là cây ham ánh sáng mặt trời, sinh sôi nảy nở rất nhanh. Bằng sự nhạy cảm về nghệ thuật, Nguyễn Trung Thành đã nắm bắt được đặc tính này và đem gắn kết với Tây Nguyên trong bom đạn chiến tranh. Đọc “Rừng xà nu”, ta có cảm giác đang đi giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn với hương thơm ngào ngạt như đọng nắng quê hương. Ta đang đi trên con suối ẩn hiện dưới bóng xà nu. Ta thấy đâu đây những mái nhà nép mình dưới tán cây xà nu. Xà nu là loài cây gắn bó máu thịt với người dân Tây Nguyên. Con người ta sinh ra, lớn lên, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, việc nhà việc cửa cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay đều gắn kết với loại cây này. Vị trí của xà nu trong cuộc sống người dân Tây nguyên phần nào giống với cây tre của đồng bằng Bắc bộ, cây dừa của đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi một đất nước, một xứ sở cũng đều có một loại cây đặc trưng. Sang nước Nga, Ba Lan ta lại bị ám ảnh bởi loài cây Bạch Dương:
“Em ơi Ba Lan mùa tuyết tanĐường bạch dương sương trắng nắng trànAnh đi nghe tiếng người xưa vọngMột giọng thơ ngâm, một giọng đàn”
Đến với Nhật Bản,ta lại choáng ngợp với cây hoa anh đào tươi thắm. Còn một khi về tới Việt Nam − đất nước thiên nhiên nơi đâu cũng hóa hồn người.
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông chaÔi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hóa núi sông ta”
Nếu bạn có dịp ra đồng bằng Bắc bộ, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh “lũy tre làng” ở khắp mọi nơi. Cây tre gắn bó khăng khít trong cuộc sống nhân dân, từ chiếc đũa tre bình dị cho đến những cây gậy tầm vông, cây chông đánh giặc. Chả thế mà Thép Mới đã từng viết “tre ăn ở đời đời kiếp kiếp với người”…Còn khi vào thăm Nam bộ − “thành đồng Tổ Quốc” chúng ta lại có ấn tượng đầu tiên về rặng dừa nơi đây
“Đất quê hương nát bầm vết đạn.Đã nuôi dừa năm tháng xanh tươi.Ôi phải chăng dừa nuốt bao cay đắng!Để trổ ra những trái ngọt cho đời”
Còn một khi bạn đến với Tây Nguyên − mảnh đất đỏ bazan, với tiếng cồng chiêng âm vang, hạt bụi vàng lóng lánh thì hãy nhớ tới “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành − một rừng xà nu đã ưỡn tấm ngực lớn của mình để che chở cho buôn làng Xô Man. Để hình tượng cây xà nu trở nên thuyết phục hơn, Nguyên Ngọc đã khéo léo để cho mỗi bước đi của các nhân vật đều thấp thoáng bóng cây xà nu. Trong tác phẩm này, đã hơn hai mươi lần cây xà nu hiện ra với nhiều diện mạo khác nhau: bốn lần “rừng xà nu”, năm lần “đồi xà nu”, cùng với nó là ngọn xà nu, cây xà nu, dầu xà nu, nhựa xà nu…. Mỗi lần hình ảnh cây xà nu xuất hiện là một lần tính cách của người dân Tây nguyên được bộc lộ. Nắm bắt được các đặc tính của xà nu phần nào đó ta cũng hiểu được tinh thần yêu nước bất khuất của ông cha ta, từ đó ta tự giáo huấn lòng mình. Rất có lý khi có ý kiến cho rằng: “Mỗi tác phẩm văn học chân chính là một lời đề nghị về cách sống”. “Mỗi một tác phẩm văn học chân chính đều có khả năng nhân đạo hóa con người”. “Rừng xà nu” là một tác phẩm như vậy.
Văn học xuất phát từ cuộc đời mà đích đến của văn chương là cuộc sống. Chẳng thế mà Nguyễn Minh Châu đã từng nói: “Văn chương và cuộc đời là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó là con người”. Hay như M.Gorki cũng nói “văn học là nhân học”. Văn học từ xưa cho tới mãi về sau cũng chỉ viết về con người mà thôi. Để phản ánh sức sống bất diệt, bền bỉ của con người Việt Nam trong chiến tranh, mỗi một người nghệ sĩ lại tự đi tìm một hình tượng khác nhau. Nếu nhà thơ Phạm Tiến Duật có “Vầng trăng và quầng lửa” thì Nguyễn Minh Châu lại có “mảnh trăng thượng tuần”. Và Nguyễn Trung Thành đã chọn hình ảnh cây xà nu. Cây xà nu trong tác phẩm này biểu trưng cho tập thể Tây Nguyên anh hùng, bất khuất. Và ở tác phẩm này, nhà văn đã mô tả cây xà nu qua nhiều phương diện.
Ban đầu, nhà văn tập trung mô tả những hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà xà nu phải gánh chịu. Điều này chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đặt xà nu dưới làn mưa bom bão đạn của kẻ thù chính là làm nổi bật lên sức sống mãnh liệt, bất diệt của xà nu. Đầu tiên, hiện lên trong mắt ta là cảnh rừng xà nu dưới tầm đại bác của giặc. “Làng nằm trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng bắn đã thành lệ, ngày hai lần: hoặc sáng sớm, hoặc chiều tối… Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Có những cây nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh gay gắt dưới ánh nắng hè, đen đặc rồi bầm quyện lại thành từng cục máu lớn”. Ở đoạn văn này, Nguyễn Trung Thành chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Nhà văn đã mô tả những thiệt hại mà rừng xà nu phải gánh chịu trong mưa bom bão đạn của quân thù. Đây cũng chính là những hi sinh, mất mát mà đồng bào Tây Nguyên nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng phải gánh chịu trong những năm chiến tranh khốc liệt. Viết về chiến tranh, Nguyên Ngọc đã không hề né tránh viết về cái chết. Đó là anh Xút bị chúng treo cổ lên cây vả đầu làng. Đó là bà Nhan bị chúng chặt đầu treo ở mũi súng. Đó là vợ con Tnú bị chúng dùng gậy sắt tra tấn đến chết. Tất cả là minh chứng cho tội ác chiến tranh của quân xâm lược, lũ bán nước. Nếu thiếu đi hiện thực khốc liệt này thì “Rừng xà nu” chỉ còn là một sự tích đẹp về chiến tranh theo lời nói nhà văn Đỗ Kim Hồi. Mặc dù đứng trong làn mưa bom bão đạn là vậy nhưng rừng xà nu vẫn xanh tốt, như thách thức bom đạn kẻ thù: “đạn đại bác không giết nổi chúng”. “Bên cạnh những cây mới ngã gục đã có bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn như mũi tên vươn thẳng lên bầu trời tiếp lấy ánh sáng”. Đây chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn làm nổi bật lên sức sống mãnh liệt của xà nu. Nếu có ngã gục thì đó chính là điều kiện sống, tiền đề để thế hệ xà nu tiếp theo mọc lên. Người Tây Nguyên cũng vậy. Trong chiến tranh, họ hi sinh rất nhiều, họ phải sống rất khổ cực, khó khăn nhưng trong lòng những người dân nơi đây chỉ có hai chữ “trung thành” với cách mạng mà thôi. Cụ Mết cũng đã khẳng định chắc chắn: “Đảng còn thì núi nước này còn”. Càng gần bom đạn thì xà nu lại càng coi thường bom đạn. Bom đạn hiện ra như một hoàn cảnh thách thức bản lĩnh cứng cỏi, anh hùng của người Việt Nam trong chiến tranh. Đó là những con người
“Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thépXa nhau không hề rơi nước mắtNước mắt để dành cho ngày gặp mặt”
Bom đạn có thể phá hủy mọi cơ sở vật chất dù có kiên cố đến đâu nhưng vẫn không bẻ gãy được sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Những con người vẫn sống, vẫn chiến đấu, vẫn yêu nhau, vẫn đợi chờ và tin tưởng một ngày toàn thắng. Điều này đã thể hiện rõ ở mỗi Tình của Mai và Tnú − những con người đã góp phần viết nên huyền thoại Việt Nam ở thế kỷ hai mươi. Không phải ngẫu nhiên khi nhà văn Nga Ni-cu-lin đã thốt lên rằng: “Người Việt Nam trong chiến tranh họ đẹp hơn ra thì phải?”. Chúng ta may mắn được sinh ra trong thời bình nên không thể chứng kiến được thời kỳ “tiếng hát át tiếng bom”. Nhưng có ý kiến cho rằng: “Những gì chưa đọng lại trong đời thì đọng lại trong văn chương”. Hãy trở về với thơ ca thời kỳ lửa cháy để bắt gặp một rừng xà nu xanh tốt, bạt ngàn chạy tít tới tận chân trời. ta còn bắt gặp “Tiếng bom ở Seng Phan” của Phạm Tiến Duật
“Tôi đứng giữa Seng PhanCao hơn tiếng bom là tiếng suối tiếng đànTiếng mìn công binh đánh đáTiếng điếu cày rít lên thong thảTiếng oai nghiêm xe rú máy trên đườngThế đấy!Giữa chiến trườngTiếng bom nghe rất nhỏ”
Đứng giữa cánh rừng xà nu mãnh liệt sức sống như vậy thì bom đạn của kẻ thù cũng nhỏ như thế mà thôi.
Để khẳng định sức sống bất diệt của xà nu cũng như đồng bào Tây Nguyên trong chiến tranh, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã khéo léo xây dựng hình ảnh cây xà nu thông qua kết cấu của truyện. Ai đã từng đọc truyện ngắn “Rừng Xà nu” đều nhận thấy có hai câu văn tưởng chừng như trùng lặp nhau. Đó là câu văn phần đầu tác phẩm:
“Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp nhau tới chân trời”
Mặc dù hàng ngày, cánh rừng xà nu ấy phải gánh chịu hai trận pháo kích của quân thù nhưng vẫn xanh tốt đến lạ kỳ. Để đến cuối tác phẩm, nhà văn tự hào viết:
“Ba người đứng đó nhìn ra xa, đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp tới tận chân trời”.
Mới đọc qua, chúng ta có cảm giác đây là hai câu văn giống nhau nhưng nếu để ý ta sẽ thấy sự thay đổi về số lượng, cũng như chất lượng của những cây xà nu. Đây là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Thành Trung. Muốn hiểu được sức sống bền bỉ, dẻo dai của xà nu cũng như tinh thần yêu nước của đồng bào Tây Nguyên qua kết cấu này thì ta phải đặt chúng dưới hai góc độ không gian và thời gian.
Nếu để đồi xà nu thành rừng xà nu chạy tít tới tận chân trời thì cần có một khoảng cách về thời gian. Thời gian ấy được đo bằng 21 năm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian khổ. Hai mươi mốt năm đó là hai mươi mốt thế hệ xà nu nhã gục, nhưng cùng với đó là hai mươi mốt thế hệ xà nu vươn lên đón lấy ánh sáng mặt trời. Nhìn rộng ra, đó là hai mươi mốt thế hệ đồng bào Tây Nguyên ra trận. Đó là cuộc chạy tiếp sức của hai mươi mốt thế hệ mang trong mình ngọn lửa sức sống Việt Nam. Cũng như cây xà nu ấy, người Tây Nguyên cũng truyền ngọn lửa sức sống từ đời này sang đời khác, từ lồng ngực của người già sang người trẻ.
“Lớp cha trước, lớp con sauCũng thành đồng chí chung câu quân hành”
Lớp lớp người Tây Nguyên ra trận ào ào như gió thổi mà ở tác phẩm này ta thấy ngọn lửa truyền từ tay anh Quyết − một Đảng viên tới tay Tnú và Mai. Rồi cuộc đời Tnú lại là tấm gương sáng cho thế hệ sau như Dít, Heng noi theo. Đó là những con người viết lên bản hùng ca của Tây Nguyên bất khuất.
“Tôi muốn viết bài thơ trên báng súngCon lớn lên để viết tiếp thay chaNgười đứng dậy viết tiếp người ngã xuốngNgười hôm nay viết tiếp người hôm qua”
Nếu nhìn từ góc độ không gian, ta nhận thấy nhà văn Nguyễn Trung Thành đã chọn buôn làng Xô Man để dùng bút lực của mình viết về tập thể Tây Nguyên anh hùng. Tương ứng với làng Xô Man là những đồi xà nu cạnh con nước lớn. Tuy nhiên, càng đi sâu vào cuộc chiến tranh thì tinh thần yêu nước của đồng bào Tây nguyên không chỉ bó hẹp trong phạm vi làng Xô Man nữa mà mà như sức vươn xa của cây xà nu lan rộng khắp Tây Nguyên.. Nó lan rộng ra cả miền Nam “thành đồng Tổ Quốc”. Truyện ngắn ra đời năm 1965, cũng là năm bàn tay độc ác, đen tối của đế quốc Mĩ vươn ra miền Bắc. Chúng định dùng những “bóng ma”, “pháo đài bay” nhằm đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá. Với kết cấu truyện như vậy, nhà căn đã khẳng định tinh thần “đồng khởi” của dân tộc Việt Nam với mục đích dập tắt cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn bào của đế quốc Mỹ và tay sai. Do vậy, “Rừng xà nu” đã phản ánh một cách trung thực tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên khi có một ý kiến cho rằng: “Rừng xà nu” là sự thu nhỏ, cô đặc của tiểu thuyết “Đất nước đứng lên”. Tuy nhiên, để hiểu sâu kết cấu này, ta nhận thấy “đồi xà nu” ở câu văn thứ nhất so với “rừng xà nu” của câu văn thứ hai thiếu đi sự liên kết. Nhà văn đã mượn hình ảnh này để phản ánh tinh thần đấu tranh từ tự phát cá nhân sang tự giác cách mạng. Khoảng thời gian và không gian ấy chính là đồng bào Tây Nguyên đã giác ngộ nghị quyết mười lăm của Đảng”.
Đứng trong chiến tranh khốc liệt nhưng xà nu vẫn bảo toàn, phát triển. Đó là nhờ vào tính liên kết, tinh thần đoàn kết của các thế hệ xà nu, các lớp người Tây Nguyên. Trong cánh rừng xà nu “nối tiếp nhau tới chân trời” ấy, Nguyễn Trung Thành đã nhận ra có ba lứa cây xà nu bện chặt vào nhau để vượt qua bom đạn. Tương ứng với ba lứa cây đó là ba thế hệ người Tây Nguyên. Nhà văn đã tập trung nhiều bút lực của mình để mô tả lứa cây trưởng thành. Mặc dù mang trên mình đầy thương tích nhưng với sức vóc lớn mạnh đã làm mờ đi vết thương. Những cây xà nu ấy không khác gì những con chim đã đủ lông mao lông vũ, ưỡn tấm ngực lớn của mình che chở cho buôn làng Xô Man. Tương ứng với lứa cây trưởng thành đó chính là thế hệ thanh niên như Tnú và Mai. Bên cạnh lứa xà nu trưởng thành là những cây xà nu đại thụ là chỗ dựa tinh thần của cả cánh rừng xà nu. Những cây xà nu ấy tương ứng với cụ Mết − vị già bản của buôn làng Xô Man. Thông qua lời nói “Chúng nó cầm súng thì mình phải cầm giáo mác” của cụ Mết, Nguyễn Trung Thành đã truyền tải ánh sáng nghị quyết mười lăm của Đảng. Bên cạnh hai lứa xà nu trên còn có những cây xà nu non, vừa nhú khỏi mặt đất đã nhọn hoắt, kiên cường lao lên bầu trời, tiếp nhận ánh sáng. Đó chính là những thế hệ thiếu niên Xô Man như bé Heng, bé Dít. Không phải ngẫu nhiên khi nhà văn viết “Ba người đứng đó….”
Tình thần đoàn kết toàn dân luôn là thứ vũ khí mạnh nhất chúng ta có được trong bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước. Truyện ngắn “Rừng xà nu” đã khẳng định lại chân lý ấy, đồng thời ngợi ca sức sống bất diệt của con người Việt Nam trong chiến tranh. Như vậy, “Rừng xà nu” xứng đáng là linh hồn của tập “trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Và Nguyễn Trung Thành xứng đáng là người chiến sĩ trên mặt trận văn chương cách mạng.
Hình tượng cây xà nu – Mẫu 4
Trải qua hơn 120 năm kháng chiến hào hùng và gian khổ, những trang sử vẻ vang của dân tộc ta đã ghi lại biết bao chiến công lẫy lừng làm rạng danh Tổ quốc, khiến quân thù phải khiếp sợ, khiến cả thế giới phải khâm phục một dân tộc máu đỏ da vàng tuy nhỏ bé nhưng có tầm vóc to lớn. Nhưng để có những chiến công oanh liệt, để đất nước được độc lập, để nhân dân ta được sống trong cảnh hòa bình ấm no, cha anh ta đã phải đánh đổi bằng rất nhiều xương máu, mồ hôi và nước mắt. Trong những năm tháng đế quốc mỹ nhắm đại bác vào vùng núi rừng Tây Nguyên hiền hòa, đã có một dân tộc anh hùng đứng lên ưỡn ngực, vươn mình chống lại quân thù. Tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành khắc họa sâu sắc hình ảnh những người con kiêu hùng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, mà trong đó nổi lên với hình ảnh cây xà nu đẹp đẽ có ý nghĩa biểu tượng to lớn, là đại diện cho từng người dân làng Xô Man chống giặc, là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và nhiều phẩm chất cao đẹp của người dân Tây Nguyên.
Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, còn có bút danh khác là Nguyên Ngọc, ông sinh năm 1932, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Ông gia nhập quân đội vào năm 1950, lúc đang còn là học sinh trung học, có mặt tại chiến trường Tây Nguyên trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nguyễn Trung Thành sáng tác nhiều thể loại từ truyện ký, tiểu thuyết, đến truyện ngắn, tùy bút,…Các sáng tác của ông mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, nội dung chủ đề tập trung viết về 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, về những vấn đề mang tính trọng đại lịch sử của dân tộc, đặc biệt ông viết rất nhiều về vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió. Rừng xà nu nằm trong tập truyện ký Trên quê hương những anh hùng Điện ngọc, viết vào năm 1965, khi quân Mỹ Diệm tràn vào miền Nam càn quét bắn phá ác liệt.
Hình tượng rừng cây xà nu xuất hiện nổi bật và xuyên suốt chiều dài tác phẩm, mở ra là rừng xà nu bạt ngàn và kết thúc tác phẩm cũng là hình ảnh rừng xà nu chạy dài đến tận chân trời. Không những thế, hình ảnh cây xà nu còn trải kín cả tác phẩm, có đến hơn 20 lần trong toàn tác phẩm, điều ấy đã tái hiện lại những vẻ đẹp kỳ thú đặc trưng của mảnh đất Tây Nguyên, đồng thời mang ý nghĩa biểu tượng về sức sống và vẻ đẹp của những con người Tây Nguyên.
Bằng bút pháp tả thực, Nguyễn Trung Thành đã cho thấy hình ảnh cây xà nu trở đi trở lại và gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người Tây Nguyên, có mặt trong đời sống hằng ngày của người dân nơi đây, ngọn lửa xà nu “dần dật cháy” trong bếp của mỗi ngôi nhà, khói xà nu làm bảng học cho Tnú và Mai. Hình ảnh cả cánh rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra để che chở cho làng Xô Man bởi “Làng nằm trong tầm đại bác của giặc”, giống như người cha che chở cho đứa con nhỏ của mình, như nhà thơ Tố Hữu đã viết trong bài thơ Việt Bắc rằng: “Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”, gắn bó, ân tình.
Không chỉ có mặt trong cuộc sống hằng ngày mà cây xà nu còn tham dự vào trong những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man. Trong đêm mà vợ con Tnú bị giặc bắt giữ, đống lửa xà nu đã để Tnú nhìn rõ ràng cảnh kẻ thù hành hạ vợ con, rồi thì chính nhựa xà nu lại thiêu đốt 10 ngón tay của Tnú như mười ngọn đuốc, điều ấy đã trở thành giọt nước tràn ly, cổ vũ dân làng Xô Man đứng lên đấu tranh giết mười tên giặc ác ôn để giải cứu Tnú và lập lên chiến công đầu tiên trong cuộc chiến chống lại kẻ thù của dân làng. Từ đây người làng Xô Man đã mạnh mẽ đứng lên, không còn do dự chần chừ, bởi chỉ có đấu tranh chỉ có cách dùng vũ lực thì mới có thể có một cuộc sống tốt hơn, mới có thể bảo vệ được dân làng và đất nước. Hình ảnh của cây xà nu cũng trở lại trong đêm Tnú về thăm làng, đuốc xà nu lại dẫn đường cho người dân khắp làng Xô Man cùng tụ tập về nghe cụ Mết kể về cuộc đời của Tnú, câu chuyện một đời người kể trong một đêm, ánh lửa xà nu càng trở nên thiêng liêng và đậm tính sử thi. Thêm vào đó hình ảnh xà nu còn thấm vào nếp cảm, nếp nghĩ thấm vào cả lối tư duy và cách nói của người dân Tây Nguyên, những tính chất vẻ đẹp của cây đã trở thành thước đo để khắc họa lần lượt hình ảnh của cụ Mết, của Tnú, Mai, và nhiều người dân làng Xô Man khác.
Với bút pháp tượng trưng, hình ảnh cây xà nu lại là biểu tượng cho số phận và phẩm chất của người dân Tây Nguyên. Nói về số phận của người dân làng Xô Man, mở đầu tác phẩm Nguyễn Trung Thành viết “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương” ấy là một cảnh tượng ám ảnh về một rừng cây tan hoang bởi đại bác của quân thù, trầy trợt đầy những thương tích. Đến gần hơn, hình ảnh tang thương của cây xà nu càng thêm rõ ràng, “Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão”, từ miệng vết thương ấy ứa ra thứ nhựa “tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh”, “bầm lại quyện đen thành những cục máu lớn”, như vậy đối với tác giả xà nu cũng giống như một con người cũng có máu thịt, cây cũng bị thương, nhựa cây chảy ra được ví là máu huyết của sinh thể, những hòn máu đọng đem lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc về loài cây anh hùng, bất khuất. Nhưng đấy là những cây may mắn, kiên cường còn có thể lành miệng và tiếp tục sinh dưỡng, xấu số hơn có những cây con mới đến ngang tầm ngực người, đã bị đại bác nã phải gãy làm đôi “nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết”. Cách miêu tả chân thực sống động đến từng chi tiết đã tái hiện thật tang thương cảnh cây xà nu ngã xuống vì bom đạn. Suy rộng ra, cũng giống như cả cánh rừng mang đầy thương tích và mất mát ấy, người dân làng Xô Man cũng phải chịu biết bao hy sinh, bao nỗi đau thương cùng cực, bao người dân đã ngã xuống: Anh Xút, bà Nhan, Mai và con của cô với Tnú, tất cả đều hi sinh một cách đầy thương tâm dưới bàn tay độc ác của kẻ thù. Những người còn sống cũng lại mang đầy thương tích trên thể xác và cả tâm hồn, tấm lưng của Tnú với chằng chịt vết dao chém, mười ngón tay bị giặc đốt đều cụt một đốt, đau đớn hơn anh còn phải gánh chịu nỗi đau tận mắt nhìn vợ con bị giặc đánh chết mà không thể làm gì được.
Không chỉ là biểu tượng cho số phận của con người Tây Nguyên, cây xà nu còn là biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp của người dân nơi đây. Xà nu là một loài cây khao khát ánh sáng đến lạ kỳ “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh sáng”, đó cũng chính là biểu tượng cho tình yêu tự do, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người Tây Nguyên. Thêm nữa, xà nu còn có khả năng sinh sôi mãnh liệt “cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên , ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên trời”. Đó là biểu tượng cho sự tiếp nối liên tục và mạnh mẽ của người dân làng Xô Man, anh Quyết hy sinh đã có Tnú về thay thế, anh Xút bị giết đã có bà Nhan thay công việc nuôi bộ đội, bà Nhan chết thì đã có lớp trẻ con thay thế, Mai chết thì đã có em gái của Mai tiếp bước chị, và còn cả chú bé Heng. Thế hệ trước luôn có sự chuẩn bị là bước đệm cho thế hệ sau được vươn lên mạnh mẽ và tiến xa hơn trong con đường cách mạng.
Cây xà nu còn mang trong mình một sức sống bất diệt, mạnh mẽ vô cùng “có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”. Hình ảnh bất diệt của cây xà nu khiến ta lập tức nghĩa đến Tnú tiêu biểu cho lớp anh hùng của làng Xô Man, anh chịu biết bao đau đớn thương tật nhưng anh vẫn sống vẫn hoạt động cách mạng một cách sôi nổi, giặc không bắt được anh, không giết được anh, người anh hùng của vùng đất Tây nguyên. Trong sự khốc liệt, tàn bạo của chiến tranh thì sự sống vẫn vươn lên và chiến thắng cái chết, sức sống mãnh liệt, bất tử của rừng xà nu đã đại diện cho tinh thần bất khuất, kiên cường của người dân Tây Nguyên trong những năm tháng chiến tranh ác liệt.
Nguyễn Trung Thành với nghệ thuật xây dựng hình tượng xuất sắc, điểm nhìn đậm chất điện ảnh khiến cho hình tượng cây xà nu hiện lên một cách thật chân thực và sắc nét. Đôi lúc tác giả đã không kìm được mà bộc lộ những cảm xúc cá nhân thật mạnh mẽ, niềm bất ngờ, tự hào về loài cây đặc sắc. Bằng bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn nhà văn đã gây dựng thật xuất sắc vẻ đẹp của cây rừng xà nu biểu tượng cho vẻ đẹp của con người Tây Nguyên, mở một cánh cửa dẫn người đọc vào thế giới của con người nơi đây, tiêu biểu là nhân vật Tnú.
Hình tượng cây xà nu – Mẫu 5
Tây Nguyên là mảnh đất của văn hóa cồng chiêng và những pho sử thi đồ sộ. Chính mảnh đất này đã thổi hồn vào những trang viết của Nguyễn Trung Thành và để lại nhiều dấu ấn qua “Rừng xà nu”, “Đất nước đứng lên”… Truyện ngắn “Rừng xà nu” ra đời vào mùa hè 1965 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang đến hồi ác liệt. Tác phẩm để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi hình tượng cây xà nu – tiêu biểu cho thiên nhiên và con người Tây Nguyên kiêu hùng, bất khuất.
Tác phẩm “Rừng xà nu” ra đời vào thời điểm mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ. Tác phẩm được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Bối cảnh của thiên truyện là mảnh đất Tây Nguyên với những con người anh hùng, kiên trung, bất khuất.
Hình tượng cây xà nu được tác giả miêu tả xuyên suốt trong toàn bộ câu truyện. Trong truyện ngắn này, nhà văn không chỉ mở đầu và kết thúc truyện bằng hình ảnh rừng xà nu “bát ngát đến tận chân trời” mà còn gần hai mươi lần nói đến “rừng xà nu”, “cây xà nu”, “nhựa xà nu”, “lửa xà nu”, “đuốc xà nu”… Xà nu gắn bó với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thân thuộc với dân làng: ngọn lửa xà nu nấu ăn trong mỗi bếp, lửa xà nu cháy bập bùng trong nhà Ưng tập trung cả dân làng để nghe cụ Mết kể về cuộc đời Tnú. Khói xà nu đen nhẻm thân hình lũ trẻ; khói xà nu còn làm tấm bảng đen cho anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ cụ Hồ…
Xà nu còn tham dự vào những sự kiện quan trọng của cuộc sống làng Xô-man: ngọn đuốc xà nu cháy sáng trên tay cụ Mết dẫn cả dân làng đi vào rừng sâu lấy giáo mác chuẩn bị cho cuộc nổi dậy. Đêm đêm cả dân làng thức mài vũ khí dưới ánh đuốc xà nu. Giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu… Bởi vậy, tác phẩm đặt tên gọi là Rừng xà nu là rất hợp lý.
Hình tượng cây xà nu qua ngòi bút Nguyễn Trung Thành đã trở thành một thành lũy vững vàng bảo vệ cuộc sống cho buôn làng Xô Man: Mỗi ngày giặc bắn đại bác ba lần vào làng nhưng làng Xô Man vẫn bình yên vì “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn”. Đổi lại, vì bảo vệ cho dân làng nên cánh rừng xà nu lại chịu nhiều đau thương mất mát: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có những cây bị đạn đại bác chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão”. Ở chỗ khác, nhà văn miêu tả kỹ hơn: “Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người đã bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi, ở những cây này nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, chỉ năm mười hôm là cây chết ”.
Bằng nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ tượng trưng tác giả nói lên được nỗi đau thương mất mát của dân làng Xô Man và tố cáo tội ác của kẻ thù . Viết về nỗi đau của cây mà ta cứ ngỡ như nỗi đau của con người. Mỗi một cây ngã xuống ta cứ ngỡ như một người Xô Man ngã xuống. Phải chăng đó là hình ảnh của anh Xút, bà Nhan, mẹ con Mai, anh Quyết… những người đã ngã xuống vì chính nghĩa dưới bàn tay tàn bạo của kẻ thù. Nhưng trong đau thương, cây xà nu vẫn hiện lên bởi những vẻ đẹp thăng hoa đến sững sờ. Đẹp trong dáng ngã kiêu hùng, bất khuất “đổ ào ào như một trận bão”. Đẹp bởi đường nét, màu sắc, hình khối , trong đau thương mà vẫn hiện hữu hương thơm và ánh sáng “nơi chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề thơm ngào ngạt long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành cục máu lớn”.
Cây xà nu có sức sống mãnh liệt là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống và phẩm chất người dân Xôman nói riêng, Tây Nguyên nói chung: bằng bút pháp miêu tả tác giả đã mang đến cho người đọc sức sống hoang dại, mãnh liệt của rừng xà nu: “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”.
Đau thương nối đau thương, sự sống nối tiếp sự sống, mà sự sống của xà nu là bất diệt, bất tử, không một thế lực nào, không mưa bom bão đạn nào của kẻ thù có thể hủy diệt được. Như một mẫu số nhân “một ngã” thì “bốn năm cây con mọc lên” thách thức, kiêu hãnh. Đúng như lời cụ Mết đã khẳng định “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên, đố chúng nó giết hết được cả rừng xà nu này”.
Thế hệ này ngã xuống, thế hệ khác đứng lên thay thế, tiếp tục chiến đấu với kẻ thù. Con người Xô man cũng vậy: anh Xút bà Nhan hi sinh thì có thế hệ của Mai và Tnú lớn lên tiếp tục xông pha vào mưa bom bão đạn để viết tiếp trang sử của làng. Mai ngã xuống khi tuổi xuân và hạnh phúc đang căng nồng thì Dít lớn lên nhanh chóng trở thành bí thư chi bộ. Rồi thế hệ bé Heng đang tiếp bước cha anh. Tất cả tạo nên một đội ngũ trùng điệp.
Vẻ đẹp nữa của cây xà nu đó là loài cây ham ánh sáng mặt trời, yêu tự do. Sự sống của nó chính là sự vươn lên để sinh tồn. Dựa vào đặc điểm đó Nguyễn Trung Thành lại thêm một lần nữa khiến người đọc phải rung động trước những câu văn đầy ánh sáng và hương thơm. Cây xà nu rất ham ánh sáng và khí trời: “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, vô số những hạt bụi vàng bay ra từ nhựa cây thơm mỡ màng”. Đó chính là tiếng gọi của tình yêu tự do. Cũng như Tnú, như dân làng Xô-man yêu tự do, khát khao ánh sáng nên họ đã cầm giáo, cầm gươm quyết tâm bảo vệ vùng trời tự do ấy.
Và ở rừng xà nu còn xuất hiện những cây khác vững chãi, không chịu khuất phục trước giông bão, đạn bom của kẻ thù: “Có những cây xà nu cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ, đạn đại bác không giết nổi chúng. Những vết thương của chúng chóng lành như trên một cơ thể cường tráng. Cứ thế ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình che chở cho cả dân làng”. Hình ảnh ấy của cây rừng xà nu khiến ta liên tưởng đến hình ảnh của cụ Mết, của sức sống Tnú, của Dít…
Đó là vẻ đẹp của bức thành đồng kiên cố, tấm lá thép vĩ đại của làng Xô man. Vì vậy mà suốt năm năm chưa hề có cán bộ nào bị giặc bắt hoặc chết trong rừng làng này. Bởi rừng xà nu đã mang tầm vẻ đẹp “Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”. Tất cả nối tiếp nhau tạo thành một đội ngũ trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau chạy đến tận chân trời.
Tương đồng với vẻ đẹp của rừng xà nu chính là vẻ đẹp của con người Xô-man kiêu hùng bất khuất. Bên cạnh ý nghĩa tả thực, rừng Xà Nu còn mang tính biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên. Phải chăng đó là vẻ đẹp của cụ Mết, người truyền và giữ ngọn lửa tinh thần cách mạng với chân lí ngời sáng “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Là vẻ đẹp của người anh hùng Tnú với tinh thần kìm nén đau thương để biến thành sức mạnh quật khởi. Là vẻ đẹp của Dít với đôi mắt mở to trong suốt, bình thản, ngày Mai chết, Dít như cây xà nu nhanh chóng trưởng thành, nhanh chóng trở thành bí thư chi bộ cùng cụ Mết lãnh đạo dân làng Xô Man đánh giặc. Vẻ đẹp của bé Heng, thế hệ xà nu măng non, chưa trưởng thành nhưng tinh thần thì đã “nhọn hoắt như những mũi lê”…
Có thể nói hình tượng xà nu nổi bật xuyên suốt tác phẩm, câu chuyện mở ra trong vẻ đẹp mãnh liệt của sự sống trước đau thương mất mát để rồi khép lại vẫn là hình ảnh hào hùng của sự thách thức . Bên cạnh “bốn năm cây xà nu đã bị đánh ngã đã có vô số những cây con đang mọc lên”. Mới mọc thôi nhưng tinh thần chiến đấu lại rất mãnh liệt “Có những cây mới nhú khỏi mặt đất nhọn hoắt như những mũi lê”.
Tóm lại, hình tượng xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trung Thành. Nó được dùng như một ẩn dụ gợi cho người đọc nghĩ đến con người Tây Nguyên yêu tự do, dồi dào sức sống, bất khuất kiên trung, thủy chung với Cách mạng. Như thế là hình tượng cây xà nu đã được tác giả đưa lại cho biết bao ý nghĩa mới mẻ giàu tính chất thẩm mỹ và ý nghĩa nhân sinh, trở thành linh hồn tác phẩm.Vì vậy, tác giả đã đặt cho truyện của mình cái tên thật có ý nghĩa: “Rừng xà nu”.
Hình tượng cây xà nu – Mẫu 6
Truyện ngắn Rừng xà nu được tác giả sáng tác vào khoảng giữa năm 1965, khi cuộc đối đầu giữa nhân dân miền Nam với bè lũ Mĩ – ngụy đã bước vào giai đoạn gay go, ác liệt. Tác giả đã khéo léo lồng ghép nỗi đau mất mát vợ con của Tnú vào nỗi đau chung của dân làng. Họ đau đớn vì mất nước, mất đi sự tự do của chính mình và đó cũng chính là ngòi nổ châm lửa cho phong trào đấu tranh của người dân làng Xô man bùng cháy. Sự khắc nghiệt của chiến tranh như thứ lửa thử vàng để thử phẩm chất của con người Tây Nguyên. Càng khó khăn, càng gian khổ họ càng kiên cường, bất khuất.
Câu chuyện về lòng yêu nước của từng thế hệ người dân làng Xô man được kể bằng chất giọng ồm ồm của cụ Mết. Cụ là người cao tuổi đã sống rất lâu ở mảnh đất ấy. Cụ đã cùng mảnh đất và con người nơi đây trải qua bao khó khăn, bao mất mát và cả những đau khổ. Tác giả đã khéo léo xây dựng một số hình tượng nhân vật đại diện cho các thế hệ dân làng Xô man nối tiếp nhau trong cuộc chiến đấu chống quân thù: từ cụ Mết đến Tnú, đến Mai rồi đến Dít, Heng…
Nhà văn đã chọn rừng xà nu làm bối cảnh chính cho câu chuyện bởi lẽ với ông cây xà nu và người dân Tây Nguyên kiên cường kia có nhiều điểm tương đồng. Xà nu là loại cây cao lớn, có sức sống trường tồn đến lạ kì. Loài cây ấy mang sức sống mãnh liệt y như người dân Tây Nguyên vậy.
Lật dở những trang đầu tiên của truyện người đọc như bị cuốn hút vào khung cảnh hoang tàn, tan nát của rừng xà nu khi ngày nào cánh rừng ấy cũng bị mưa bom bão đạn của quân thù tàn phá, nhưng trái ngược với những đau thương đó là hình ảnh những cây xà nu kiên cường bất khuất, những thế hệ cây con vẫn nảy mầm và vươn lên xanh tốt cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.
Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn” cũng có khi “có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã”.
Tác giả đã làm xao xuyến trái tim người đọc bằng những câu văn dạt dào cảm xúc xen vào đó là cả lòng khâm phục của tác giả với chính loài cây hiên ngang ấy cũng như đối với người dân Xô man. Bằng những áng văn của mình tác giả đã đưa mọi thế hệ bạn đọc được về tận rừng xà nu để cảm nhận từng vết thương đang rỉ máu mà hàng ngày loài cây ấy đang phải hứng chịu. Bằng tình yêu của mình nhà văn đã thổi hồn cho rừng xà nu thành những chiến sĩ tự vệ đang ngày đêm bảo vệ cho người dân làng Xô man.
Dù máu có đổ, dù tính mạng có bị đe dọa thì những chiến sĩ tự vệ ấy vẫn luôn một lòng trung thành không bao giờ đổi thay Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Trung Thành cánh rừng xà nu như được hồi sinh, nó bỗng trở nên có màu sắc, hương vị và tỏa ra những ánh sáng hào quang của riêng mình. Cánh rừng xà nu ấy là hiện thân cho người dân làng Xô man nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung bất khuất, kiên cường và trung thành tuyệt đối.
Làng Xô man mà tác giả đưa bạn đọc đến nằm ở trong tầm đại bác của giặc vậy nên cuộc sống nơi đây luôn gặp nguy hiểm, cái chết luôn dình dập và chuyện chết chóc bỗng trở nên bình thường không có gì phải sợ sệt. Bởi vậy mà rừng xà nu vừa là hiện thân của cái đẹp vừa là hiện thân cho sức sống bền bỉ và kiên cường mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng. Cả cánh rừng hàng vạn cây ấy không cây nào là không bị thương, không cây nào tránh khỏi tầm ngắm của đại bác vậy mà chúng vẫn hiên ngang, những vết thương đang rỉ máu kia dù có mất đến một hay vài tháng để lành thì cũng không thể làm những cây xà nu cao lớn kia lùi bước trước mưa bom bão đạn quân thù. Trong cánh rừng rộng lớn ấy có hàng ngàn hàng vạn cây xà nu ở nhiều thế hệ khác nhau đang cùng nhau vươn lên chống lại quân thù cũng giống như rất nhiều thế hệ yêu nước đang lớn dần lên trong làng Xô man như bé Dít, Heng.
Tác giả Nguyễn Trung Thành đã hai lần nhắc tới hình ảnh rừng xà nu. Câu chuyện mở đầu bằng hình ảnh rừng xà nu và kết thúc cũng bằng hình ảnh rừng xà nu: “Đứng ở đồi xà nu cạnh con nước lớn, nhìn đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời”. Lối kết mở của truyện khiến cho người đọc có những suy diễn riêng của mình về từng nhân vật cũng như về làng Xô man anh hùng. Sức mạnh của những cây xà nu kia cũng chính là sức mạnh của tinh thần đoàn kết, của sức sống kiên cường của người dân Tây Nguyên nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.
Rừng xà nu quen thuộc đã thành biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và bất khuất. Từ biểu tượng cho thiên nhiên, rừng xà nu mở rộng thành biểu tượng của đời sống con người. Cây xà nu hiện diện trong đời sống hằng ngày của người dân làng Xô man và dường như đã trở thành hơi thở trong mỗi trái tim con người nơi đây ngọn lửa xà nu bập bùng cháy trong bếp mỗi nhà, trong đống lửa lớn giữa nhà ưng, nơi tập trung của dân làng; nhựa xà nu rừng rực cháy trên ngọn đuốc giữa đêm trường, khói xà nu quét đen tấm bảng cho anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ… Cây xà nu đã trở thành một người dân của buôn làng, được vinh dự tham dự vào những chuyện trọng đại của làng.
Trong buổi họp chuẩn bị cho đêm đồng khởi cụ Mết và dân làng đã cùng nhau vào rừng lấy giáo mác dưới ánh đuốc xà nu, ánh đuốc ấy như soi đường chỉ lối cho dân làng đến gần với cách mạng, với chiến thắng. Đêm đêm, ánh đuốc xà nu ấy thắp sáng màn đêm để dân làng mài vũ khí phục vụ kháng chiến. Bọn giặc tàn độc kia đã dùng giẻ tẩm dầu xà nu để đốt cháy mười đầu ngón tay Tnú, và chính ngọn lửa ấy đã chia vui cùng dân làng khi đã soi rõ được những xác chết của bọn phản loạn, bán nước hại dân.
Nhựa sống của rừng xà nu dường như đã truyền sang tới khắp cơ thể của người dân Xô man. Họ luôn vững vàng, luôn sẵn sàng chiến đấu trước mưa bom bão đạn quân thù. Họ mãi mãi sát cánh bên nhau như những lứa xà nu ông, bà, bố, mẹ, con, cháu… Nhựa sống ấy tiếp thêm cho dân làng sinh lực để chiến đấu, để mơ ước về một ngày mai tươi sáng trong tương lai.
Nguyễn Trung Thành đã miêu tả một cách xuất sắc và thành công về hình tượng cây xà nu. Cây xà nu đã trở thành linh hồn của tác phẩm, là hiện thân cho tinh thần chiến đấu bất khuất của người dân Tây Nguyên. Nhà văn đã thổi hồn cho loài cây ấy trường tồn mãi mãi, không bao giờ khuất phục trước mưa bom bão đạn, khiến kẻ thù phải nghiêng mình kính nể. Chắc chắn dù mười năm hay ngàn năm sau đi nữa loài cây mang tên xà nu ấy còn tồn tại mãi mãi trong trái tim độc giả.
………….
Tải file tài liệu để xem thêm bài văn phân tích rừng xà nu
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!